Trang chủBlogs Kinh doanh F&BQuy định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng mới nhất

Quy định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng mới nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
416 Đã xem

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là một khía cạnh quan trọng không thể thiếu trong ngành công nghiệp nhà hàng. Với sự phát triển không ngừng của ngành dịch vụ ẩm thực và sự yêu thích của người tiêu dùng đối với việc thưởng thức các món ăn ngon, việc đảm bảo an toàn thực phẩm trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng bePOS tìm hiểu những tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm mới nhất mà các nhà hàng cần tuân thủ. 

Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ kinh doanh mà còn đối với tất cả khách hàng thưởng thức các món ăn tại đây. 

Đối với Chủ kinh doanh nhà hàng:

  • Rủi ro pháp lý: Không tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có thể dẫn đến rủi ro pháp lý nghiêm trọng. Việc bị kiện tụng hoặc bị xử phạt có thể đe dọa uy tín của nhà hàng.
  • Bảo vệ thương hiệu: Một vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây ảnh hưởng  nghiêm trọng cho thương hiệu của nhà hàng. Khách hàng có thể mất niềm tin và tránh xa địa điểm này, dẫn đến mất doanh số bán hàng. 
  • Sức khỏe công chúng: Tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp nhà hàng giúp bảo vệ sức khỏe của khách hàng. Nếu một người dùng thực phẩm không an toàn từ nhà hàng của bạn và bị nhiễm khuẩn, sự việc này có thể có hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của họ và cả sự tin tưởng vào nhà hàng của bạn.
  • Hiệu quả và tiết kiệm: Áp dụng quy trình và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có thể tăng hiệu suất và giảm lãng phí. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguyên liệu, nguồn lực, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh.
tam-quan-trong-cua-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-trong-nha-hang
Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng

Đối với Khách hàng:

  • Sức khỏe cá nhân: Khách hàng quan tâm đến sức khỏe cá nhân và muốn đảm bảo rằng thức ăn họ tiêu thụ an toàn. Các tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà hàng đảm bảo rằng khách hàng không phải lo lắng về việc bị nhiễm khuẩn hay bệnh tật do thực phẩm không an toàn.
  • Trải nghiệm ẩm thực: Khách hàng thường muốn tận hưởng trải nghiệm ẩm thực tốt nhất, và điều này không thể thiếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà hàng. Thức ăn ngon, an toàn sẽ làm cho bữa tối trở thành trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.
  • Tin tưởng và trung thành: Nếu nhà hàng tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp có thể tạo dựng uy tín và tin tưởng từ phía khách hàng. Họ sẽ trung thành với nhà hàng của bạn. 
anh-huong-cua-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-voi-khach-hang
Ảnh hưởng của vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng với khách hàng

Tổng hợp các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng

Cùng tìm hiểu một số tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng:

Những yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh

Cơ sở kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ một loạt những yêu cầu quan trọng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà hàng và sự thành công trong kinh doanh: 

  • Không gian và bố trí: Cơ sở phải có diện tích đủ lớn để sắp xếp các khu vực cần thiết như khu bày bán thực phẩm, khu chế biến, khu chứa đựng, và khu bảo quản một cách thuận tiện. Điều này đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu và thực phẩm cũng như phục vụ khách hàng diễn ra dễ dàng.
  • Cấu trúc và vật liệu xây dựng: Toàn bộ cấu trúc nhà, bao gồm cả trần, sàn và các khu vực khác, cần được xây dựng vững chắc và sử dụng vật liệu phù hợp với quy mô kinh doanh. Điều này giúp đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật, côn trùng, hoặc động vật gây hại.
  • Địa điểm và môi trường: Cơ sở kinh doanh phải được xây dựng ở một vị trí không bị ngập nước và không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, hoặc vi sinh vật gây hại. Nhà hàng cũng không nên nằm trong khu vực có ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại hoặc các nguồn gây ô nhiễm khác.
  • Khu vực riêng biệt: Những khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ, các khu vực phụ trợ cần được xây dựng tách biệt và phù hợp với các yêu cầu kinh doanh thực phẩm.
  • Quản lý chất thải: Nhà hàng cần có đầy đủ dụng cụ để thu gom và xử lý chất thải và rác thải. Dụng cụ cần được bảo đảm kín đáo, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
  • Vệ sinh đối với nhà vệ sinh: Khu vực vệ sinh của nhà hàng phải được xây dựng sao cho không mở cửa thông vào khu vực chế biến hay bảo quản thực phẩm. Khu vực này không được ảnh hưởng tới vệ sinh khu vực nhà bếp, ăn uống. 
  • Nguồn nước sạch: Đảm bảo có nguồn nước sạch và đủ lượng để duy trì các hoạt động vệ sinh, lau rửa trang thiết bị, và dụng cụ cần thiết.
  • Nguồn gốc và hạn sử dụng: Thực phẩm và nguyên liệu sử dụng trong nhà hàng phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, còn trong thời hạn sử dụng.
yeu-cau-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-voi-co-so-kinh-doanh
Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng với các cơ sở kinh doanh

Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ 

Các yêu cầu liên quan đến trang thiết bị và dụng cụ trong kinh doanh thực phẩm là một phần quan trọng để đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm, tuân thủ quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng: 

  • Dụng cụ ăn uống và nấu nướng: Nhà hàng cần có đầy đủ các dụng cụ như bát, đĩa, đũa, nĩa, và dao để phục vụ cho việc nấu nướng, ăn uống. Tất cả các dụng cụ phải được rửa sạch và bảo quản khô ráo để đảm bảo vệ sinh.
  • Dụng cụ chuyên biệt: Để đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn cần sử dụng các dụng cụ chuyên biệt cho từng loại thực phẩm cụ thể. 
  • Phòng chống côn trùng và động vật gây hại: Các nhà hàng cần có những thiết bị, biện pháp phòng chống côn trùng và động vật gây hại trong cơ sở kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên không được sử dụng thuốc diệt chuột hoặc diệt côn trùng trong khu vực lưu trữ và chế biến thực phẩm.
  • Sản phẩm tẩy rửa an toàn: Khi sử dụng sản phẩm tẩy rửa cho các vật dụng và bề mặt liên quan đến thực phẩm, bạn chỉ nên sử dụng chất tẩy rửa được phép trong hoạt động sinh hoạt và chế biến thực phẩm. Việc sử dụng những sản phẩm tẩy rửa công nghiệp không phù hợp có thể dẫn đến mất an toàn thực phẩm.

Những biện pháp và yêu cầu này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mọi thực phẩm được chế biến và phục vụ tại cơ sở kinh doanh là an toàn, phù hợp cho sức khỏe của người tiêu dùng.

thiet-bi-dung-cu-can-dam-bao-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Các thiết bị, dụng cụ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng

Yêu cầu đối với nhân viên nhà hàng

Ngoài ra, nhà hàng cũng cần quy định yêu cầu, tiêu chuẩn với nhân viên trong việc tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng, cụ thể:

  • Tập huấn và chứng nhận: Chủ nhà hàng và những người trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh thực phẩm cần tham gia khóa đào tạo, nhận chứng chỉ về kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định. Nhân viên cần hiểu và thực hiện đúng các quy tắc, quy định về an toàn thực phẩm.
  • Sức khỏe: Chủ nhà hàng hoặc người quản lý trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm cần phải kiểm tra sức khỏe và nhận giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Điều này để đảm bảo họ không có các bệnh hoặc tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
  • Kiểm tra sức khỏe và bệnh truyền nhiễm: Những người đang mắc các bệnh thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế quy định không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm để ngăn chặn nguy cơ truyền tải bệnh qua thực phẩm.
  • Trang phục bảo hộ: Nhân viên nhà hàng cần phải mặc đồ bảo hộ riêng, đây là cách đảm bảo vệ sinh thực phẩm mà còn bảo vệ chính họ khỏi các nguy cơ tiềm ẩn.
  • Hành vi trong khu vực thực phẩm: Nhân viên nhà hàng không nên hút thuốc, khạc nhổ hoặc nhai kẹo trong khu vực kinh doanh thực phẩm để đảm bảo sự vệ sinh và an toàn thực phẩm.
yeu-cau-voi-nhan-vien-nha-hang-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Yêu cầu đối với nhân viên về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng

>> Xem thêm: Cách xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà hàng chi tiết

Cách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng hiệu quả

Để đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà hàng một cách hiệu quả, cần thực hiện một loạt biện pháp và quy trình kiểm soát. Dưới đây là một số cách để đảm bảo an toàn thực phẩm trong nhà hàng mà bạn có thể tham khảo:

  • Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn: Chủ nhà hàng cũng như nhân viên cần hiểu và tuân thủ tất cả quy định và tiêu chuẩn về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý thực phẩm và y tế địa phương hoặc quốc gia đưa ra.
  • Đào tạo và giáo dục nhân viên: Đào tạo đầy đủ và thường xuyên cho tất cả nhân viên liên quan đến dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhân viên cần hiểu các quy tắc về rửa tay, sử dụng trang thiết bị bảo hộ, và quá trình lưu trữ thực phẩm an toàn.
  • Quản lý nguồn cung cấp: Chọn những nguồn cung cấp thực phẩm uy tín và đáng tin cậy. Thực phẩm được cung cấp đủ chất lượng và được vận chuyển và lưu trữ một cách an toàn.
  • Lưu trữ thực phẩm đúng cách: Lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng nguyên tắc “First In, First Out” (FIFO) để đảm bảo thực phẩm được sử dụng theo thứ tự nhập kho.
  • Quản lý nguy cơ: Xác định và quản lý nguy cơ tiềm ẩn trong việc chế biến thực phẩm, chẳng hạn như nguy cơ nhiễm khuẩn chéo giữa các loại thực phẩm hoặc thực phẩm không được nấu chín đủ.
  • Vệ sinh và lau chùi đúng cách: Duy trì vệ sinh khu vực làm việc và trang thiết bị thường xuyên. Sử dụng các chất tẩy rửa và khử trùng an toàn và hiệu quả.
  • Kiểm tra và giám sát thường xuyên: Thực hiện kiểm tra thực phẩm và quá trình làm việc của nhân viên thường xuyên để nắm bắt, xử lý kịp thời các vấn đề. 
  • Thực hiện hệ thống theo dõi: Sử dụng hệ thống theo dõi nhiệt độ và quá trình làm việc để theo dõi thực phẩm trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và chế biến.
  • Xử lý thực phẩm dự phòng: Xây dựng kế hoạch dự phòng để xử lý các tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như sự cố về thực phẩm không an toàn.
  • Ghi chép và báo cáo: Ghi chép tất cả các thông tin liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và báo cáo bất kỳ sự cố nào liên quan đến thực phẩm không an toàn.
cach-dam-bao-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-trong-nha-hang
Những cách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng

Các biện pháp này cùng nhau tạo nên một hệ thống kiểm soát vững chắc để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và quy định pháp luật.

Hiện nay ở hầu hết các nhà hàng đều gặp phải một số vấn đề phổ biến trong quản lý tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng như: 

  • Không có bộ phận quản lý chất lượng chuyên nghiệp. 
  • Khả năng kiểm soát, đảm bảo chất lượng gặp khó khăn do thiếu am hiểu và chưa có quy trình tiêu chuẩn. 
  • Chưa có checklist công việc chuẩn cho các bộ phận vận hành.  
  • Thiếu báo cáo tổng quan, chủ nhà hàng gặp khó khăn trong việc tổng hợp, phân tích dữ liệu. 

Hiện nay, bePOS đang triển khai gói tư vấn beChecklist giúp chủ kinh doanh kiểm tra, quản lý chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhà hàng. Khi các chủ kinh doanh lựa chọn gói tư vấn beChecklist sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực F&B đóng vai khách hàng bí ẩn tới khảo sát, kiểm tra và tư vấn các vấn đề về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng theo quy định. 
  • Các tiêu chí kiểm tra ATVSTP dựa trên checklist do các chuyên gia tại các tập đoàn F&B lớn nghiên cứu và hoàn thiện 
  • Chuyên gia trực tiếp tư vấn và xây dựng checklist quy định ATVSTP, hoàn thiện quy trình xây dựng tiêu chuẩn vận hành, quản lý chất lượng riêng  sao cho phù hợp từng mô hình nhà hàng. 

Đặc biệt, sự kết hợp của phần mềm beChecklist – phần mềm quản lý chất lượng nhà hàng tiên phong trên thị trường Việt Nam của bePOS sẽ giúp chủ nhà hàng không phải “đau đầu” trong việc xây dựng những tiêu chuẩn ATVSTP cho nhà hàng của mình bởi những ưu điểm:

  • Số hóa quy trình quản lý ATVSTP cùng App beChecklist tiện lợi, quản lý không cần mất thời gian quản lý bằng giấy tờ, excel phức tạp 
  • Thao tác trên App đơn giản, dễ dàng quản lý từ xa các báo cáo 
  • Có sẵn các mẫu checklist về ATVSTP để nhân viên và quản lý áp dụng
  • Báo cáo tự động trực quan, dễ dàng quản lý theo chi nhánh. 

Đặc biệt với các nhà hàng sau khi vượt qua các bài kiểm tra của các chuyên gia tư vấn đầu ngành F&B sẽ được nhận chứng nhận về Vệ sinh An toàn thực phẩm, dịch vụ 5* trên website, tăng độ uy tín và tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng. 

ĐĂNG KÝ NGAY

goi-tu-van-bechecklist-ho-tro-van-de-an-toan-ve-sinh-trong-nha-hang
Sử dụng gói tư vấn beChecklist của bePOS hỗ trợ nhà hàng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

>> Xem thêm: Quy trình vệ sinh nhà hàng chuẩn nhất 

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các chủ nhà hàng thông tin về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng. Các tiêu chuẩn này không chỉ bảo vệ sức khỏe của khách hàng, mà còn xây dựng sự tin tưởng và danh tiếng vững chắc cho nhà hàng.

FAQ 

Nhiệt độ để bảo vệ thực phẩm trong bếp nhà hàng như nào là phù hợp? 

Thực phẩm như thịt sống, gia cầm, trứng, sản phẩm từ sữa, hải sản, cũng như một số loại trái cây và rau cần được lưu trữ ở nhiệt độ cụ thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Vùng nguy hiểm xảy ra khi nhiệt độ thực phẩm nằm trong khoảng từ 40°F đến 140°F (4°C đến 60°C), điều này tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng và có thể làm hỏng sự an toàn của thực phẩm. Vì vậy, quan trọng là luôn giữ thực phẩm dưới 40°F (4°C) trong tủ lạnh và nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ trên 140°F (60°C).

Vì sao nên ghi nhãn tên thực phẩm và ngày tốt nhất? 

Để quản lý thực phẩm một cách hiệu quả và đảm bảo sử dụng nguyên liệu tươi ngon nhất, hãy đánh dấu thông tin sau lên nhãn của mỗi thực phẩm: Tên món ăn; Số lượng; Ngày thực phẩm đến nhà bếp của bạn; Ngày mà thực phẩm đã được chuẩn bị; Ngày hết hạn sử dụng hoặc ngày tốt nhất để sử dụng.