Trang chủBlogs Kinh nghiệm kinh doanhKinh doanh bất động sản là gì? Kinh doanh bất động sản cần gì? 

Kinh doanh bất động sản là gì? Kinh doanh bất động sản cần gì? 

Cập nhật lần cuối: Tháng Ba 03, 2024
Trần Dung
Trần Dung
52 Đã xem

Kinh doanh bất động sản hiện đang là lĩnh vực kinh doanh thu lợi nhuận khủng cho các nhà đầu tư. Bất kỳ ai cũng muốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh này, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ kinh doanh bất động sản là gì? Cùng bePOS tìm hiểu kinh doanh bất động sản là gì và những kinh nghiệm để kinh doanh bất động sản thành công.

Kinh doanh bất động sản là gì?

Theo điều 1, khoản 3 của Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014, kinh doanh bất động sản bao gồm việc đầu tư vốn vào các hoạt động như xây dựng, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản, cung cấp dịch vụ môi giới, sàn giao dịch và tư vấn, quản lý bất động sản với mục đích tạo ra lợi nhuận.

Khái niệm kinh doanh bất động sản là gì?
Khái niệm kinh doanh bất động sản là gì?

Nên bắt đầu kinh doanh bất động sản với loại hình gì? 

Đối với loại hình bất động sản, có thể phân thành các loại như bất động sản nhà ở, thương mại, công nghiệp và nông nghiệp.

Dịch vụ bất động sản nhà ở 

Trong trường hợp của bất động sản nhà ở, việc kinh doanh có thể bao gồm xây dựng nhà mới, mua lại nhà cũ, cho thuê nhà, quản lý khu nhà ở và cung cấp dịch vụ liên quan. Thị trường bất động sản nhà ở thường phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là với sự gia tăng của các dự án căn hộ và nhà ở tại các thành phố lớn.

Bất động sản nhà ở
Bất động sản nhà ở đang phát triển mạnh mẽ

Bất động sản thương mại – dịch vụ 

Bất động sản thương mại – dịch vụ là loại hình bất động sản được dùng để xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ cho mục đích kinh doanh thương mại và dịch vụ, hoặc các công trình khác phục vụ cho hoạt động này.

Các loại bất động sản này bao gồm các tòa nhà trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, cơ sở y tế, hệ thống giáo dục. Việc phát triển dự án trong lĩnh vực này đòi hỏi sự quản lý và vận hành chuyên nghiệp để đảm bảo tính thông suốt và liên kết hiệu quả với các tiện ích trong cùng một khu vực.

Bất động sản công nghiệp – hạ tầng 

Loại hình kinh doanh bất động sản này liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp (KCN), các tòa nhà dành cho nghiên cứu, sản xuất hoặc lưu trữ hàng hóa. Đây là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư.

Hiện tại, các dự án KCN, nhà xưởng cho thuê và các dự án đầu tư để phục vụ hoạt động sản xuất đều đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ. Sự khan hiếm ngày càng trở nên rõ ràng do nhu cầu không được đáp ứng đủ, đặc biệt là khi các công ty có nguồn vốn nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam và nhu cầu tăng cao.

Bất động sản khu công nghiệp
Bất động sản khu công nghiệp ngày càng khan hiếm và có giá trị

Kinh doanh bất động sản đất 

Loại hình bất động sản này thường được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như đất nền, đất dự án, trang trại, đất trồng cây hoặc chăn nuôi. Mặc dù đất trong nhóm này thường chưa phát triển nhưng lại thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Bất động sản đất không bao giờ giảm nhiệt do tính đơn giản của pháp lý cùng với việc vốn đầu tư thấp nhưng vẫn mang lại tiềm năng sinh lời cao. Nhiều nhà đầu tư thường mua đất gần các thành phố lớn vì việc xin giấy phép và bán cho các cá nhân có nhu cầu dễ dàng hơn.

Điều kiện kinh doanh bất động sản 

Điều kiện để nhà ở được đưa vào kinh doanh bất động sản 

Để đưa nhà ở vào kinh doanh bất động sản, cần tuân thủ các điều kiện quy định tại Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 như sau:

Đối với nhà ở có sẵn:

  • Đảm bảo rằng nhà ở đã được đăng ký quyền sử dụng đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp nhà ở nằm trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
  • Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Đối với nhà ở hình thành trong tương lai:

  • Có đầy đủ giấy tờ hợp pháp bao gồm giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, bản vẽ thi công được phê duyệt, và giấy phép xây dựng (nếu cần).
  • Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ dự án
  • Trước khi thực hiện việc bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư cần thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh và đợi phản hồi trong thời hạn 15 ngày.

Điều kiện này cần được tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn trong giao dịch bất động sản.

Điều kiện bất động sản nhà ở được kinh doanh
Điều kiện để bất động sản nhà ở được đưa vào kinh doanh

Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản 

Để kinh doanh bất động sản, các tổ chức và cá nhân phải tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều 10 của Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 như sau:

  • Đối với tổ chức và cá nhân kinh doanh bất động sản, cần thành lập một doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và có vốn đầu tư không thấp hơn 20 tỷ đồng.
  • Kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức và cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên.

Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có thể thực hiện giao dịch bất động sản mà không cần thành lập doanh nghiệp trong các trường hợp như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước.

Điều kiện cá nhân tổ chức kinh doanh BĐS
Cá nhân, tổ chức cần thành lập công ty để kinh doanh bất động sản

>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nội thất thu lợi nhuận khủng 

Bất động sản nào được đưa vào kinh doanh bất động sản?

Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 quy định các loại hình bất động sản được phép kinh doanh bao gồm:

  • Nhà và các công trình đang trong quá trình xây dựng.
  • Các công trình được cấp phép kinh doanh là tài sản công.
  • Đất được phép chuyển nhượng và cho thuê.
  • Loại hình bất động sản được phép thực hiện kinh doanh.
Loại hình bất động sản được phép kinh doanh
Loại hình bất động sản được phép kinh doanh bất động sản là gì?

Các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản là gì? 

Theo Luật Kinh doanh Bất động sản, các hành vi bị cấm của tổ chức và nhân viên kinh doanh bao gồm:

  • Kinh doanh các loại hình bất động sản không đáp ứng các quy định pháp luật.
  • Ra quyết định đầu tư dự án không phù hợp với các kế hoạch, quy hoạch đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.
  • Cung cấp thông tin không công khai, không đầy đủ hoặc không trung thực về bất động sản.
  • Thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, trốn thuế trong kinh doanh bất động sản.
  • Chiếm dụng vốn trái phép hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích.
  • Không thực hiện hoặc không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
  • Tự ý cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới không đúng quy định.
  • Thu phí, lệ phí không đúng quy định của pháp luật trong kinh doanh bất động sản.
Hành vi bị cấm khi kinh doanh bất động sản
Pháp luật quy định các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản

>> Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm, hướng dẫn kinh doanh mô hình Airbnb 

Hy vọng bài viết của bePOS đã giúp bạn hiểu kinh doanh bất động sản là gì, kinh doanh bất động sản cần gì? Kinh doanh bất động sản là một ngành nghề cả khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, bạn cần có hiểu biết đầy đủ các quy định, luật pháp về kinh doanh bất động sản để tránh các vi phạm rủi ro.

FAQ 

Nguyên tắc kinh doanh bất động sản là gì? 

Kinh doanh loại hình này phải tuân thủ các nguyên tắc:

  • Bình đẳng trước pháp luật và tự do thỏa thuận hợp pháp.
  • Bất động sản phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo Luật.
  • Kinh doanh được phép ngoài khu vực quốc phòng, an ninh, tuân theo quy hoạch và được cơ quan nhà nước phê duyệt.

Một số văn pháp pháp luật quy định về kinh doanh bất động sản là gì? 

Một số văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh bất động sản ở Việt Nam: Luật Đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Xây dựng năm 2020, Nghị định 01/2017/NĐ-CP,…