Bảo đảm an ninh an toàn trong nhà hàng là một trong những mối quan tâm lớn khi kinh doanh lĩnh vực F&B. Bởi lẽ, tại nhà hàng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro rình rập, nếu lơ là bỏ qua có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Cùng bePOS tìm hiểu các nguyên nhân gây mất an toàn trong nhà hàng và các quy tắc phòng tránh nhé!
Những rủi ro về an ninh an toàn trong nhà hàng
Rủi ro về vệ sinh thực phẩm
Vệ sinh thực phẩm là một trong những mối nguy ảnh hưởng đến an ninh an toàn trong nhà hàng:
- Rủi ro về vi khuẩn, nấm mốc, nấm men, vi rút, đại thực vật, các chất độc tố,…
- Rủi ro về các chất tẩy rửa, chất khử trùng, chất phụ gia thực phẩm,…
- Rủi ro về các loại động vật gây hại, ký sinh trùng, như chuột, bọ chét, ve,…
- Nguyên liệu nhập về kho không đạt tiêu chuẩn, bảo quản không đúng cách khiến nguyên liệu mất chất lượng như ban đầu.
- Nhân viên không tuân thủ quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, như không đeo bao tay, không vệ sinh đúng cách.
Rủi ro cháy nổ
Cháy nổi là một trong các nguyên nhân gây mất an toàn trong nhà hàng khiến nhiều nhà quản lý “đau đầu”. Lý do bởi, nhà hàng là nơi tập trung nhiều vật dụng có nguy cơ cháy nổ, như bếp nấu, bình ga,… Trong khi đó, nhiều nhà hàng, quán ăn chưa thực sự chú trọng đến khâu phòng cháy chữa cháy, nhất là những nhà hàng quy mô nhỏ lẻ. Hệ thống phòng cháy chữa cháy nếu có thì vẫn còn sơ sài, hạn chế.
Rủi ro về an toàn lao động trong nhà hàng
Tai nạn lao động ảnh hưởng trầm trọng đến an ninh an toàn trong nhà hàng. Tai nạn lao động là những sự cố rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động, gây thiệt hại về sức khỏe, thậm chí tính mạng cho nhân viên nhà hàng. Một số mối nguy về an toàn lao động nhà hàng có thể kể đến là:
- Các mối nguy về cháy, bỏng khi tiếp xúc với vật dụng nấu ăn, vật dụng nóng.
- Các mối nguy khi tiếp xúc với vật dụng nấu ăn sắc nhọn, như dao, máy cắt thịt,…
- Các mối nguy về sử dụng chất hóa học có độc cho người sử dụng.
- Các mối nguy về trơn ngã, va chạm khi nhân viên làm việc.
Rủi ro trộm cắp và mất cắp
Tinh trạng trộm cắp cũng là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn trong nhà hàng, nhất là tại thành phố lớn. Đã có nhiều trường hợp khi không có phương tiện giám sát, kẻ gian đã lấy trộm tiền ở quầy thu ngân, hoặc lấy trộm tài sản của khách hàng khác. Không chỉ kẻ gian, mà trong chính đội ngũ nhân sự cũng tồn tại rủi ro gây mất an toàn an ninh trong nhà hàng, như lấy cắp nguyên liệu trong kho, đánh cắp thông tin mật,…
Rủi ro liên quan tới khách hàng
Một mối nguy khác nhiều người bỏ qua, nhưng vẫn có thể gây mất an ninh an toàn trong nhà hàng, là rủi ro về khách hàng. Nhà hàng là nơi tập trung đông người, dễ xảy ra xích mích, đặc biệt nếu khâu quản lý của nhà hàng chưa tốt. Chẳng hạn, có không ít trường hợp khách hàng đến chờ quá lâu nhưng chưa được phục vụ, dẫn đến cãi cọ với nhân viên.
Ngoài ra, vấn đề bảo mật thông tin cũng là yếu tố quan trọng. Nhiều khách hàng than phiền, thông tin cá nhân họ cung cấp cho các cơ sở kinh doanh bị rò rỉ và bị bán cho bên thứ ba. Ngoài ra, nếu bảo mật thông tin khách hàng kém, thì đối thủ cạnh tranh sẽ tận dụng được nguồn thông tin đó để lôi kéo khách hàng về phía mình.
Các tai nạn thường gặp trong nhà hàng
Trong thực tế, các tai nạn thường gặp trong nhà hàng vô cùng khó lường, gây bất ngờ. Việc sử dụng thiết bị hiện đại, kinh doanh theo mô hình mới hoặc sáng tạo cách nấu nướng độc đáo cũng có thể tiềm tàng rủi ro mà nhà quản lý chưa có phương án chuẩn bị. Để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ ràng, cụ thể hơn, bePOS sẽ liệt kê lại danh sách một số tình huống mất an ninh an toàn trong nhà hàng:
Nhóm rủi ro an ninh an toàn | Các tai nạn thường gặp trong nhà hàng |
An toàn vệ sinh thực phẩm | Các hóa chất tẩy rửa bị rây ra khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm |
Thực phẩm để trong khu bảo quản tỏa ra mùi bất thường | |
Thịt cá có màu sắc khác thường | |
Máy móc, thiết bị bảo quản thực phẩm bất chợt bị hỏng | |
Phát hiện thực phẩm bảo quản đã quá hạn sử dụng | |
Khu vực bảo quản thực phẩm bị mất điện bất ngờ | |
Đang nấu ăn thì bị cháy nồi, cháy đáy chảo | |
Rủi ro cháy nổ trong nhà hàng | Hệ thống điện nhà hàng bị quá tải, chập cháy, nóng chảy |
Rò rỉ ga từ bếp nấu, bình ga hết hạn | |
Các thiết bị điện tử bị chập cháy, ví dụ tủ lạnh, bếp điện, lò nướng | |
Sử dụng bếp cũ gây ra đám cháy | |
Khách hàng hoặc nhân viên vứt tàn thuốc lá gần khu vực dễ cháy | |
Rủi ro về an toàn lao động | Bị dao cắt vào tay, hoặc bị bát đĩa vỡ cắt vào tay |
Bị bỏng do xoong nồi nóng, hoặc do dầu chiên rán | |
Trơn ngã do sàn nhà ướt, do vấp phải vật cản hoặc bước hẫng ở bậc thang | |
Rủi ro về trộm cắp, mấp cắp | Khách hàng bị kẻ xấu móc túi |
Kẻ gian giả dạng ăn xin, bán hàng rong để tiếp cận khách hàng và lừa đảo | |
Khách hàng, nhân viên bị mất xe | |
Rủi ro liên quan đến khách hàng | Khách hàng xích mích dẫn đến cãi nhau, đánh nhau |
Khách hàng tranh cãi, gây gổ với nhân viên | |
Thông tin khách hàng bị đánh cắp |
Quy tắc giúp đảm bảo an ninh an toàn trong nhà hàng
Quy tắc nấu nướng an toàn
Nhiệm vụ đầu tiên để đảm bảo an ninh an toàn trong nhà hàng là tuân thủ các quy tắc nấu nướng, cụ thể:
- Nhân viên khi chế biến món ăn phải đặt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu, đồng thời đã được huấn luyện về cách phòng cháy chữa cháy,.
- Khi mở nắp vung nồi, phải thật cảnh giác tránh rủi ro hơi nóng phả vào mặt gây bỏng.
- Các miếng bắc nồi nên dùng vật liệu chống lửa, những vật dễ bắt lửa như tạp dề, giấy, gỗ, nên được đặt xa khu vực có nhiệt độ cao.
- Phải cảnh báo mọi người khi đang cầm trên tay vật dụng nóng, dễ vỡ, dễ gây bỏng,…
- Nên sử dụng những xoong, nồi, chảo có tay cầm chắc chắn, dùng khăn khô cầm vật nóng để tránh trơn trượt, làm đổ, gây nguy hiểm cho chính bản thân và những người xung quanh.
- Phải có lối thoát hiểm nếu thuộc diện được pháp luật quy định. Hiện nay, luật chủ yếu quy định lối thoát hiểm cho các công trình cao tầng, khu trung tâm thương mại, chung cư, bệnh viện, khách sạn,… Hiện nay, nhà nước vẫn đang nghiên cứu và tìm cách hoàn thiện quy định thoát hiểm cho các công trình nhà riêng lẻ.
Quy tắc sử dụng vật sắc nhọn trong nhà hàng
Các vật sắc nhọn cũng là một mối nguy cho an ninh an toàn trong nhà hàng, để tránh thì bạn cần:
- Sử dụng bát đĩa có sức bền, chịu nặng tốt, tránh rủi ro rơ vỡ, hư hại khi bị va chạm.
- Đảm bảo vệ sinh sàn nhà sạch sẽ, không trơn trượt, không gây ngã cho nhân viên đi lại khi bưng bê đồ.
- Những vật dụng sắc nhọn như dao, kéo đều phải được đặt ở vị trí riêng biệt, không đặt bừa bãi, tránh gây đứt tay, đồng thời không rửa chung với đồ dùng khác.
- Khi cầm, bê đồ có mũi nhọn, thì không hướng mũi nhọn về phía người khác, mà hướng xuống đất, đưa chuôi cầm về phía người đối diện.
Quy tắc tránh tai nạn hỏa hoạn
Để tránh các rủi ro về hỏa hoạn, nhà hàng cần:
- Có hệ thống phòng cháy chữa cháy và nhân viên được huấn luyện về phòng cháy chữa cháy.
- Các dụng cụ có thể gây cháy nổ như bếp, lò, phải được kiểm tra định kỳ, có kế hoạch bảo dưỡng để tránh tình trạng chập, hở điện.
- Đảm bảo an toàn các khu vực có ổ điện, tránh xa khu vực nhiều nước, hoặc các chất lỏng dẫn điện dễ gây cháy nổ.
- Không được sử dụng điện quá tải, phải tắt bớt các thiết bị điện không sử dụng đến, chia các thiết bị ra các đường cắm khác nhau.
- Khi có lửa cháy do điện, dầu mỡ, các chất hóa học, thì không được dùng nước, bởi sẽ khiến đám cháy bùng lên to hơn.
Quy tắc an toàn hóa học
Các quy tắc an toàn hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh an toàn trong nhà hàng, cụ thể:
- Chất sử dụng để tẩy rửa phải tuyệt đối an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép bởi Bộ Y tế, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và chất lượng thực phẩm.
- Nhân viên phải được đào tạo về cách sử dụng các chất hóa học, nhận thức tốt về tính chất, tác dụng, cũng như phân biệt từng loại hóa chất.
- Các chất hóa học phải được đặt ở khu vực an toàn, xa khu vực bếp, khu vực chế biến món ăn.
- Khi sử dụng hóa chất, nhân viên phải mặc đồ bảo hộ, đeo bao tay, khẩu trang theo đúng quy chuẩn an toàn.
- Báo cáo ngay sự cố liên quan đến hóa chất cho quản lý, đồng thời được huấn luyện các xử lý nhanh khi xảy ra tai nạn.
Quy tắc bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản
Để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản trong, nhà hàng cần lưu ý một số điểm sau:
- Có khu vực chứa tiền an toàn, nhân viên được phân công quản lý phải trung thực, thật thà và thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
- Có camera giám sát quầy thu ngân, cửa ra vào và những khu vực quan trọng của nhà hàng.
- Thuê bảo vệ cho nhà hàng, đặc biệt là những nhà hàng lớn, lượng khách đông, thì số lượng nhân viên bảo vệ cũng phải đáp ứng tốt.
- Ưu tiên thanh toán bằng các hình thức chuyển khoản, quẹt thẻ để giúp nhà hàng tránh các rủi ro về tiền mặt.
- Sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng uy tín, tránh rủi ro bị hacker nhắm đến và đánh cấp thông tin.
Biện pháp đảm bảo an ninh an toàn trong nhà hàng hiệu quả
Đào tạo, huấn luyện nhân viên về an toàn và an ninh
Chủ kinh doanh phải sắp xếp cho nhân sự tham gia đào tạo về an ninh an toàn trong nhà hàng, bao gồm nội dung VSATTP và PCCC, cụ thể:
- Phòng cháy chữa cháy: Nhân viên được học cách sử dụng bình chữa cháy, chăn chiên, các thiết bị dập tắt đám cháy khác,… Ngoài ra, nhân viên cũng được huấn luyện về cách xử trí khi có sự cố hỏa hoạn, cách sơ cứu người bị nạn, băng bó vết thương và di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhân viên được hướng dẫn các kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm, biết cách ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra an toàn.
Tuân thủ quy trình vệ sinh thực phẩm trong nhà hàng
“Nhà hàng có phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không” là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời là “Có“, theo Nghị định 15/2018 của Chính phủ, nhà hàng nằm trong diện phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ có trường hợp nhà hàng trong khách sạn, hoặc đã được cấp một số giấy chứng nhận còn hiệu lực như GMP, ISO 22000, HACCP,… thì được miễn giấy phép.
Sau khi xin được giấy phép, nhà hàng vẫn phải duy trì quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình này bao gồm các giai đoạn như nhập hàng vào kho, sơ chế, bảo quản, chế biến và phục vụ khách hàng. Nhân viên sẽ tuân theo quy trình này, đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt nhất.
Ví dụ, khi nhập nguyên liệu, nhân viên kho phải kiểm tra hàng hóa có đúng thỏa thuận với nhà cung cấp không, sau đó đưa vào khu sơ chế và bảo quản. Trước khi sơ chế, chế biến, nhân viên bếp phải rửa tay thật sạch và kỹ. Cách vệ sinh tay của nhân viên cũng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn sang khách hàng.
Thiết kế môi trường an toàn
Thiết kế bếp là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo an ninh an toàn trong nhà hàng, giúp hoạt động PCCC và VSATTP diễn ra chính xác hơn. Đối với vấn đề vệ sinh, nhà hàng phải thiết kế bếp cách xa nhà vệ sinh, có cống thoát nước, hệ thống hút mùi, cách sắp xếp các khu vực phải thật khoa học.
Đối với vấn đề phòng tránh hỏa hoạn, nhà hàng phải có nơi chứa các dụng cụ chữa cháy, có hệ thống thoát hút khói để tránh bị tích tụ khí thải. Những dụng cụ hoặc nơi dễ bắt lửa phải được đặt cách xa nguồn điện, hoặc sử dụng chất liệu an toàn.
Có hệ thống giám sát an ninh nhà hàng
Một phương pháp đảm bảo an ninh an toàn nhà hàng cực hiệu quả là sử dụng hệ thống camera giám sát. Các vị trí đặt camera an ninh trong nhà hàng là ở trước cửa ra vào, quầy thu ngân, khu bếp, kho nguyên liệu và khu vực ăn uống. Đầu ghi hình camera nên đặt ở trên cao, ở vị trí an toàn, gần nơi nhà quản lý làm việc.
Kiểm tra định kỳ và lập kế hoạch ứng phó
Chủ kinh doanh cần lên kế hoạch kiểm tra và đánh giá định kỳ an ninh an toàn trong nhà hàng theo ngày, tuần, tháng. Mục đích là để đánh giá tình hình thực tế, đảm bảo nhân viên làm theo đúng quy trình đã đặt ra và có phương án giải quyết nếu có vấn đề xảy ra. Ngoài ra, một số dụng cụ trong nhà hàng cũng phải được xem xét, bảo dưỡng định kỳ, tránh sự cố đáng tiếc.
Mặc dù đã triển khai tất cả phương pháp đảm bảo an ninh an toàn trong nhà hàng, bạn vẫn không thể chắc chắn 100% rằng các rủi ro này sẽ không xảy ra. Vì vậy, việc lên các kế hoạch ứng phó sự cố là hoàn toàn cần thiết. Nhà hàng có thể cho diễn tập sự cố hỏa họa, hay cách ứng phó khi có tình huống xích mích, cãi cọ từ khích hàng.
Kiểm soát quy trình làm việc
Để đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng như tính toán ban đầu, chủ nhà hàng phải thường xuyên kiểm soát quá trình làm việc của nhân viên. Kỹ thuật bước đi số 8, hoặc mô hình CHAMPS PS là một trong những cách giúp bạn quản lý hoạt động nhà hàng. Với kỹ thuật này, nhân viên QA nhà hàng có thể kiểm tra tất cả mọi khía cạnh, mà không bỏ lỡ chi tiết nào.
Nếu đang gặp khó khăn khi triển khai hoạt động trên, bạn hãy tham khảo GÓI TƯ VẤN CHUYÊN GIA F&B của bePOS. Qua Gói Tư Vấn này, nhà hàng sẽ được các chuyên gia đầu ngành F&B kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định nhà nước, kiểm tra chất lượng nhà hàng theo phương pháp Mystery Shopping, kiểm tra ca làm việc, áp dụng kỹ thuật bước đi số 8, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trong nhà hàng.
Để được tư vấn chi tiết, bạn hãy liên hệ hotline 0247 771 6889, nhắn tin qua Fanpage, Zalo bePOS hoặc điền vào form đăng ký dưới đây nhé!
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng nhất về an ninh an toàn trong nhà hàng mà chủ kinh doanh cần nắm rõ. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất và hãy tiếp tục theo dõi bePOS trong thời gian tới nhé!
Follow bePOS: