Trang chủBlogs Bán lẻKinh nghiệm “xương máu” khi kinh doanh giày dép cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm “xương máu” khi kinh doanh giày dép cho người mới bắt đầu

Cập nhật lần cuối: Tháng tám 08, 2023
Chu Hanh
1261 Đã xem

Cũng như quần áo hay các mặt hàng thời trang, kinh doanh giày dép đã và đang cho thấy sức hút vô cùng to lớn đối với nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, để có thể nhận về quả ngọt, bạn cần tích lũy những kinh nghiệm nhất định về vốn, chiến lược kinh doanh giày dép,… Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ chia sẻ những kinh nghiệm đắt giá mà bạn không nên bỏ qua khi kinh doanh mặt hàng này. 

Có nên kinh doanh mặt hàng giày dép hay không?

Thời trang, giày dép luôn là một trong những lĩnh vực kinh doanh có khả năng thành công cao ngay cả với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Một số ưu điểm khi bạn lựa chọn kinh doanh mặt hàng này đó là:

Nhu cầu của thị trường cao và không ngừng mở rộng

Nằm trong danh mục hàng hóa thiết yếu, giày dép luôn có nhu cầu cao đối với thị trường. Sự phát triển của dòng sản phẩm này còn được tạo đà khi quy mô dân số mở rộng, thị hiếu sử dụng của mỗi người tiêu dùng tăng. Ví dụ: Đối với một sinh viên, giày dép đi học khác giày dép phục vụ nhu cầu thể thao, giày dép đi chơi và du lịch khác giày dép tại nhà.

Từ chỗ chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại thông thường, hiện nay, giày dép còn phải đảm bảo tính thời trang, thẩm mỹ và thể hiện một phần cá tính của người sở hữu. Tất cả những yếu tố trên giúp thị trường giày dép đã, đang và sẽ không ngừng mở rộng.

nen-kinh-doanh-giay-dep-khong
Có nên kinh doanh mặt hàng giày dép hay không?

Vốn đầu tư ban đầu khá thấp

So với nhiều lĩnh vực khác, vốn ban đầu đối với kinh doanh giày dép tương đối “khiêm tốn”. Đây là một lợi thế tuyệt vời dành cho những cá nhân trẻ, những người không có nhiều tiềm lực kinh tế nhưng mong muốn khởi nghiệp. 

Một ưu điểm nữa là khả năng xoay vòng vốn trong kinh doanh giày dép khá nhanh, thường chỉ sau vài tháng bán hàng. Do đó, vốn đã hấp dẫn thì nay việc bán các loại giày dép càng trở nên thu hút hơn.

Dễ tìm kiếm nguồn cung

Nguồn cung giày dép thực sự rất lớn. Bạn có thể tìm đến các xưởng sản xuất, gia công; các chợ đầu mối, các đại lý nhập khẩu giày dép nước ngoài,… Tuy nhiên, mỗi nguồn cung sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau nên cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn. 

nguon-cung-kinh-doanh-giay-dep
Kinh doanh giày dép có nhiều nhiều nguồn nhập hàng, mẫu mã đa dạng

Thủ tục pháp lý đỡ “khắt khe” hơn

Muốn hoạt động nhà hàng, khách sạn, quán cà phê,… bạn không những phải đảm bảo giấy phép đăng ký kinh doanh mà cần có nhiều giấy tờ, thủ tục pháp lý khác: chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ,…

Điều này không chỉ là cản trở trong quá trình thành lập cửa hàng, nó còn là áp lực rất lớn suốt thời gian duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Ngược lại, thủ tục pháp lý đối với lĩnh vực kinh doanh giày dép dễ dàng hơn rất nhiều.

Phù hợp với nhiều hình thức/phương thức bán hàng

Sự phát triển của công nghệ mang đến hình thức bán hàng trực tuyến vô cùng tiềm năng. Kinh doanh giày dép là lĩnh vực đủ “linh hoạt” để tiếp nhận những thay đổi tuyệt vời này. Bạn có thể bán giày dép trực tiếp, bạn cũng có thể kinh doanh giày dép online hay thậm chí kết hợp cả hai hình thức với nhau. 

mo-cua-hang-kinh-doanh-giay-dep-online-hoac-offline
Có thể chọn mở cửa hàng giày dép online hoặc offline

Kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn?

Số vốn mở cửa hàng kinh doanh giày dép dao động từ 90 – 100 triệu đồng

Kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn là thắc mắc của những người mới bắt đầu. Dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn liệt kê một số khoản chi phí cơ bản, quan trọng nhất:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Đối với hình thức kinh doanh online, thì khoản này không trong danh sách. Còn với những cửa hàng offline, bạn phải tìm mặt bằng thuê nhà và chuẩn bị tiền cọc thuê theo kỳ hoặc năm. Giá thuê nhà kinh doanh dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng, có thể chênh lệch tùy theo địa điểm.
  • Chi phí nhập hàng: Nếu kinh doanh giày dép cao cấp, bạn cần tối thiểu 20 – 30 triệu đồng để nhập hàng. Đối với giày dép Quảng Châu, phân khúc bình dân, giá nhập hàng có thể giảm xuống dưới 20 triệu. Ngoài ra, chi phí này cũng phụ thuộc vào kế hoạch nhập hàng số lượng ít hay nhiều.
  • Chi phí thuê nhân công: Cửa hàng quy mô nhỏ chưa cần thuê nhân sự ngay lập tức, nếu bạn có thể tự quản lý. Khi khối lượng công việc tăng, bạn sẽ cần thêm nhân sự hỗ trợ, thuê dưới hình thức fulltime hoặc parttime. Lương trả cho nhân viên bán hàng giày dép là khoảng 20 – 30 nghìn đồng/giờ.
  • Chi phí dự trù: Thời gian đầu chưa phát sinh lãi, thì tiền dự trù giúp bạn giải quyết chi phí điện nước, xử lý hàng tồn,… Chi phí dự trù thường chiếm từ 5% tổng ngân sách, có thể rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng.
  • Chi phí mua phần mềm quản lý bán hàng: Nhiều cửa hàng kinh doanh giày dép mua phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ kinh doanh, giải quyết vấn đề thiếu nhân sự. Giá mua phần mềm khá đa dạng, có thể trả theo tháng/kỳ/năm, hoặc mua đứt. Một số phần mềm cho dùng miễn phí thời gian đầu, sau đó trả tiền từ 300 nghìn đồng/tháng.
von-kinh-doanh-giay-dep
Số vốn bỏ ra phụ thuộc vào mô hình kinh doanh giày dép và nhiều yếu tố khác

Bật mí 8 bước kinh doanh giày dép siêu lợi nhuận cho người mới

Lựa chọn hình thức kinh doanh

Mở shop giày chính hãng

Tâm lý chung hiện nay là khách hàng thích sử dụng giày dép chính hãng, chất lượng cao. Lý do bởi, đây là những phụ kiện thời trang dùng lâu năm, tính ứng dụng cao, phục vụ tốt nhu cầu hàng ngày. Vì vậy, nếu có đủ vốn, bạn có thể chọn kinh doanh giày dép chính hãng.

Cách thực hiện là nhập chính hãng từ các web quốc tế, hoặc đăng ký làm đại lý phân phối của nhà sản xuất. Ngoài ra, nếu có người quen tại nước ngoài, bạn có thể nhờ họ mua hàng xách tay chính hãng, với chính sách giá cả ưu đãi. Hơn nữa, các cửa hàng miễn thuế tại sân bay cũng là lựa chọn bạn nên tham khảo.

mo-shop-giay-chinh-hang
Mở shop giày chính hãng, phục vụ khách hàng thu nhập cao

Mở cửa hàng giày dép Quảng Châu

Cách bán giày dép hiệu quả hiện nay là nhập hàng từ Quảng Châu. Các sản phẩm tại đây được sản xuất hàng loạt với mẫu mã đa dạng, giá cả phù hợp nhiều tệp khác nhau và đặc biệt là nhanh chóng cập nhật xu hướng mới.

Bạn nên tự đi đến Quảng Châu để tìm nguồn hàng và chọn lựa sản phẩm. Một số chợ giày dép nổi tiếng tại Quảng Châu là:

  • Chợ giày Âu Lục: Chợ nằm tại số 24, đường Trạm Tây, chuyên bán giày Quảng Châu cao cấp, mẫu mã độc đáo. Tuy nhiên, vì chất lượng tốt, nên giá nhập tại chợ này không hề rẻ, chủ shop cần cân nhắc kỹ khả năng tài chính.
  • Chợ Xing Hao Pan: Chợ là tòa nhà 5 tầng, bày bán giày dép đến  từ hơn 1300 nhà sản xuất khác nhau. Các sản phẩm tại đây đều là hàng Quảng Châu cao cấp, giá khá đắt, nhưng chất lượng thì không phải nghĩ ngợi.
  • Khu chợ Metropolis Shoes City: Khu chợ nằm trên đường Jiefang nan Lu, chuyên cung cấp các mặt hàng bình dân, giá ưu đãi. Có thể nói, đây là thiên đường cho các chủ shop ít vốn, bởi dù giá rẻ nhưng sản phẩm nhập về vẫn có chất lượng đảm bảo.
nhap-giay-quang-chau
Nhập giày từ các chợ đầu mối Quảng Châu

>> Xem thêm: A-Z kinh nghiệm nhập giày Quảng Châu cho người mới mở shop

Mở shop bán giày dép online

Điểm chung của mô hình đại lý hay nhà bán lẻ giày dép là cần mặt bằng kinh doanh, cần sự đầu tư đáng kể về vốn. Còn kinh doanh giày dép online dường như khắc phục được những đòi hỏi ấy. 

Đối với hình thức này, bạn vẫn có thể xây dựng cửa hàng, vẫn có thể đầu tư kho bãi,… Tuy nhiên, nếu là một bạn trẻ, một bạn sinh viên, một nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập, bán giày dép trực tiếp có vẻ khó thực hiện hơn rất nhiều.

Những điều này đã phần nào giải thích tại sao kinh doanh online nói chung và giày dép trực tuyến nói riêng ngày càng nhận được sự thu hút lớn, nhất là trong mùa dịch.

Mở cửa hàng giày dép order Trung

Nếu không có điều kiện sang Quảng Châu xem hàng, bạn hãy chọn hình kinh doanh giày dép order từ sàn thương mại điện tử. Ưu điểm của hình thức này là chủ shop được nhập hàng với mức giá gốc tận xưởng, phù hợp người ít vốn. Hơn nữa, các sản phẩm trên sàn cực đa dạng về mẫu mã, size số, cập nhật nhanh chóng theo trend mới.

order-giay-trung-quoc
Mô hình kinh doanh giày dép order từ sàn thương mại điện tử Trung Quốc

Tuy nhiên, việc order từ Trung có thể gây khó khăn với những chủ shop không thạo tiếng, dẫn đến khó thương lượng giá cả và khó thao tác trên sàn. Hơn nữa, hiện nay các sàn thương mại điện tử tại đây không hỗ trợ vận chuyển hàng trực tiếp từ Quảng Châu về Việt Nam. Vì vậy, nếu kinh doanh giày dép theo hình thức này, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của bên thứ 3.

Chọn mặt bằng kinh doanh

Thực chất, kinh doanh giày dép không đòi hỏi quá nhiều về mặt bằng. Có thể thấy, rất nhiều bạn trẻ nhập giày chính hãng vẫn thuê mặt bằng trong hẻm ngõ, hoặc tầng trên của tòa nhà. Để lựa chọn mặt bằng phù hợp, thì bạn cần tính đến hình thức cửa hàng và khách hàng hướng tới.

Với tệp khách hàng trung niên, thu nhập cao, thì bạn nên mở cửa hàng offline và thuê nhà mặt đường, có chỗ để xe thoải mái. Tệp khách hàng trẻ thì “dễ” hơn trong vấn đề này, bạn có thể bán hàng online 100%, hoặc online kết hợp mặt bằng nhỏ để tiết kiệm chi phí.

thue-mat-bang-kinh-doanh
Thuê mặt bằng kinh doanh phù hợp ngân sách

Chuẩn bị vốn

Giả sử bạn có số tiền nhàn rỗi lớn và muốn đầu tư vào kinh doanh giày dép, đừng ngần ngại xây dựng hoặc thuê mặt bằng kinh doanh, đào tạo đội ngũ nhân sự bán hàng chất lượng. Bởi xét tổng quan, sở hữu một hệ thống bán hàng trực tiếp luôn đảm bảo tính chủ động, sự ổn định mang tính lâu dài hơn.

Trường hợp không có nhiều vốn, thì bạn cần cần căn bằng nhiều yếu tố khác nhau, như tệp khách hàng, giá sản phẩm, ngân sách hiện có,… Tính toán chi phí cẩn trọng giúp bạn tránh tình trạng thu lỗ, tối đa hóa lợi nhuận khi có doanh số bán hàng.

Tìm nguồn hàng, nhập hàng giày dép

Ở phía trên, bePOS đã giới thiệu bạn một số cách nhập hàng phổ biến, như order từ sàn thương mại điện tử quốc tế, nhập hàng xách tay, hợp tác nhà sản xuất,… Về cơ bản, mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với điều kiện của từng chủ shop.

tim-nguon-hang-giay-dep
Tìm nguồn hàng giày dép giá hợp lý, chất lượng đảm bảo

Tuy nhiên, dù chọn phương thức nào, thì bạn vẫn nên đặt lợi ích sản phẩm lên hàng đầu, tránh nhập hàng giả, hàng nhái. Ngay cả khi nhập sản phẩm giá rẻ no brand tại chợ đầu mối, bạn vẫn cần đánh giá liệu chất lượng giày có đạt tiêu chuẩn tối thiểu không, nhằm tránh những rắc rối liên quan đến người tiêu dùng sau này.

>> Xem thêm: Tổng hợp các nguồn sỉ giày dép nữ giá ưu đãi chủ shop phải biết

Định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm khéo léo giúp shop kinh doanh giày dép nhanh chóng thu hút khách hàng. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp định giá phổ biến như:

  • Định giá trên sự cạnh tranh: Với cách này, bạn tham khảo giá của các đối thủ đang bày bán sản phẩm tương tự. Ngoài ra, nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá là uy tín của shop, các tiện ích kèm theo,…
  • Định giá trên giá nhập sản phẩm: Bạn tính toán quy trình mua hàng, vận chuyển hàng hóa về Việt Nam để bày bán. Giá sản phẩm cuối cùng đưa ra thị trường sẽ phụ thuộc vào điều này.
  • Định giá theo giai đoạn: Ví dụ, ở giai đoạn sản phẩm mới, chưa nhiều người bán, thì mức giá cao sẽ cao hơn. Sau đó, chủ shop giảm giá dần dần cùng sự phổ biến của sản phẩm để tiếp cận nhiều tệp người dùng.
gia-giay-dep-thi-truong
Cách bán giày dép hiệu quả là tham khảo giá trên thị trường

Hoàn thiện thủ tục mở shop giày dép

Nếu có ý định thuê mặt bằng để kinh doanh giày dép, bạn cần đăng ký với cơ quan nhà nước. Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ nộp lên cơ quan có thẩm quyền tại quận/huyện, nhận kết quả sau 3 – 5 ngày làm việc. Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh cần những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, hoặc doanh nghiệp.
  • Nếu là doanh nghiệp thì cần điều lệ, là hộ kinh doanh thì có thể thêm biên bản họp hộ kinh doanh, biên bản ủy quyền,…
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của chủ hộ kinh doanh, hoặc đại diện của doanh nghiệp, như CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.
  • Một số giấy tờ khác như giấy thuê mặt bằng kinh doanh, hợp đồng nhập hàng giày dép, hợp tác cùng nhãn hàng,…
thu-tuc-mo-shop-giay
Nghiên cứu quy định pháp lý kinh doanh giày dép

Quảng cáo bán hàng

Kinh doanh giày dép, cũng như bất cứ ngành nghề nào, đều cần lên kế hoạch marketing. Cửa hàng quy mô lớn cần kế hoạch khai trương, thuê bảng hiệu quảng cáo, tổ chức sự kiện,… Với những shop nhỏ, shop online, bạn nên đẩy mạnh marketing online. Ví dụ, lập fanpage đăng nội dung hấp dẫn, quay video TikTok, lập gian hàng Shopee,…

Quản lý cửa hàng giày dép (mã hàng, tồn kho, doanh thu,…)

Đối với ngành bán lẻ, quản lý kho hàng là nhiệm vụ phải thực hiện thật tốt. Nếu không, tình trạng thất thoát, gian lận hàng hóa sẽ dẫn đến sụt giảm doanh thu, thậm chí là thua lỗ. Không chỉ tránh thất thoát, việc quản lý kho hàng cũng giúp bạn nắm bắt những sản phẩm nào đang bán chạy, được yêu thích bởi ai,…

Bên cạnh kho hàng, shop kinh doanh giày dép phải kiểm soát vấn đề thu chi. Trong trường hợp doanh thu sụt giảm, chủ shop cần phân tích nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, tất cả những nhiệm vụ trên khá khó khăn, đặc biệt với người mới chưa nhiều kinh nghiệm.

san-pham-giay-dep-da-dang
Sản phẩm giày dép đa dạng, cửa hàng cần quản lý chặt chẽ để tránh nhầm lẫn

Nhằm khắc phụ tình trạng này, chủ shop có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng, ví dụ như bePOS. Đây là công cụ đắc lực giúp khai thác tối đa khả năng quản lý, tiếp thị cũng như giải quyết các vấn đề trong bán hàng nói chung và rủi ro kinh doanh giày dép nói riêng.

Một số tính năng của phần mềm quản lý bán hàng giầy dép bePOS là:

  • Quản lý thông tin giày dép theo mẫu mã, size số, thương hiệu,….
  • Quản lý tình trang xuất nhập tồn kho, nhận biết các mặt hàng bán chạy và đang tồn nhiều.
  • Quản lý chi phí cửa hàng, ghi nhận doanh thu theo từng thời kỳ, trực quan hóa theo bảng biểu để chủ shop tiện so sánh.
  • Quản lý nhân viên, phân quyền, chấm công, đánh giá hoạt động theo ca làm việc.
  • Thu nhận thông tin khách hàng phục vụ mục đích marketing, chăm sóc khách hàng tiềm năng.
phan-mem-quan-ly-cua-hang-giay-dep-bepos
Phần mềm quản lý bán hàng giày dép bePOS miễn phí trọn đời

Nếu là chủ shop quy mô nhỏ, mới thành lập, bạn hãy tham khảo ngay Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI của bePOS, đảm bảo những tính năng kinh doanh quan trọng nhất. Đội ngũ nhân viên của bePOS sẽ tư vấn từ A-Z khi bạn liên hệ qua hotline 0247  771 6889 hoặc điền vào form đăng ký dưới đây!

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]

Hy vọng rằng, qua những chia sẻ trên đây, bạn có thể áp dụng được những kinh nghiệm hữu ích trong hoạt động kinh doanh giày dép của mình. Đừng quên theo dõi blog bePOS để có thêm nhiều thông tin mới về đầu tư, kinh doanh và khởi nghiệp.

FAQ

Rủi ro kinh doanh giày dép là gì?

Rủi ro khi kinh doanh giày dép là hàng bị tồn kho nhiều. Bởi, thời trang là lĩnh vực thay đổi rất nhanh theo ngày giờ, luôn xuất hiện trend mới. Nếu không nắm bắt tốt, bạn sẽ bị đối thủ bỏ xa và khó xử lý các mặt hàng tồn kho hiện có, dẫn đến mất kiểm soát tài chính và thua lỗ.

Kinh doanh giày dép có lãi không?

Không có đáp án chung cho câu hỏi kinh doanh giày dép có lãi không. Điều đó phụ thuộc nhiều vào điều kiện từng người. Về cơ bản, thời trang là ngành hàng kinh doanh không bao giờ lỗi thời, luôn có nhu cầu cao, nên bạn chẳng cần lo không có khách hàng. Tuy nhiên, nếu làm việc thiếu kế hoạch, không tính toán kỹ lưỡng, thì tình hình thua lỗ là hoàn toàn dễ xảy ra.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/kinh-doanh-giay-dep/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]