Khả năng thanh toán lãi vay được coi là một tỷ lệ khá quan trọng đối với tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến. Hệ số này thể hiện tổng số doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định có thể trả tiền lãi cho các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp đó. Hãy cùng bePOS hiểu rõ hơn về hệ số khả năng thanh toán lãi vay trong bài viết dưới đây.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là gì?
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio) là một chỉ số thể hiện khả năng đảm bảo chi trả lãi vay của các doanh nghiệp và khả năng tài chính mà doanh nghiệp đó có thể tạo ra được dùng để thanh toán nợ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay được tính toán bằng tỷ lệ nợ và tỷ suất sinh lời. Kết quả này sẽ giúp xác định được khả năng mà doanh nghiệp có thể trả lãi cho các khoản nợ đang còn tồn đọng tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chỉ số tài chính này còn được tính toán bằng cách chia thu nhập của doanh nghiệp trước lãi suất và đóng thuế trong một khoảng thời gian xác định đối với khoản thanh toán lãi của doanh nghiệp trong cùng một thời điểm nhất định.
Ý nghĩa khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số thanh toán lãi vay thường được dùng để phân tích về khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Tỷ số thanh toán lãi vay càng lớn nghĩa là doanh nghiệp đang có dấu hiệu hoạt động sôi nổi, tích cực, khả năng thanh toán nợ ổn định. Còn nếu tỷ số thanh toán lãi vay thấp thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và khả năng thanh toán nợ thấp.
Các chuyên gia kinh tế học thường chọn mức hệ số 2 làm thước đo để đánh giá và đưa ra cảnh báo với các doanh nghiệp đang gặp vấn đề về tài chính. Tỷ lệ trả nợ khoản vay của doanh nghiệp trong những trường hợp này là tương đối thấp.
Khi phân tích và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, ngân hàng/tổ chức tài chính cần phải tiến hành so sánh các chỉ số qua mỗi năm để có thể nhận thấy rõ sự thay đổi theo chiều hướng đi lên hay đi xuống. Hơn nữa, cần tìm hiểu thêm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó trong quá khứ và các tiềm năng có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra sự đánh giá khách quan nhất.
>> Xem thêm: Hệ số thanh toán ngắn hạn là gì? A-Z về hệ số thanh toán ngắn hạn
Công thức tính của khả năng thanh toán lãi vay
Cách tính khả năng thanh toán lãi vay là nội dung hết sức quan trọng mà bạn cần quan tâm. Dưới đây là công thức tính khả năng thanh toán lãi vay:
Khả năng thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi nợ vay)/Lãi nợ vay
Ví dụ: Một doanh nghiệp X có lãi trước thuế và lãi vay là 100.000$. Chi phí tiền nợ lãi hàng năm của doanh nghiệp là 32.000$. Áp dụng công thức tính khả năng thanh toán lãi vay ta có:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp X = 100.000 / 32.000 = 3,125
Qua kết quả này có thể nhận xét rằng:
- Thu nhập của doanh nghiệp X đang cao gấp 3,12 lần chi phí phải trả lãi.
- Khả năng trả lãi của một doanh nghiệp thấp đồng nghĩa với khả năng sinh lời của tài sản của doanh nghiệp thấp.
Chỉ số thanh toán lãi vay thấp chứng tỏ tình trạng suy giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, có thể là giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi doanh nghiệp phải trả. Nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh toán lãi vay và dẫn đến vỡ nợ, phá sản.
Tuy nhiên, trong trường hợp những rủi ro dần được khắc phục vì lãi trước thuế không phải là nguồn thu nhập duy nhất mà doanh nghiệp dùng để thanh toán lãi vay, dòng tiền mặt từ khấu hao do doanh nghiệp tạo ra có thể thay thế dùng để trả nợ.
Doanh nghiệp có thể tạo ra nguồn lợi trước thuế và lãi vay sao cho chỉ số thanh toán lãi vay này ở mức an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
Ví dụ về khả năng thanh toán lãi vay của một doanh nghiệp
Giả sử thu nhập hiện tại của một doanh nghiệp trong một quý nhất định là 825.000$ và doanh nghiệp đó đang có khoản nợ cần phải chi trả cho các khoản thanh toán là 30.000$/tháng. Vậy để có thể tính toán được lãi vay, doanh nghiệp cần phải chuyển các khoản trả lãi hàng tháng thành những khoản thanh toán hàng quý bằng cách nhân hệ số với 3.
Hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp sẽ là:
825.000$ / 90.000$ x (30.000$ x 3) = 9,16
Tỷ số thanh toán lãi vay cao hơn 1,5 này cho thấy hiện tại doanh nghiệp không có vấn đề khó khăn gì về thanh khoản.
Khả năng thanh toán lãi vay bao nhiêu là tốt?
Vậy khi phân tích tài chính doanh nghiệp, khả năng thanh toán lãi vay bao nhiêu là tốt?
Nếu khả năng thanh toán lãi vay của một doanh nghiệp có giá trị 1,5 thì được coi là đạt tỷ lệ tiêu chuẩn đối với tỷ số thanh toán lãi vay của một doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu chỉ số khả năng thanh toán lãi vay này thấp hơn 1,5 thì có khả năng các nhà đầu tư sẽ từ chối đầu tư tiếp vào doanh nghiệp, bởi rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp đó đang khá cao.
Trường hợp chỉ số khả năng thanh toán lãi vay này có giá trị thấp hơn 1, doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản tiền dự trữ để đáp ứng chi phí chênh lệch hoặc vay thêm. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên và không có biện pháp xử lý, doanh nghiệp có có nguy cơ cao bị phá sản.
>> Xem thêm: Tất tần tật bạn cần biết về tỷ số thanh toán nhanh
Như vậy có thể thấy rằng, nhìn vào hệ số khả năng thanh toán lãi vay của một doanh nghiệp, chúng ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa hoàn toàn vào các chỉ số này mà đánh giá khả năng tài chính của cả doanh nghiệp, bởi lẽ các chỉ số này vẫn chưa đánh giá được các yếu tố qua các tài khoản cố định khác như: chi phí cổ tức ưu đãi của doanh nghiệp, chi phí tiền thuê mặt bằng, thuê ngoài, tiền trả nợ gốc,…
Qua bài viết trên của bePOS, hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khả năng thanh toán lãi vay cũng như công thức để tính khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp bạn có thể ước tính được khả năng thanh toán lãi vay để lựa chọn hạn mức vay phù hợp. Đừng quên ghé thăm blog bePOS để có thêm nhiều thông tin hữu ích về kinh nghiệm kinh doanh, quản lý tài chính,… trong doanh nghiệp nhé!
FAQ
Các tiêu chí đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là gì?
Nhóm chỉ số dùng để đánh giá về khả năng thanh toán của một doanh nghiệp bao gồm:
- Chỉ số về khả năng thanh toán tổng quát
- Chỉ số về khả năng thanh toán hiện tại
- Chỉ số về khả năng thanh toán nhanh tại doanh nghiệp
- Chỉ số về khả năng thanh toán tức thời tại doanh nghiệp
- Chỉ số về khả năng thanh toán lãi vay tại doanh nghiệp
- Chỉ số về khả năng chi trả ngắn hạn tại doanh nghiệp
Khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn trên nhiều phương diện và cách tiếp cận. Nhìn chung, khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là các hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay nợ quá hạn phải trả của một doanh nghiệp.
Những hệ số này sẽ là căn cứ để doanh nghiệp xác định được khả năng tài chính trên thực tế ngay tại thời điểm doanh nghiệp xác định khả năng thanh toán. Quá trình tính toán các hệ số dựa trên những mục đích xem xét, đánh giá khác nhau mà đưa đến giá trị khác nhau.
Follow bePOS: