Trang chủBlogs Bán lẻKinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe ô tô chi tiết nhất năm 2024

Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe ô tô chi tiết nhất năm 2024

Tháng Ba 03, 2024
Avatar
Chu Hanh
52 Đã xem

Nền kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng ô tô của con người cũng ngày càng tăng. Không quá khó khăn để một gia đình thu nhập khá có thể mua sắm một chiếc ô tô. Vì thế, kinh doanh phụ tùng ô tô đang là ngành nghề có tiềm năng thu lợi nhuận cao vì đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng bePOS tham khảo kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô chi tiết nhất.

Có nên kinh doanh phụ tùng ô tô không?

Khi nhu cầu về phương tiện di chuyển thuận tiện ngày càng trở nên quan trọng, việc sử dụng ô tô của các gia đình, doanh nhân và người lao động cũng ngày càng tăng. Đồng thời, nhu cầu sửa chữa và nâng cấp cho các xe cũng đang tăng lên. Có thể thấy, ngành kinh doanh phụ tùng và phụ kiện ô tô là một lĩnh vực tiềm năng với nhiều cơ hội thuận lợi.

Tuy nhiên, ngành kinh doanh phụ tùng ô tô cũng đối mặt với những thách thức nhất định. Để vận hành một cửa hàng phụ tùng ô tô thành công, chủ kinh doanh cần có hiểu biết sâu về ngành và có kiến thức cũng như kỹ năng để tư vấn cho khách hàng.

Tiềm năng kinh doanh phụ tùng ô tô
Kinh doanh phụ tùng ô tô là lĩnh vực có nhu cầu cao

Bởi vì tiềm năng phát triển của ngành này, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bạn sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt và cần tạo ra sự khác biệt để cạnh tranh trên thị trường.

Ở thị trường Việt Nam, ngành kinh doanh phụ tùng và linh kiện ô tô đang là ngành nghề phát triển mạnh. Không khó để thấy các cửa hàng chuyên kinh doanh phụ tùng ô tô mọc lên ở nhiều địa điểm, từ các trung tâm đô thị đến các tuyến đường quốc lộ. Đây vẫn là lĩnh vực để các chủ kinh doanh đáng đầu tư vì lợi nhuận cao.

Mở cửa hàng phụ tùng ô tô cần bao nhiêu vốn?

Theo khảo sát, chi phí khởi đầu để mở một cửa hàng phụ tùng ô tô sẽ dao động từ 200 đến 500 triệu đồng.

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng cho cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô có thể biến động tùy thuộc vào vị trí, kích thước và tiện ích của mặt bằng, cũng như khu vực địa lý. Trong các khu vực đô thị lớn, giá thuê có thể cao hơn so với khu vực nông thôn hoặc ngoại ô.

Trong một số trường hợp, chi phí thuê có thể được thỏa thuận dựa trên hợp đồng giữa chủ nhà và người thuê, hoặc có thể thay đổi theo thời gian hoặc điều kiện đặc biệt khác. Thông thường để thuê một cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô tại các khu vực đông dân cư tại các tuyến đường lớn, giao thông thuận tiện, bạn cần chi trả từ 20 – 30 triệu đồng/tháng. Đồng thời, bạn cần cọc tiền thuê từ 6 tháng – 1 năm. Vì thế chi phí này không hề nhỏ.

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh phụ tùng ô tô
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh phụ tùng ô tô phụ thuộc nhiều yếu tố

Chi phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng phụ tùng ô tô cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc xuất xứ, số lượng phụ tùng nhập vào, loại hình vận chuyển, chi phí liên quan đến hải quan, thuế nhập khẩu, vận chuyển và bảo hiểm. Bạn nên nhập đa dạng các loại phụ tùng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chi phí nhập hàng cho một cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô quy mô vừa dao động khoảng 100 – 200 triệu đồng. Với cửa hàng quy mô lớn hơn, chi phí nhập hàng có thể lên tới 300 – 400 triệu đồng.

Chi phí nhập hàng kinh doanh phụ tùng ô tô
Chi phí nhập hàng kinh doanh phụ tùng ô tô chiếm phần lớn nguồn vốn

Chi phí trang trí cửa hàng

Chi phí trang trí cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng, phong cách trang trí mong muốn. Dưới đây là một số khoản chi phí trang trí cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô:

  • Nội thất và thiết bị: Bao gồm đồ nội thất như bàn, ghế, kệ để trưng bày sản phẩm, tủ kính, đèn chiếu sáng, máy lạnh,….
  • Trang trí ngoại thất: Chi phí cho việc trang trí bên ngoài cửa hàng, bao gồm biển hiệu, bảng quảng cáo, hệ thống đèn chiếu sáng bên ngoài,…
  • Thiết kế nội thất và trang trí: Chi phí để thuê nhà thiết kế nội thất để tạo ra không gian bán hàng chuyên nghiệp. Đối với cửa hàng nhỏ, ngân sách hạn chế, bạn có thể tham khảo các thiết kế trên internet và áp dụng để tiết kiệm chi phí này.
  • Sản phẩm trang trí: Chi phí mua các vật phẩm trang trí như tranh ảnh, cây cối, hoa,…
  • Công cụ và vật liệu xây dựng: Chi phí công cụ và vật liệu xây dựng như sơn, gỗ,…

Tổng chi phí trang trí cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô dao động từ 70 – 100 triệu đồng.

Chi phí trang trí cửa hàng
Để mở cửa hàng phụ tùng ô tô, bạn cần bỏ chi phí trang trí cửa hàng

>> Xem thêm: Vốn kinh doanh phụ tùng xe máy là bao nhiêu? 

Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô siêu lãi

Nghiên cứu thị trường

Kinh nghiệm quan trọng đầu tiên trong kinh doanh phụ tùng ô tô là thực hiện nghiên cứu thị trường. Bước này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mức độ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng, từ đó đề xuất các chiến lược tăng doanh thu hiệu quả hơn.

Đầu tiên, chủ kinh doanh cần nghiên cứu về khách hàng mục tiêu của cửa hàng. Bạn cần tiến hành một cuộc khảo sát khách hàng xung quanh vị trí dự định mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô. Sau đó, thu thập ý kiến phản hồi và quan sát hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Từ kết quả khảo sát khu vực dự định mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về điều kiện sống của cư dân địa phương, nhu cầu mua sắm của họ và mong muốn liên quan đến ô tô và xe máy. Từ đó, bạn có thể chọn lựa một nguồn cung phụ tùng ô tô phù hợp, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này.

Đồng thời, chủ kinh doanh cần nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong khu vực để hiểu về điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh của họ. Từ đó, bạn có thể tìm ra những điểm vượt trội, sự khác biệt của cửa hàng của mình để cạnh tranh hiệu quả.

Nghiên cứu thị trường phụ tùng ô tô
Trước khi mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô cần nghiên cứu thị trường

Tính toán vốn phụ tùng ô tô

Bước tiếp theo, chủ kinh doanh cần tính toán nguồn vốn để kinh doanh phụ tùng ô tô. Bạn nên liệt kê các khoản chi phí chi tiết, từ chi phí thuê mặt bằng, sửa sang cửa hàng, chi phí nhập hàng, chi phí thuê nhân viên, các khoản chi phí phát sinh,…. Tính toán chi tiết ngân sách sẽ giúp bạn linh hoạt trong quá trình kinh doanh, tránh thiếu hụt nguồn vốn và kinh doanh thua lỗ.

Đăng ký kinh doanh

Trong quá trình đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần thu thập mọi thông tin liên quan như tên, địa chỉ cư trú, thông tin cá nhân (như số chứng minh nhân dân), và chữ ký của người đại diện. Tất cả các thông tin này phải được cung cấp đầy đủ và chính xác. Ngoài ra, người đại diện kinh doanh cần phải đủ 18 tuổi trở lên.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cần bao gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
  • Danh sách chi tiết về các thành viên tham gia vào hoạt động kinh doanh.
  • Hồ sơ cá nhân của các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh, bao gồm chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hạn.
  • Hợp đồng thuê nhà (đối với trường hợp thuê mặt bằng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp sử dụng mặt bằng do thành viên sở hữu).

Quy trình đăng ký kinh doanh phụ tùng ô tô bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Bước 2: Gửi hồ sơ tới UBND của quận (hoặc huyện) nơi mà cửa hàng được đặt.

Bước 3: Cán bộ cơ quan kiểm tra hồ sơ của hộ kinh doanh.

Bước 4: Nhận hồ sơ nếu đầy đủ tài liệu yêu cầu.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ sẽ thông báo lý do và yêu cầu bổ sung. Thời gian hoàn tất hồ sơ là 5 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh trước khi mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô

Thuê mặt bằng cửa hàng

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và chiến lược mà bạn muốn triển khai, bạn có thể chọn lựa một mặt bằng phù hợp. Ví dụ, nếu bạn muốn kinh doanh phụ tùng ô tô kết hợp với dịch vụ sửa chữa, bạn sẽ cần một mặt bằng rộng rãi, đủ cho việc sửa chữa 1-2 ô tô cùng một lúc và lưu trữ các loại phụ tùng, linh kiện ô tô.

Vì khách hàng của bạn là những người đi ô tô và họ cần một nơi dễ dàng tìm thấy và có thể dừng đỗ để tiện lợi cho việc sửa chữa. Vì vậy, hãy cố gắng chọn một vị trí giao thông thuận lợi, dễ dàng dừng và đỗ xe để kinh doanh hiệu quả.

Lựa chọn nhà cung cấp

Tìm kiếm nhà cung cấp là yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần đặc biệt chú ý. Bởi chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Bạn có thể tìm nguồn cung sỉ, lẻ hoặc trở thành đại lý, nhà phân phối cho các thương hiệu phụ tùng ô tô.

Làm đại lý phân phối chính thức của các thương hiệu là hình thức được nhiều cửa hàng áp dụng để tìm nguồn hàng nội địa. Tùy thuộc vào nguồn vốn, bạn có thể lựa chọn thương hiệu phù hợp và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trở thành đại lý chính thức giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo nguồn cung ổn định và ít gián đoạn.Tuy nhiên, việc trở thành đại lý chính thức cũng đồng nghĩa với việc phải tuân thủ các chính sách và điều kiện của thương hiệu.

Tìm nguồn cung hàng phụ tùng ô tô
Tìm nguồn cung hàng phụ tùng ô tô

Nguồn cung hàng từ các đại lý bán buôn cũng là một lựa chọn phổ biến. Các đại lý này thường gần khu vực kinh doanh của bạn, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Họ cung cấp một loạt các sản phẩm đa dạng và chất lượng, với các mức giá sỉ phù hợp và chính sách nhập hàng linh hoạt.

Một lựa chọn khác là nhập hàng từ nước ngoài, đặc biệt là các sản phẩm độc đáo và hiếm có. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi sự cẩn trọng và nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hãy tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước để giảm thiểu rủi ro và nhập được nguồn hàng nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Lựa chọn mặt hàng kinh doanh

Các sản phẩm phụ tùng và phụ kiện ô tô khá đa dạng, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau. Để tối ưu hóa chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh, bạn có thể tập trung vào một số loại sản phẩm và thương hiệu cụ thể.

Một số loại phụ tùng phổ biến để kinh doanh:

  • Phụ tùng theo xe: Đây là các sản phẩm dành riêng cho từng dòng xe, từng thương hiệu
  • Phụ tùng động cơ: Gồm các hệ thống như phân phối khí, làm mát, bôi trơn, cung cấp nhiên liệu,….
  • Phụ tùng gầm: Các phụ tùng liên quan đến hệ thống phanh, hộp số, hệ thống lái và các thành phần khác của phần dưới xe.
  • Phụ tùng thân, vỏ: Các bộ phận như cản trước, cản sau, khung xương, kính và các phụ tùng khác liên quan đến bề ngoài của xe.
  • Phụ tùng điện, điều hòa: Các bộ phận liên quan đến hệ thống điều hòa, công tắc, cầu chì, dây điện và các linh kiện điện tử khác.
  • Phụ tùng khác: Bao gồm trang thiết bị an toàn, dây curoa, cụm tăng tổng,….

Quản lý hàng hóa, cửa hàng

Một cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô có hàng trăm, hàng nghìn mẫu hàng, việc quản lý số lượng hàng hóa và các mẫu mã sản phẩm trong cửa hàng không phải là điều dễ dàng. Điều này đặt ra một thách thức lớn về kiểm kê và quản lý hàng hóa.

Để đảm bảo hiệu quả trong quản lý cửa hàng, chủ kinh doanh cần áp dụng các quy trình và hệ thống quản lý phù hợp.

Bạn có thể ứng dụng excel hoặc các phần mềm quản lý bán hàng. Bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý hiện đại, chủ kinh doanh không chỉ tiết kiệm được nhiều chi phí và nguồn lực mà còn giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Quản lý hàng hóa, sản phẩm
Quản lý sản phẩm, hàng hóa của cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô

>> Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý bán hàng phụ tùng ô tô tốt nhất 

Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô chi tiết dành cho các chủ kinh doanh. Ngoài ra, để kinh doanh thành công, bạn đừng quên quảng bá, marketing cho cửa hàng để thu hút khách hàng hiệu quả.

FAQ 

Lợi nhuận kinh doanh phụ tùng ô tô là bao nhiêu?

Mức lợi nhuận kinh doanh phụ tùng xe ô tô có thể dao động từ 10% đến 30%, tùy thuộc vào các yếu tố như giá nhập hàng, giá bán, chi phí vận hành và chiến lược marketing. Trong đó, giá nhập hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến lợi nhuận.

Đặt tên cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô cần tuân thủ các nguyên tắc gì? 

Khi đặt tên cửa hàng, không được sử dụng các từ doanh nghiệp, công ty. Ngoài ra, tên cửa hàng không được giống và trùng những cửa hàng đã đăng ký trước đó trong khu vực quận huyện.