Tài chính Tháng Mười 10, 2022

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ – Khái niệm và ý nghĩa

Avatar
bePOS

Vốn pháp định và vốn điều lệ là những khái niệm mà rất nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn, đặc biệt là các doanh nghiệp mới được thành lập. Vậy ý nghĩa của vốn điều lệ và vốn pháp định là gì? Và cách phân biệt giữa hai loại vốn này như thế nào? Ở bài viết này bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu thật kỹ về 2 loại vốn này của doanh nghiệp. 

Khái niệm về vốn pháp định và vốn điều lệ 

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm vốn pháp định và vốn điều lệ. Vậy vốn pháp định và vốn điều lệ là gì? Dưới đây sẽ là phần khái niệm của hai loại vốn này.

Vốn pháp định

Vốn pháp định là loại vốn đầu tư bắt buộc phải có, trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo khoản 7, Điều 4 của Luật doanh nghiệp năm 2020 có đưa ra khái niệm như sau: “Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có để mở rộng công ty, với một số ngành nghề có điều kiện, theo quy định của pháp luật”.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là vốn được tính bằng tổng giá trị tài sản của tất cả các thành viên trong công ty, chủ sở hữu công ty đóng góp hoặc cam kết góp trong quá trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Vốn điều lệ còn được biết đến là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi công ty cổ phần thành lập.

von-phap-dinh-va-von-dieu-le-la-gi

Thế nào là vốn pháp định và vốn điều lệ?

>> Xem thêm: Khái niệm về vốn điều lệ và những quy định cần phải biết

Ý nghĩa của vốn điều lệ và vốn pháp định

Từ khái niệm trên, có thể thấy mỗi loại vốn sẽ có những ý nghĩa nhất định đối với doanh nghiệp. Dưới đây là ý nghĩa của vốn điều lệ và vốn pháp định đối với doanh nghiệp trong thực tế.

Ý nghĩa của vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp

  • Vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định tỷ lệ phần vốn góp hay cổ phần mà thành viên, cổ động công ty sở hữu. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ xác định quyền lợi, nghĩa vụ cụ thể giữa các thành viên, cổ đông trong mọi hoạt động chung. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, người chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ với các khoản nợ và tài sản công ty trong phạm vi của vốn điều lệ. Thành viên, cổ đông sẽ chịu trách nhiệm với những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn cá nhân đóng góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp đặc biệt đã được nêu rõ trong quy định của bộ Luật này.
  • Vốn điều lệ được biết đến là cơ sở xác định điều kiện kinh doanh của một số ngành, nghề có điều kiện.
  • Vốn điều lệ cũng mang ý nghĩa cam kết tính trách nhiệm của doanh nghiệp bằng tài sản đối với đối tác. Vậy nên, vốn điều lệ càng cao, độ tin cậy của đối tác dành cho doanh nghiệp sẽ càng lớn.

y-nghia-cua-von-dieu-le-va-von-phap-dinh

Vốn điều lệ có ý nghĩa thế nào?

Ý nghĩa của vốn pháp định đối với các doanh nghiệp

Vốn pháp định có ý nghĩa pháp luật là bảo vệ quyền, lợi ích cho người tiêu dùng, khách hàng và các đối tác trong cùng lĩnh vực đó. Có thể nói, những ngành có trong quy định của pháp luật về vốn pháp định là những ngành nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đối với nền kinh tế của đất nước và mang ảnh hưởng lớn tới đời sống hàng ngày của người dân.

>> Xem thêm: Từ A-Z quy định mới nhất về vốn pháp định

Cách phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ

Để không nhầm lẫn hai khái niệm này, hãy cùng theo dõi bảng so sánh vốn điều lệ và vốn pháp định dưới đây:

Nội dung  Vốn điều lệ Vốn pháp định
Phạm vi Công ty, doanh nghiệp bắt buộc phải có đăng ký vốn điều lệ. Đối với từng ngành nghề khác nhau đều có quy định riêng (sẽ có ngành nghề không cần phải có vốn pháp định).
Quy định số vốn 
  • Không có quy định cụ thể về số vốn tối thiểu cũng như tối đa.
  • Đối với các ngành nghề có điều kiện, vốn điều lệ không được nhỏ hơn vốn pháp định được nhà nước quy định.
Phải đáp ứng đủ trong khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Đặc điểm  Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Áp dụng cố định với từng ngành nghề.
Thời gian hoàn thành góp vốn Vốn phải được góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Sẽ cần được góp đủ từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Đối tượng  Các thành viên của doanh nghiệp có trách nhiệm tương ứng với phần vốn mình đóng góp hoặc cam kết, tùy vào loại hình đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn thiện vốn pháp định.

Trong bài viết trên, bePOS đã giúp bạn hiểu được các vấn đề cơ bản liên quan đến vốn pháp định và vốn điều lệ. Hy vọng rằng bạn có thể phân biệt được vốn điều lệ và vốn pháp định chính xác. Từ đó, có thể thực hiện việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của mình một cách tốt nhất, đầy đủ nhất.

Ngoài ra, hiện bePOS đang có chương trình vay vốn kinh doanh không thế chấp tài sản với nhiều ưu đãi:

  • Hạn mức lên tới 300 triệu đồng.
  • Lãi suất chỉ từ 1.25%/tháng.
  • KHÔNG phí bảo hiểm, KHÔNG phí ẩn.

Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng, đơn giản thì đừng bỏ lỡ gói vay này từ bePOS nhé.

>> Thông tin chi tiết gói vay xem tại: https://bepos.io/kbank-loan/

ĐĂNG KÝ VAY NGAY

FAQ

Thế nào là vốn pháp định? 

Vốn pháp định là loại vốn đầu tư bắt buộc phải có, trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các quy định về vốn pháp định đều được nêu rõ trong luật doanh nghiệp. Trong trường hợp bạn chưa rõ về ngành nghề kinh doanh của mình, có thể tìm đến sự hỗ trợ, tư vấn của các văn phòng luật.

Doanh nghiệp có thể không đăng ký vốn pháp định được không?

Vốn pháp định là loại vốn được nhà nước quy định đối với từng ngành nghề nhất định. Do đó, khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký vốn pháp định theo yêu cầu của pháp luật đối với ngành nghề, lĩnh vực của mình.