Trang chủBlogs Kinh nghiệm kinh doanhKinh doanh hải sản – Tổng hợp kinh nghiệm “buôn 1 lời 10”

Kinh doanh hải sản – Tổng hợp kinh nghiệm “buôn 1 lời 10”

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2024
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
1579 Đã xem

Việt Nam là một đất nước có đường bờ biển dài cùng với nguồn hải sản phong phú, đa dạng. Cùng với mức sống đang tăng dần, nhu cầu tiêu thụ hải sản cũng sẽ phát triển hơn. Từ đó việc kinh doanh hải sản đã trở thành một trong những lĩnh vực mang về lợi nhuận tương đối lớn. Cùng bePOS tìm hiểu ngay những kinh nghiệm kinh doanh hải sản trong bài viết dưới đây.

Kinh doanh hải sản

Những mô hình kinh doanh hải sản thường gặp

Dựa trên tình hình thực tế, việc kinh doanh hải sản sẽ gồm 4 hình thức chính đó là:

  • Kinh doanh hải sản tươi sống
  • Kinh doanh hải sản đông lạnh
  • Kinh doanh hải sản khô
  • Kinh doanh hải sản online

Sau đây hãy cùng bePOS khám phá chi tiết về đặc điểm của từng mô hình kinh doanh hải sản nhé!

Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống là một mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tươi ngon, bổ dưỡng và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Do đó, nhu cầu sử dụng và tiêu thụ hải sản tươi sống ngày càng cao. 

Vậy nên kinh doanh hải sản tươi sống đã thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm và phát triển. Việc kinh doanh này sẽ mang đến cho chủ doanh nghiệp cơ hội kiếm lợi nhuận lên đến hàng chục triệu đồng mỗi ngày.

kinh-doanh-hai-san-tuoi-song
Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống có nhiều tiềm năng phát triển

Mô hình kinh doanh hải sản đông lạnh

Đây cũng là một trong những mô hình được ghi nhận là giúp các chủ cửa hàng “quay vòng có lãi”. Hải sản đông lạnh có tính chất dễ tìm mua, chất lượng dinh dưỡng cũng không kém cạnh gì loại tươi sống mà giá thành lại hợp lý hơn. Tương tự như hải sản tươi sống, các loại mặt hàng của hải sản đông lạnh cũng vô cùng phong phú và đa dạng.

Mô hình kinh doanh hải sản khô

Có nhiều người nghĩ rằng việc kinh doanh hải sản khô sẽ là một hình thức không có lãi và thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ không hề chính xác một chút nào. Các loại mặt hàng hải sản khô cũng được rất nhiều người yêu thích, nhất là các mặt hàng như thịt khô, mực khô,… Hơn thế nữa, nguồn cung cấp các loại mặt hàng này rất lớn, thời gian bảo quản được lâu dài và không quá phức tạp.

kinh-doanh-hai-san-kho
Kinh doanh hải sản khô tiện lợi hơn trong khâu bảo quản

Mô hình kinh doanh hải sản online

Việc thực hiện mua bán trực tuyến không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Buôn bán hải sản online cũng dần trở nên phát triển hơn rất nhiều. Qua Facebook, website,… bạn có thể cung cấp hình ảnh về sản phẩm, giúp khách hàng dù ở xa tới đâu cũng có thể đặt mua trực tiếp để thưởng thức. 

Hình thức kinh doanh hải sản online có thể phù hợp với cả hải sản tươi lẫn hải sản khô. Tuy có khó khăn về mặt vận chuyển các sản phẩm tươi sống nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể thực hiện trong khu vực mình sinh sống. Ngoài ra, với việc kinh doanh online bạn sẽ giảm được các chi phí về việc mặt bằng, nhân công,…

kinh-doanh-hai-san-online
Kinh doanh hải sản online

Kinh nghiệm kinh doanh hải sản thành công từ A – Z

Để có thể chuẩn bị cho việc kinh doanh hải sản được suôn sẻ thì bạn sẽ cần phải tìm hiểu thật kỹ về những vấn đề xung quanh lĩnh vực này cũng như kinh nghiệm của người đi trước. Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm mới nhất trong việc mở cửa hàng hải sản tươi sống cũng như hải sản đông lạnh.

Tìm hiểu về thị trường và nguồn khách hàng

Việc đầu tiên cũng là việc quan trọng nhất trước khi bạn bắt tay vào kinh doanh bất cứ loại sản phẩm nào đó là tìm hiểu về thị trường và nhu cầu của khách hàng. Bạn cần xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai, địa điểm mở cửa hàng, loại hải sản mà khách hàng ưa thích. 

Dù là kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh hay hải sản tươi thì bạn đều cần biết xem mức giá nào sẽ phù hợp với tệp khách hàng của cửa hàng. Để làm được điều này bạn cần tiến hành khảo sát, từ đó thu thập được số liệu và câu trả lời của khách hàng, giúp bạn biết được mình cần tập trung vào loại mặt hàng nào.

Khi đã nắm bắt được thói quen tiêu dùng của khách hàng thì dù giá bán có nhỉnh hơn so với thị trường, bạn vẫn có thể thu hút được người tiêu dùng. Ở thời điểm này bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ đối thủ và đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm của mình. 

kinh-nghiem-kinh-doanh-hai-san
Tìm hiểu các kinh nghiệm buôn bán hải sản

Chi phí mở cửa hàng hải sản 

>> Chi phí mở cửa hàng hải sản dao động từ 200 – 500 triệu đồng

Sau khi lựa chọn được các loại hải sản mình muốn nhập, số lượng cũng như giá cả thì bạn cần xem xét cân bằng số vốn để chuẩn bị cho cửa hàng. Chi phí mở cửa hàng hải sản sẽ bao gồm chi phí cố định và không cố định. Bạn hãy dành thời gian để sắp xếp và tính toán chi phí này một cách rõ ràng nhất có thể để tính ra số vốn bạn cần phải bỏ ra.

Dưới đây là chi phí ước chừng cho một cửa hàng hải sản:

  • Chi phí nhập hàng: Tùy thuộc vào các sản phẩm mà bạn nhập, chi phí có thể dao động từ 150 – 300 triệu đồng.
  • Chi phí thiết kế không gian cửa hàng: Dao động từ 12 – 20 triệu đồng. Cửa hàng hải sản cần có giá kệ để hàng, quầy thu ngân, bảng hiệu quảng cáo,…
  • Chi phí bể chứa hải sản tươi sống: Đây là vật dụng rất cần thiết để kinh doanh hải sản tươi sống. Số tiền đầu tư cho khoản này dao động từ 10 – 30 triệu.
  • Chi phí cho tủ đông: Với hải sản cấp đông, bạn cần đầu tư tủ cấp đông, dung tích đủ lớn để chứa hàng hóa. Giá tủ cấp đông dao động từ 2 – 3 triệu đồng/cái. 
  • Các thiết bị đi kèm (quầy tính tiền, đèn, camera): 6 triệu
  • Quầy kệ trưng bày: Kệ trưng bày sản phẩm có giá từ 700 nghìn – 1 triệu đồng/chiếc. Tổng số tiền phải bỏ ra cho vật dụng này có thể lên đến 20 triệu.
  • Một số chi phí khác: Thuê nhân viên từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng, tiền thuế mở cửa hàng, tiền điện nước. Tổng chi phí có thể lên đến 10 – 20 triệu/tháng.
chi-phi-kinh-doanh-hai-san
Chi phí kinh doanh hải sản

>> Xem thêm: Mở nhà hàng hải sản cần bao nhiêu vốn? Giải đáp chi tiết từ A – Z

Lựa chọn hải sản để kinh doanh

Kinh doanh hải sản đông lạnh khác với việc bán đồ khô. Bạn cần phải lưu ý về độ tươi và sạch của loại thực phẩm này. Đồng thời bạn cũng cần phải đảm bảo rằng việc bảo quản diễn ra thật tốt để không làm ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của món ăn.

Đối với các sản phẩm tươi sống hay đông lạnh thì cần phải có đủ nhiệt độ, không khí, bể nước để sản phẩm luôn được tươi mới. Còn riêng với các loại sản phẩm hải sản khô, bạn cần phải để ý tránh những nơi có độ ẩm cao để không bị mốc, ẩm gây ngộ độc cho người ăn.

Mỗi một loại hải sản đều có những mẹo chọn riêng biệt, để nhập được các loại sản phẩm hàng đầu thì bạn cần phải lấy được những kinh nghiệm từ người đi trước. Từ đó có thể đem lại thuận lợi trong việc kinh doanh của bạn.

kinh-nghiem-mo-cua-hang-hai-san
Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản dành cho bạn

Tìm nguồn cung cấp hải sản giá tốt

Tại khu nuôi trồng hải sản

Khu nuôi trồng hải sản là địa chỉ nhập hàng uy tín dành cho những người đang cần tìm nguồn cung cấp hải sản. Sản phẩm tại đây bao gồm tôm, cua, sú, cua, ngao, hến, sò, cá,… Ưu điểm của nguồn hàng này là dồi dào, không cần lo lắng về chất lượng, giá cả ưu đãi. Nhược điểm là bạn cần nhập với số lượng lớn, không phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ.

Một số đầm nuôi thủy hải sản bạn có thể tham khảo là Đầm Cao Khẩu, Trại sản xuất Văn Tý, Làng cá giống Hải Phòng, HTX nuôi thủy sản Minh Thành, Cơ sở tôm cá Minh Sang,…

Chợ đầu mối hải sản tươi sống

Đây là nguồn nhập hàng kinh doanh hải sản rất phổ biến, nhận phân phối cho cả các cửa hàng quy mô nhỏ. Tuy nhiên, chợ thường họp vào buổi ban sớm, tầm 2 – 3h sáng, hơn nữa giá cả đắt hơn so với khu nuôi trồng. Ngoài ra, ở chợ thì chất lượng sản phẩm không đồng đều, nên bạn cần tuyển chọn kỹ lưỡng.

Một số chợ đầu mối hải sản có thể kể đến là chợ Bình Điền, chợ Giang Ghẹ, chợ Cần Giờ, chợ Xóm Chiếu, chợ hải sản Minh Hải,…

nhap-hang-kinh-doanh-hai-san
Nhập hải sản tươi sống ở đâu là câu hỏi nhiều người thắc mắc

Tại tàu thuyền đánh bắt hải sản

Ngoài các chợ đầu mối, thì bạn nên nhập hải sản tươi sống ở đâu? Đáp án là các tàu thuyến đánh bắt hải sản cập cảng. Nhập hàng tại tàu thuyền đánh cá có ưu điểm là hải sản phong phú, đảm bảo sự tự nhiên. Thậm chí, hải sản đánh bắt được đánh giá là ngon hơn hải sản nuôi trồng, giá cả cũng khá hợp lý.

Các tàu này thường đỗ vào cảng, hoặc những nơi như Cát Bà (Hải Phòng), Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Tàu, Ninh Thuận,…

Tại các đại lý phân phối, bán buôn hải sản

Những người cần tìm nguồn cung cấp hải sản không nên bỏ qua các đại lý bán buôn. Ưu điểm của cách nhập hàng này đã sản phẩm đã qua chọn lọc, chất lượng và giá cả đa dạng, phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của nhiều chủ kinh doanh.

Hơn nữa, những đại lý phân phối này cho phép bạn nhập hàng theo số lượng và thời điểm bất kỳ, không cần đi vào ban đêm như khi lấy hàng ở chợ. Tuy nhiên, nhược điểm là giá cả tại đây cao nhất trong tất cả các nguồn trên. Một số cửa hàng thu mua hải sản uy tín chất lượng, có thể kể đến là Sạch Store, Vựa Hải Sản Tươi Sống, Hải Sản Ngô Sự,…

nhap-hang-tu-cac-dai-ly-phan-phoi-hai-san
Nhập hàng từ các đại lý chuyên bán buôn hải sản

Tìm cách vận chuyển, bảo quản hải sản

Khi kinh doanh hải sản, bạn phải đặc biệt lưu tâm đến khâu bảo quản và vận chuyển, đặc biệt là khi phải vận chuyển ở khoảng cách xa. Ví dụ, hải sản bị yếu dần, thịt bị óp, bốc mùi hô tanh, không sử dụng được. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị kỹ tủ đông lạnh, bể thủy tinh, máy sục, thùng xốp và những vật dụng cần thiết khác.

Một số phương pháp để bảo quản hải sản khi phải vận chuyển xa là:

  • Gây mê tạm thời để bảo quản cá tươi, nên mua thuốc tại những quầy đạt chuẩn.
  • Bảo quản bằng phương pháp sốc nhiệt, cụ thể là dùng nước để hải sản rơi vào trạng thái ngủ đông.
  • Bảo quản bằng cách thông khí, đục các lỗ hổng trên thùng xốp.
van-chuyen-va-bao-quan-hai-san
Nghiên cứu cách vận chuyển và bảo quản khi mở cửa hàng hải sản đông lạnh

Tìm kiếm địa điểm kinh doanh

Địa điểm bán hàng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và quảng bá các sản phẩm. Vậy nên, kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản đó là hãy đi khảo sát để chọn những địa điểm mang đến lợi thế cho việc kinh doanh của bạn. Một cửa hàng nằm ở vị trí có nhiều người qua lại, ở khu mua sắm thực phẩm, không gian thoáng mát,… sẽ là lựa chọn tốt cho bạn.

Marketing thu hút khách hàng

Cũng như bất cứ lĩnh vực kinh doanh hải sản đòi hỏi bạn phải quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Cách đầu tiên là bạn nên tận dụng những mối quan hệ xung quanh và trên mạng xã hội để bán hàng. Nếu có sẵn thương hiệu cá nhân, bạn nên lập Profile Facebook, hoặc đăng bài trên tài khoản riêng. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những nguồn marketing 0 đồng khác, như video TikTok, tạo fanpage,…

marketing-kinh-doanh-hai-san
Marketing quảng bá cửa hàng kinh doanh hải sản

Hơn nữa, bạn hãy tạo ra những chương trình khuyến mãi thu hút cộng đồng, như miễn phí dùng thử, giảm giá trên hóa đơn, tặng kèm,… Đặc điểm của hải sản là bán chậm, nhưng nếu không bảo quản tốt thì nhanh hỏng. Vì vậy, bạn cần tạo một thời điểm hợp lý để triển khai chương trình giảm giá, tránh tồn kho quá lâu. Nếu không bán được hải sản sống, bạn có thể chế biến thành món ăn và bán cho khách hàng.

Lên kế hoạch quản lý cách thức bán hàng

Để kinh doanh hải sản thành công, bạn cần quan tâm đến nhiều khía cạnh, như quản lý tồn kho, theo dõi thu chi, tổ chức nhân sự,… Nếu không biết cách thực hiện, việc kinh doanh có thể dẫn đến thất thoát, thua lỗ. Vì vậy, nhiều chủ cửa hàng hải sản hiện nay đã sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thông minh, nhằm tối ưu cho quá trình vận hành. Bạn có thể tham khảo app bePOS – một trong những phần mềm bán hàng uy tín nhất hiện nay. Một số tính năng của bePOS là:

  • Quản lý kho hải sản, ghi chép ngày xuất – nhập, theo dõi chất lượng hàng hóa và nhanh chóng nhận biết những mặt hàng sắp hết hạn sử dụng.
  • Quản lý tài chính, theo dõi thu chi tại cửa hàng, trực quan hóa bằng biểu đồ để so sánh giữa các thời kỳ.
  • Quản lý nhân viên, phân quyền cho nhân sự từ xa mà không cần có mặt tại cửa hàng 24/7.
  • Thanh toán điện tử, sử dụng công nghệ share bill, không cần đặt máy in cồng kềnh tại cửa hàng hải sản.
  • Một số tính năng khác như marketing, chăm sóc khách thân thiết, tạo voucher,…
sieu-app-quan-ly-ban-hang-bepos-nhieu-tinh-nang-vuot-troi
bePOS – phần mềm quản lý kinh doanh hải sản uy tín, hiệu quả

Để hiểu hơn cách vận hành và hiệu quả của bePOS trong thực tế, bạn hãy tìm hiểu về La Poissonnerie – Shops & Restaurants. Đây là một trong những nhà hàng hải sản kiêm cửa hàng bán hải sản tươi nổi tiếng nhất tại TP HCM, từng được MC Trấn Thành ghé thăm. Khách hàng đến đây không chỉ được thưởng thức đồ ăn ngon, mà còn được mua hải sản ngon mang về.

Hiện nay, bePOS đang là nhà cung cấp trọn bộ phần mềm quản lý bán hàng cho La Poissonnerie Shops & Restaurants, giúp quá trình vận hành nhà hàng trở nên trơn tru và hiệu quả hơn. Không chỉ những doanh nghiệp lớn, các đơn vị nhỏ lẻ cũng có thể sử dụng bePOS.

phan-mem-ban-hang-hai-san-bepos
La Poissonnerie Shops & Restaurants sử dụng phần mềm quản lý bán hàng bePOS

Hiện bePOS đang triển khai Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI dành cho chủ cửa hàng quy mô nhỏ, với những tính năng cần thiết nhất. Để được tư vấn chi tiết, bạn hãy liên hệ qua hotline 0247 771 6889, hoặc điền vào form dưới đây nhé!

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Gợi ý cách trưng bày và bảo quản hải sản tươi sống ở cửa hàng

Trước khi bảo quản, bạn cần xử lý hải sản đúng theo tiêu chuẩn. Ví dụ, cá biển cắt thành từng khúc, tôm ghẹ thì ướp cùng đá và để trong thùng,…  Khi sắp xếp, những loại hải sản kiêng nhau thì không nên đặt cạnh. Bạn nên chia nhỏ và vào bảo quản trong từng thùng hộp chuyên dụng, đảm bảo hải sản giữ chất lượng lâu nhất có thể.

Với cách trưng bày, bạn có thể áp dụng nhiều phong cách đa dạng, tùy thuộc mặt bằng và khả năng kinh tế. Ví dụ, bài trí cửa hàng kinh doanh hải sản theo phong cách sang trọng, sử dụng đèn dây thả để tạo thêm vẻ đẹp cho không gian. Mỗi khu vực sẽ trưng bày một loại hải sản khác nhau, nên cần không gian rộng.

bai-tri-cua-hang-kinh-doanh-hai-san
Gợi ý bài trí cửa hàng kinh doanh hải sản

Phổ biến nhất là lưu trữ hải sản bằng bể thủy tinh, tủ đông. Chúng nên được đặt ngay phía cửa ra vào để khách hàng dễ quan sát. Có 2 loại là tủ đông dáng nằm và dáng đứng, bên cạnh tính năng bảo quản, còn có tính năng trưng bày hàng hóa.

>> Xem thêm: 20+ mẫu thiết kế nhà hàng hải sản đẹp, gây ấn tượng khách hàng

Những rủi ro kinh doanh hải sản bạn cần biết

Từ kinh nghiệm của những người bán hàng lâu năm, có 3 rủi ro kinh doanh hải sản mà các chủ cửa hàng thường gặp phải đó là:

Nguồn hàng không chất lượng

Một trong những kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh hay tươi sống rất quan trọng đó là cần có nguồn hàng chất lượng. Để đảm bảo nguồn hàng của mình, bạn cần tới tận nơi cung cấp, nuôi trồng chứ không nên lấy hàng thông qua trung gian. Bên cạnh đó, hãy tự tìm hiểu những kiến thức về hải sản để đưa ra lựa chọn nguồn hàng chất lượng nhất.

Chất lượng dịch vụ kém 

Đặc biệt trong việc kinh doanh thực phẩm, bạn cần phải lưu ý về chất lượng các sản phẩm mà mình kinh doanh để không bị hư hỏng. Đồng thời cũng phải kiểm soát chất lượng dịch vụ của cửa hàng mình. Thái độ nhân viên khi tiếp khách phải tươi vui, niềm nở. Kỹ năng tư vấn về sản phẩm cũng cần phải nắm thật kỹ để có thể giải đáp cho khách hàng. Không ai muốn quay trở lại một cửa hàng mà thái độ phục vụ không tốt dù đồ có ngon như thế nào. 

chat-luong-dich-vu-kinh-doanh-hai-san
Nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh hải sản

Gặp trở ngại trong khâu giao hàng

Việc giao hàng các mặt hàng tươi sống chưa bao giờ là dễ dàng đối với chủ kinh doanh. Dù bạn sử dụng đơn vị trung gian hay tự giao thì cũng đều sẽ gặp không ít khó khăn về vận chuyển, chi phí. Chưa kể nếu không bảo quản cẩn thận, hải sản có thể chết và hư hỏng. Vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý trong khâu vận chuyển và bảo quản để sản phẩm tới tay khách hàng là tốt nhất.

Các sản phẩm hải sản tươi sống thì cần phải đảm bảo cung cấp đủ oxi cho các loài khi vận chuyển. Việc đóng gói cũng cần phải chắc chắn để nước không bị đổ ra ngoài trong lúc di chuyển.

Nếu bạn kinh doanh hải sản đông lạnh thì việc cấp đông giữ nhiệt bằng các thùng xốp, đá là điều quan trọng nhưng chỉ có thể sử dụng nếu bạn vận chuyển với quãng đường không quá xa. Còn không bạn sẽ cần phải có những chiếc xe chuyên dụng để giao và nhận hàng cho khách. 

kinh-nghiem-kinh-doanh-hai-san-dong-lanh-trong-van-chuyen
Kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh trong vận chuyển

Khách hàng không nhận đơn hoặc trả hàng

Đây có thể nói là một rủi ro khá lớn trong việc kinh doanh hải sản. Khi khách hàng không nhận hàng đồng nghĩa với việc chủ kinh doanh sẽ phải chịu lỗ về chi phí vận chuyển 2 chiều. Chưa kể thời gian vận chuyển có thể khiến hải sản bị chết hoặc thậm chí bị ôi thiu hư hỏng. Vậy nên bạn cần phải có những chính sách phù hợp khi bán hàng để hạn chế tối đa tình huống này.

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm buôn hải sản 1 vốn 4 lời dành cho bạn. Kinh doanh hải sản mặc dù là con đường mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận, nhưng nếu không có đủ kinh nghiệm bạn có thể gặp rất nhiều rủi ro. bePOS hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và áp dụng thành công trong thực tế.

FAQ

Nhập hàng hải sản tươi sống ở đâu? 

Bạn có thể tìm kiếm những nguồn nhập các mặt hàng hải sản ở một vài gợi ý dưới đây:

  • Những khu nuôi trồng hải sản.
  • Chợ đầu mối bán buôn các loại hải sản tươi sống.
  • Nhập hàng trực tiếp tại tàu thuyền đánh bắt hải sản.

Chi phí mở cửa hàng hải sản tươi sống gồm những gì?

Số vốn bạn cần phải bỏ ra cho việc mở cửa hàng hải sản sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Phí dành cho việc vận chuyển hải sản.
  • Phí dành cho việc bảo quản hải sản.
  • Chi phí thuê mặt bằng làm cửa hàng kinh doanh.
  • Các khoản chi phí khác (trang trí, thiết bị,…)