Trang chủBlogs Tài chínhChỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Cập nhật lần cuối: Tháng Chín 09, 2023
Avatar
Chu Hanh
1036 Đã xem

Nếu là một nhà đầu tư tài chính, chắc hẳn bạn không còn xa lại với chỉ số P/E trong chứng khoán. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ và chính xác nhất về chỉ số này cũng như nắm rõ cách tính toán phù hợp. Do đó, trong bài viết dưới đây bePOS sẽ chia sẻ 3 điều không thể bỏ qua về chỉ số P/E để giúp các nhà đầu tư có cái nhìn cụ thể hơn.

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E hay tỷ số P/E (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio trong tiếng Anh, Kurs-Gewinn-Verhältnis trong tiếng Đức) là một tỷ số tài chính. P/E được dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán) với tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phần.

Theo nhà đầu tư huyền thoại Benjamin Graham, cũng là cố vấn của Warren Buffett, chỉ số tài chính này là một trong những cách nhanh và dễ dàng nhất giúp xác định xem cổ phiếu đang được định giá cao hay thấp. Nói cách khác, chỉ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một đồng cổ tức của chứng khoán hoặc lợi nhuận của công ty niêm yết chứng khoán đó.

chi-so-pe-la-gi
Định nghĩa chỉ số P/E

Công thức tính chỉ số P/E hiện nay là gì?

Công thức tính P/E

Hiện nay, công thức tính chỉ số P/E được thống nhất là:

Chỉ số P/E = Giá thị trường một cổ phiếu (Price)/Thu nhập bình quân trên một cổ phần (EPS)

tinh-chi-so-P/E
Công thức tính chỉ số P/E hiện nay

Trong đó, EPS là mức lợi nhuận trên mỗi cổ phần đang lưu hành tại thị trường chứng khoán được doanh nghiệp phân bổ. Chỉ số này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của cổ phần hay chính doanh nghiệp. Do đó, đây được coi là biến số quan trọng nhất với nhà đầu tư.

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường = Tổng thu nhập trong kỳ/Tổng số cổ phần

Khi tính toán EPS, bạn có thể sử dụng số cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ hoặc bình quân trong kỳ để ra kết quả chính xác hơn.

Ví dụ về cách tính chỉ số P/E

Để hiểu rõ hơn chỉ số P/E là gì, bạn hãy tham khảo ví dụ tính P/E của CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 vào năm 2021.

  • Bước 1: Tìm chỉ tiêu EPS trên Báo cáo kết quả kinh doanh NT2.

Chỉ số EPS, hay Earning per Share là một chỉ số quan trọng được thể hiện trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư nhận được từ một cổ phiếu, đồng thời đánh giá khả năng sinh lời dự án. EPS của NT2 trong năm 2021 là 1,778.

Trường hợp doanh nghiệp không có chỉ số P/E trong Báo cáo kết quả kinh doanh, thì bạn hãy tự tính bằng công thức. Ngoài công thức bePOS nêu ở phần trên là cách tính EPS cơ bản, bạn còn có thể tính như sau: 

EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ (Lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Trong đó, EPS cơ bản là lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu thường. Còn EPS pha loãng là lợi nhuận được tính khi công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hay ESOP để pha loãng lợi nhuận, hạn chế rủi ro.

xem-chi-so-eps-tren-bao-cao-tai-chinh
Xem chỉ số EPS trên báo cáo tài chính để tính P/E
  • Bước 2: Xác định giá trị thị trường cổ phiếu

Ở bước này, bạn xem lịch sử giá giao dịch cổ phiếu NT2 tại các trang cung cấp dữ liệu lịch sử chứng khoán như CafeF. Vì đang tính chỉ số P/E vào năm 2021 của NT2, nên bạn lấy mức giá đóng cửa tại phiên cuối cùng của năm là ngày 31/12/2021. Khi đó, cổ phiếu đang giao dịch ở mức giá 26,300 VNĐ/cổ phiếu.

xem-gia-thi-truong-co-phieu
Xem giá thị trường của cổ phiếu NT2 lúc đó
  • Bước 3: Sử dụng công thức tính chỉ số P/E của NT2 năm 2021

P/E NT2 năm 2021 = Giá thị trường/EPS = 26,300/1,778 = 14,8

Ý nghĩa của chỉ số P/E là gì?

  • Ý nghĩa của chỉ số P/E trong chứng khoán nói chung

Trong chứng khoán, P/E là một trong những chỉ số quan trọng nhất. Cùng với chỉ số P/B, nó tạo nên một bức tranh khá toàn cảnh về biểu đồ chứng khoán của doanh nghiệp cũng như thị trường nói chung.

  • Ý nghĩa của P/E đối với doanh nghiệp

P/E góp phần giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình trạng kinh doanh của mình. Chỉ số P/E càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Ngược lại, P/E thấp hoặc âm thì doanh nghiệp cần xem xét và điều chỉnh chiến lược phát triển cho phù hợp.

y-nghia-cua-chi-so-P/E
Tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số P/E

Bên cạnh đó, P/E còn cho doanh nghiệp biết mất bao nhiêu năm để kiếm đủ tiền trả cho thị giá hiện tại của cổ phiếu. Ví dụ P/E của cổ phiếu A năm 2018 là 8 lần, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mất 8 năm hoạt động để trả đủ thị giá của cổ phiếu với mức giá tại năm 2018.

  • Ý nghĩa của chỉ số P/E đối với nhà đầu tư

Như đã chia sẻ, P/E là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với nhà đầu tư. Đó là bức tranh tương đối chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, nhà đầu tư vừa biết số tiền mình “rót vào” đang được sử dụng tốt hay không, tạo ra nhiều lợi nhuận hay không, vừa có thể so sánh, đối chiếu tiềm năng của doanh nghiệp để lựa chọn đầu tư có lợi nhất.

Hướng dẫn 2 cách tính P/E bạn cần biết

Cách tính P/E thông qua báo cáo tài chính

Ở cách tính P/E này, bạn sử dụng các số liệu có trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với công thức như đã chia sẻ ở trên để tìm tỷ số P/E.

  • Bước 1: Xác định EPS trong Báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Bước 2: Xác định Giá thị trường một cổ phiếu.
  • Bước 3: Thực hiện tính toán.
cach-tinh-chi-so-pe-dua-tren-bao-cao-tai-chinh
Xem và tính chỉ số P/E dựa trên BCTC doanh nghiệp

Cũng liên quan tới cách tính này, một số người sử dụng công thức “Nghịch đảo chỉ số P/E”:

1/(P/E) = EPS/P

Lúc này, bạn biết được mức lợi tức mà doanh nghiệp có thể thu về trong năm hiện tại.

Ví dụ: EPS/P của cổ phiếu A = 1/8 = 12,25%.

Nghĩa là, nếu bạn mua A với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, trong năm đó, doanh nghiệp sẽ kiếm được mức lợi tức khoảng 12,25%, tương đương 2.500 đồng/cổ phiếu.

Cách tính P/E thông qua dữ liệu có sẵn

Ngoài cách tính P/E thủ công, bạn hoàn toàn có truy cập vào những website như Cafef, Vietstock,… Tại đây, P/E của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã được tính toán sẵn.

cach-tinh-P/E-qua-du-lieu-san
Cách tính chỉ số P/E thông qua dữ liệu có sẵn

>> Xem thêm: Phân loại và cách tính chỉ số EPS chính xác cho nhà đầu tư mới

Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Chỉ số P/E thấp

Chỉ số P/E có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước. Vì thế, EPS tăng, khiến cho giá trị P/E giảm đi. Khi này, có thể nhận định cổ phiếu trên thị trường đang bị định giá thấp và đây là cơ hội để nhà đầu tư mua vào.

Tuy nhiên, đây không phải lý do duy nhất chỉ số P/E thấp, mà có thể do doanh nghiệp thu về lợi nhuận bất thường, như bán công ty con, thanh lý tài sản,… Tuy nhiên, những khoản này không bền vững, không đến từ hoạt động kinh doanh, do đó không thể hiện sự phát triển của công ty.

Nguyên nhân thứ 3 là các cổ đông bán cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu giảm. Lý do bán là họ không cảm thấy tiềm năng phát triển của công ty, nên phải bán để chốt lời, dẫn đến chỉ số P/E thấp. 

chi-so-pe-thap-the-hien-dieu-gi
Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt, P/E thấp thể hiện điều gì?

Chỉ số P/E cao

Về cơ bản, chỉ số P/E trong chứng khoán càng cao càng thể hiện hoạt động của doanh nghiệp đang hiệu quả. Bên cạnh đó, kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, chính xác hơn là tiềm năng sinh lời của cổ phiếu đang rất lớn. Lấy ví dụ như cổ phiếu Amazon của Jeff Bezos, từng đạt mức P/E là 96,43. Trong khi đó, công ty này chưa từng trả một đồng cho cổ tức và sàn Nasdaq nơi niêm yết cổ phiếu Amazon chỉ có mức P/E xấp xỉ 19.

Tuy nhiên, điều này không phải luôn chính xác. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp thua lỗ hoặc lợi nhuận trên đà xuống dốc khiến EPS giảm, từ đó mà P/E tăng cao. 

chi-so-pe-cao
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chỉ số P/E cao để đánh giá doanh nghiệp

Vậy chốt lại, chỉ số P/E bao nhiêu là tốt? Không dễ để có một đáp án chung cho câu hỏi này, mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chỉ số P/E phải được đem ra so sánh với P/E toàn ngành, cũng như những chỉ số khác trong báo cáo tài chính công ty cho thấy sự tăng trưởng về lợi nhuận. 

>> Xem thêm: Chỉ số P/B là gì và cách tính, ý nghĩa của chỉ số P/B

Một số ví dụ trong thực tế về chỉ số P/E

Chỉ số P/E của MBB

MBB là mã cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Quân đội, vào ngày 31/10/2022 giao dịch tại mức P/E là 4,47. Con số này được đánh giá là thấp, thậm chí thấp hơn giá trị của chính nó trong quá khứ. Trong quá khứ, MBB cũng từng chứng kiến nhiều lần bị định giá thấp so với mặt bằng chung, cả về chỉ số P/E lẫn P/B.

Có nhiều nguyên nhân trả lời cho hiện tượng này, đầu tiên là do lượng cổ phiếu pha loãng rất lớn. Ngoài ra, sự việc nhóm cổ đông lớn tại MB bán cổ phiếu ra, khiến lượng cung cổ phiếu trôi nổi cao, dẫn đến biên độ dao động giá không cao. Hơn nữa, MB bị cho là hay tăng lượng MBB trên thị trường, nhưng mức cầu khan hiếm.

chi-so-pe-thap-cua-mbb
Chỉ số P/E thấp của cổ phiếu MBB

Chỉ số P/E của FPT

Một ví dụ khác về P/E để bạn hiểu rõ hơn cách vận hành của chỉ số này là P/E của Công ty cổ phần FPT, mã FPT. P/E FPT luôn nằm ở mức cao trong những năm vừa qua, thậm chí còn cao hơn cả bình quân cả thị trường. Nhiều nhà đầu tư mua mã FPT đã nhận thấy sự đúng đắn, khi cổ phiếu này liên tục tăng kể từ khi niêm yết.

Tóm lại, chỉ số P/E cao của FPT cho thấy triển vọng phát triển của FPT trong tương lai. Vì thế, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua mã cổ phiếu FPT để thu về lợi nhuận.

chi-so-pe-cua-fpt
Ví dụ về chỉ số P/E của FPT luôn ở mức cao

Chỉ số P/E của SJS

Cũng là chỉ số P/E cao, nhưng mã cổ phiếu SJS ciat CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà lại cho thấy điều khác. Vào 31/10/2022, SJS đạt chỉ số P/E là 220,59, một con số rất cao, thậm chí còn cao gấp 18 lần so với FPT.

Tuy nhiên, lý do P/E của công ty này cao là do chỉ số EPS quá thấp, chỉ khoảng 320 đồng/cổ phiếu, trong khi mức giá SJS đang là 62,200 VNĐ. Như vậy, qua ví dụ này, nhà đầu tư nên cân nhắc và kiểm tra kỹ càng khi mua những cổ phiếu P/E cao vượt trội.

chi-so-pe-cua-sjs
Ví dụ về chỉ số P/E của SJS – Cao nhưng không thể hiện sự phát triển

Những hạn chế của phương pháp tính P/E

Vậy hạn chế của việc sử dụng chỉ số P/E là gì? P/E có ưu điểm là dễ tính, phù hợp với những nhà đầu tư mới tham gia. Nhưng, chỉ số này có một số hạn chế nhất định, nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng, cụ thể:

  • Không áp dụng được khi P/E âm: P/E âm là sao, xảy ra khi nào? P/E âm xảy ra khi EPS âm và lúc này, gần như không áp dụng được chỉ số P/E nữa. 
  • Chỉ số P/E có thể biến động khó lường: Sự biến động giá cổ phiếu có thể làm chỉ số P/E biến động theo một cách khó lường và cần phải điều chỉnh với cổ phiếu có tính chu kỳ. Một số cổ phiếu bùng nổ lợi nhuận nhưng chỉ duy trì trong thời hạn ngắn, nên nhà đầu tư cần có sự điều chỉnh để định giá đúng đắn.
  • Không thể hiện sự phát triển bền vững của doanh nghiệp: EPS trong công thức tính P/E được tính theo lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng không thể hiện được lợi nhuận doanh nghiệp đó có bền vững hay không. Một số doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ kế toán để điều chỉnh hợp nhuận tăng giảm một cách đột biến, từ đó phục vụ lợi ích cá nhân, khiến nhiều nhà đầu tư đánh giá nhầm và thua lỗ. 

Vì vậy, như đã nói ở trên, bạn không nên đánh giá hiệu quả doanh nghiệp chỉ dựa vào chỉ số P/E, mà phải nhìn bức tranh toàn ngành và báo cáo tài chính chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng nên so sánh chỉ số P/E với chính nó trong quá khứ để biết cổ phiếu hiện tại có mức giá đắt hay rẻ. 

chi-so-pe-nhu-the-nao-la-tot
Nhiều người thắc mắc chỉ số P/E như thế nào là tốt

Tuy không phải là thước đo chính xác và đầy đủ nhất về tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp, nhưng chỉ số P/E trong chứng khoán vẫn luôn là yếu tố nhà đầu tư không được bỏ qua. Hy vọng rằng, bài chia sẻ của bePOS đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về tỷ số tài chính này. Hãy theo dõi blog bePOS để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và thú vị hơn nữa.

FAQ

Chỉ số P/E âm nghĩa là gì? Làm thế nào khi P/E âm?

P/E âm là sao, chỉ số P/E âm nghĩa là gì là những câu hỏi bạn sẽ tìm thấy nhiều khi nghiên cứu về chỉ số này. Chỉ số P/E âm nói riêng và chỉ P/E trong chứng khoán nói chung là một kênh giúp nhà đầu tư nhận định tương đối chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như quyết định lựa chọn đầu tư chính xác hơn.

P/E âm là dấu hiệu cho thấy khả năng cao doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thậm chí là thua lỗ. Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế hoặc từ chối rót vốn vào doanh nghiệp này. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác, nhà đầu tư cần xem xét P/E kết hợp với chỉ số P/B.

Nghịch đảo P/E là gì?

Nghịch đảo P/E là việc nhà đầu tư sử dụng công thức nghịch đảo: 1/(Price/EPS) = EPS/Price

Với EPS/Price hay còn được gọi là Earning Yield, nhà đầu tư biết được mức lợi tức mà doanh nghiệp kiếm được trong năm hiện tại. Ví dụ: E/P của cổ phiếu A = 1/8 = 12,25%. Nghĩa là, nếu bạn mua A với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, trong năm đó, doanh nghiệp sẽ kiếm được mức lợi tức khoảng 12,25%, tương đương 2.500 đồng/cổ phiếu.