Cũng như ROE, chỉ số ROA là một trong những công cụ quan trọng trong tài chính, kinh doanh, nhất là với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ và chính xác về chỉ số này. Trong bài chia sẻ sau đây, bePOS sẽ đem đến cho bạn những kiến thức cần thiết nhất về ROA.
Chỉ số ROA là gì?
Chỉ số ROA hay hệ số ROA (Return On Assets) là tỷ suất lợi tức trên tổng tài sản của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.
Đây là dữ liệu tài chính vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp hay nhà đầu tư nào. Sau khi đã hiểu chỉ số ROA là gì, bạn cần nắm chắc cách tính ROA cũng như ý nghĩa của chỉ số này để ứng dụng vào thực tế.
Công thức tính ROA
Công thức tính ROA được thống nhất như sau:
ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earning) / Tổng tài sản (Assets) * 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế (Earning): Là lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, chủ yếu dùng cho cổ phiếu thường, được tính theo công thức:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Tổng thuế phải đóng
- Tổng tài sản (Assets): Là tổng tài sản mà doanh nghiệp có (cả giá trị hữu hình và vô hình). Trong một số trường hợp, Assets là bình quân các tổng tài sản.
Ví dụ cách tính chỉ số ROA cho doanh nghiệp
Cùng tìm hiểu ví dụ về cách tính chỉ số ROA. Chúng ta sẽ sử dụng các số liệu có trong báo cáo tài chính, kết hợp với công thức tính ROA để tìm ra tỷ suất giữa “Lợi nhuận sau thuế” với “Tổng tài sản” của doanh nghiệp.
Ví dụ: tính chỉ số ROA năm 2018 của Tổng công ty hàng không Việt Nam (HVN).
- Bước 1: Tính lợi nhuận sau thuế
Ở đây, Lợi nhuận sau thuế (60) = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50) – Chi phí thuế TNDN hiện hành (51) – Chi phí thuế TNDN hoãn lại (52) ≊ 2,598 tỷ đồng.
Tính lợi nhuận sau thuế qua báo cáo tài chính
- Bước 2: Tính tổng tài sản bình quân
Tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ)/2 ≊ 85.470 tỷ đồng
Cách tính chỉ số ROA qua báo cáo tài chính
Do chúng ta đang tính chỉ số ROA trong một khoảng thời gian, không phải tại một mốc thời gian cụ thể nên cần sử dụng các số liệu tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ. Như vậy, việc phản ánh dòng chảy tài sản sẽ phù hợp hơn. Đó cũng là lý do tại sao trong một số trường hợp, Assets là bình quân các tổng tài sản.
- Bước 3: Tính ROA
Cuối cùng, ta áp dụng công thức tính ROA như trên để tìm ra chỉ số như mong muốn:
ROA (HVN) = (2,598/85.470)x100% ≊ 3%
>> Xem thêm: Chỉ số tài chính ROS là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROS
Ý nghĩa của ROA là gì?
Ý nghĩa của ROA đối với doanh nghiệp, nhà kinh doanh
- Cho thấy khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp
ROA sẽ phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là khả năng doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận từ mỗi đơn vị tài sản. Ví dụ, nếu công ty X có hệ số ROA = 15% trong năm 2022. Điều này đồng nghĩa, với mỗi 1 tỷ đồng tài sản, doanh nghiệp có thể thu về 150 triệu lợi nhuận trong năm đó. Ở đây, do “Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn” nên nó cũng cho thấy khả năng sử dụng vốn của chính doanh nghiệp đang đạt mức nào.
- Giúp đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh kịp thời
ROA và ROE sẽ phác họa tương đối đầy đủ bức tranh về doanh nghiệp bao gồm khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu và quản lý hệ thống tài sản. Nếu ROA và ROE cao và ngày càng tăng, chắc chắn doanh nghiệp đang đi đúng hướng và nên mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Nếu một trong hai chỉ số thấp hoặc có những biến động liên tục, lúc này doanh nghiệp đang có những chiến lược phát triển chưa vụ hợp, cần phân tích, đánh giá và điều chỉnh kịp thời. Nhìn chung, chỉ số ROA sẽ giúp mọi doanh nghiệp gia tăng được lợi nhuận, hạn chế rủi ro, thua lỗ khi áp dụng phù hợp và triệt để.
Ý nghĩa của ROA đối với nhà đầu tư
- Nắm bắt được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Thông qua ROA và ROE, nhà đầu tư có thể nắm bắt và theo dõi tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, biết số vốn mình bỏ ra được sử dụng hiệu quả không, sinh ra bao nhiêu lợi nhuận. Như vậy, từ việc “rót tiền và ngồi chờ”, các nhà đầu tư vừa giám sát, vừa đồng hành và hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Giúp quyết định đầu tư chính xác hơn
Ý nghĩa của ROA đối với nhà đầu tư không chỉ dừng lại ở việc theo dõi, giám sát hiệu quả quản lý tài sản. Khi so sánh chỉ số ROA giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ nhận biết được đâu sẽ là kênh đầu tư có triển vọng hơn.
Rõ ràng, ROA càng cao thì tỷ lệ nợ phải trả càng thấp, lợi nhuận thu về cho nhà đầu tư càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, việc đánh giá, xem xét cần đặt trong tham chiếu giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động; giữa các năm của cùng một doanh nghiệp.
Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt đối với doanh nghiệp?
Bên cạnh câu hỏi “chỉ số ROA là gì? Ý nghĩa của ROA như thế nào?”, một vấn đề khác cũng được quan tâm, đó là “Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?”.
Theo tiêu chuẩn quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp được cho là hoạt động hiệu quả khi đạt mức ROE từ 15% trở lên, mức ROA tương ứng từ 7,5% trở lên. Trong đó,hệ sốROA cần tăng liên tục và duy trì đà tăng này trong ba năm liên tiếp.
Ngược lại, chính các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần đánh giá, xem xét lại hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định chỉ số ROA bao nhiêu là tốt của mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau nhất định. Điều này đến từ các yếu tố chính sau: lĩnh vực kinh doanh, nguyên nhân khiến ROA thấp.
Với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng như: sản xuất, chế biến thép, xi măng; lắp ráp xe máy, ô tô;… đòi hỏi về tài sản cố định rất lớn. Vì thế, chỉ số ROA thường khá thấp. Với các công ty trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, truyền thông,… yêu cầu về quá tài sản cố thường thấp hơn, kéo theo ROA cao.
Ngoài ra, doanh nghiệp có ROA cao lên nhờ giảm được “Nợ phải trả” chắc chắn đáng lựa chọn hơn giảm Vốn chủ sở hữu.
Mối quan hệ giữa ROA với ROE
Trước tiên, ta cần xem xét về công thức tính chỉ số ROE và ROA:
- Chỉ số ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu, hay Lợi nhuận sau thuế = ROE * Vốn chủ sở hữu
- Chỉ số ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản, hay Lợi nhuận sau thuế = ROA * Tổng tài sản
Vì vậy, Lợi nhuận sau thuế = ROE * Vốn chủ sở hữu = ROA * Tổng tài sản, hay ROE/ ROA = Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu.
Trong khi đó, Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả, nên ROE/ ROA = (Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả)/ Vốn chủ sở hữu.
Tỷ số ROE/ ROA cũng chính là “Đòn bẩy tài chính” trong kinh doanh và đầu tư. Như vậy, ROA và ROE có mối quan hệ mật thiết. Sự thay đổi của yếu tố này phụ thuộc vào yếu tố kia và ngược lại.
>> Xem thêm: Các chỉ số tài chính chủ doanh nghiệp cần biết khi kinh doanh
Tổng kết lại, chỉ số ROA là phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc hiểu rõ về chỉ số này thực sự rất quan trọng. Hy vọng rằng, bài chia sẻ của bePOS đã giúp bạn có thêm những kiến thức đầy đủ hơn về ROA. Đừng quên ghé thăm blog bePOS mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn nữa.
FAQ
Khi đánh giá một doanh nghiệp, nên chọn ROA hay ROE?
Trên thực tế, để có sự đánh giá đầy đủ và chính xác nhất, nhà đầu tư nên kết hợp đồng thời cả chỉ số ROA lẫn ROE. Trong đó, ROE sẽ tập trung vào việc phân tích hiệu quả sử dụng “Vốn chủ sở hữu” của doanh nghiệp. ROA sẽ tập trung vào việc nhận định hiệu quả quản lý “Tài sản” của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, ROE và ROA bao nhiêu là tốt?
Theo tiêu chuẩn quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp được cho là hoạt động hiệu quả khi đạt mức ROE từ 15% trở lên, mức ROA tương ứng từ 7,5% trở lên. Trong đó, chỉ số ROA cần tăng liên tục và duy trì đà tăng này trong ba năm liên tiếp.
Tuy nhiên, việc đánh giá, xem xét cần đặt trong tham chiếu lĩnh vực kinh doanh là gì, giữa các công ty cùng lĩnh vực và xu thế tăng/ giảm ROA so với các năm trước.
Follow bePOS: