Trang chủBlogs Bán lẻ[MỚI NHẤT] Kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi vốn ít, lời cao từ A-Z

[MỚI NHẤT] Kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi vốn ít, lời cao từ A-Z

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2024
Thanh Ngoan
1792 Đã xem

Hoa tươi là một trong những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn và liên tục. Dù vậy, với những người mới thì chắc chắn không dễ để thành công khi kinh doanh mặt hàng này. Trong nội dung bài viết dưới đây, bePOS sẽ cùng bạn điểm qua những kinh nghiệm quý báu giúp việc kinh doanh hoa tươi trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.  

Kinh doan hoa tươi

Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh hoa tươi

Thuận lợi 

Một số ưu điểm của mô hình kinh doanh hoa tươi:

  • Linh hoạt và sáng tạo trong công việc

Kinh doanh shop hoa mang đến cho bạn cơ hội thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo. Từ việc sắp xếp những bó hoa tuyệt đẹp cho đến tạo nên không gian trưng bày độc đáo và lôi cuốn, bạn có thể tận dụng trí tưởng tượng để tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.

Dựa trên xu hướng thị trường hoa tươi hoặc tạo ra những sản phẩm cá nhân hóa cho khách hàng, công việc này mang lại niềm vui không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho tinh thần của bạn.

  • Tối ưu hóa doanh thu từ nhiều nguồn

Mua hoa có lý do riêng của mọi người. Từ các sự kiện như đám cưới, đám tang, sinh nhật đến các dịp kỷ niệm, hoa luôn là món quà ưa thích. Bằng cách cung cấp đa dạng loại hoa với nhiều phong cách và thiết kế khác nhau, bạn có thể tối đa hóa doanh thu cho cửa hàng của mình.

Hơn nữa, bạn có thể phát triển hệ thống kinh doanh hoa tươi trên nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là trực tuyến. Đây là xu hướng được nhiều cửa hàng hoa áp dụng hiện nay, giúp bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng và mở rộng quy mô kinh doanh.

thuan-loi-kho-khan-khi-kinh-doanh-hoa-tuoi
Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh hoa tươi

Khó khăn

Bên cạnh đó, kinh doanh hoa tươi cũng có những khó khăn, thách thức nhất định:

  • Cạnh tranh gay gắt: Thị trường hoa tươi có sự cạnh tranh cao từ nhiều đối thủ khác nhau. Điều này yêu cầu bạn phải có sự độc đáo trong sản phẩm, dịch vụ và chiến lược kinh doanh để nổi bật.
  • Yêu cầu vốn đầu tư: Kinh doanh hoa tươi đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn cho việc mua hoa, thiết lập cơ sở và quảng cáo. Điều này có thể làm cho việc khởi đầu trở nên khó khăn đối với những người mới vào ngành.
  • Quản lý chất lượng và duy trì tươi mới: Bảo quản hoa tươi trong tình trạng tốt và duy trì chất lượng trong quá trình vận chuyển và trưng bày là một thách thức. Sự không chắc chắn về thời gian từ khi hoa được cắt đến khi đến tay khách hàng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Kế hoạch kinh doanh chi tiết: Đặc biệt đối với người mới bắt đầu, việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết và rõ ràng là quan trọng để đảm bảo sự thành công và tối ưu hóa hiệu suất.

Các mô hình kinh doanh hoa tươi phổ biến

Mô hình kinh doanh hoa tươi truyền thống

Mô hình kinh doanh hoa tươi truyền thống là hình thức phổ biến trong lĩnh vực này. Cửa hàng hoa tươi truyền thống có thể nằm trong các cửa hàng hoặc thậm chí có thể là các gian hàng nhỏ tại các chợ, trung tâm thương mại. Mô hình này thường liên quan đến việc mua hoa từ nguồn cung ổn định hoặc từ các nhà vườn, sau đó tạo thành những bó hoa đẹp mắt để bán cho khách hàng. Đối với mô hình này, quy trình quản lý chất lượng hoa, thiết kế và trưng bày sản phẩm đóng vai trò quan trọng.

Ưu điểm của mô hình này là khách hàng có thể tới tận nơi để lựa chọn các sản phẩm, có không gian rộng rãi để bày trí hoa và quy trình kinh doanh bài bản. Tuy nhiên để đầu tư một cửa hàng hoa tươi, bạn cần có một số vốn lớn và ổn định.

cua-hang-kinh-doanh-hoa-tuoi-truyen-thong
Mô hình cửa hàng kinh doanh hoa tươi truyền thống

Mô hình kinh doanh hoa tươi online

Với sự phát triển của thương mại điện tử, mô hình kinh doanh hoa tươi online ngày càng phổ biến. Các doanh nghiệp có thể thiết lập cửa hàng trực tuyến để bán hoa tươi và các sản phẩm liên quan. Khách hàng có thể chọn và mua hoa thông qua fanpage hoặc website, sau đó sản phẩm sẽ được giao tận nơi. Mô hình này mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và giúp tiết kiệm chi phí về mặt bằng, nhưng đòi hỏi hệ thống giao hàng và bảo quản hoa trong quá trình vận chuyển.

Mô hình kinh doanh hoa tươi đám cưới và sự kiện

Mô hình này tập trung vào cung cấp hoa tươi cho các sự kiện đặc biệt như đám cưới, tiệc tùng và lễ kỷ niệm. Doanh nghiệp hoặc các cá nhân kinh doanh hoa tươi trong mô hình này cần có khả năng tư vấn khách hàng về thiết kế hoa phù hợp với từng sự kiện cụ thể. Điều này đòi hỏi kỹ thuật thiết kế và khả năng tạo ra những hình tượng độc đáo. Mô hình này thường mang lại doanh thu cao trong những ngày cao điểm của các sự kiện.

kinh-doanh-hoa-tuoi-dam-cuoi
Kinh doanh hoa tươi đám cưới, sự kiện

Mô hình kinh doanh vườn hoa tươi chụp ảnh

Trong những năm gần đây, trào lưu chụp ảnh tại các vườn hoa ngoại cảnh đã phát triển vượt bậc. Nhận thấy xu hướng này, nhiều người đã dũng cảm đầu tư vào việc tạo ra các vườn hoa đẹp và mở dịch vụ thu hút khách hàng đến tham quan và chụp ảnh.

Mức giá vé tham quan thường dao động từ 20.000 đến 30.000 đồng, tuy nhiên, do số lượng người tham quan và chụp ảnh gia tăng mạnh mẽ, khả năng thu về lợi nhuận rất cao. Việc hiểu rõ xu hướng và cung cấp dịch vụ cho thuê vườn hoa chụp ảnh không chỉ mang lại nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống cá nhân mà còn tạo nên sự thay đổi mới mẻ, làm đẹp cho khu vực tương ứng.

Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh và tình hình thị trường, bạn có thể chọn mô hình phù hợp để phát triển và thành công trong ngành kinh doanh hoa tươi.

Mở shop hoa tươi cần bao nhiêu vốn?

Chi phí kinh doanh hoa tươi là bao nhiêu, có đắt đỏ không? Cơ bản, chi phí để mở một cửa hàng hoa tươi không quá cao nếu so với nhiều mặt hàng khác. Mức vốn sẽ dao động từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng tùy theo quy mô cửa hàng. Thông thường, chi phí ấy sẽ tập trung vào các thiết bị và bộ phận giúp giữ được độ tươi cho hoa và mặt bằng thuê cửa hàng. Kế đến là tiền nhập sản phẩm, tiếp thị, trả công nhân viên,…

Theo kinh nghiệm mở shop hoa tươi từ nhiều nhà kinh doanh, chúng ta hoàn toàn có thể cân nhắc hình thức bán hàng online, mua lại cửa hàng đã hoạt động trước đó nếu muốn tối ưu tiền vốn cần bỏ ra. Vậy, chi tiết một kế hoạch kinh doanh shop hoa tươi được lập ra như thế nào?

kinh-doanh-hoa-tuoi-can-bao-nhieu-von
Mở shop hoa tươi cần bao nhiêu vốn?

>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh cây cảnh mini vốn ít lời nhiều

9 bước lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi đầy đủ, chi tiết nhất

Nghiên cứu thị trường, đối thủ khi kinh doanh hoa tươi

Dù bạn muốn kinh doanh hoa tươi online hay cửa hàng truyền thống, kinh doanh hoa tươi Đà Lạt hay Sapa, Tân Lập,… thì việc đầu tiên phải là tìm hiểu về thị trường. Ở đây, chúng ta có vấn đề cần đặc biệt quan tâm:

  • Một là biết được nhu cầu sử dụng hoa tươi của người dân ra sao, họ sẵn lòng chi trả khoản tiền bao nhiêu để mua hoa. 
  • Hai là sự cạnh tranh tại khu vực bạn muốn kinh doanh như thế nào, các cửa hàng hoa tươi đã có hoạt động tốt không, danh mục sản phẩm bán chạy của đối thủ gồm những gì?

Càng tìm hiểu chi tiết những yếu tố kể trên thì các định hướng và chiến lược bán hàng về sau của bạn càng chính xác, hiệu quả. Chúng ta có thể dựa trên những điểm mạnh của đối thủ để học hỏi, cải thiện theo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó cũng cần tìm ra hạn chế của họ, khai thác một cách triệt để nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Phải nói rằng, những điều này không hề dễ dàng, nhất là với ai mới bắt tay vào kinh doanh. 

nghien-cuu-thi-truong-khi-kinh-doanh-hoa-tuoi
Nghiên cứu thị trường khi kinh doanh hoa tươi

Xác định khách hàng mục tiêu

Ở phần trên, chúng ta mới chỉ hướng đến nhu cầu thị trường một cách tổng quan. Để nâng cao hiệu quả cũng như tối ưu tiềm lực, nhà kinh doanh cần xác định được đâu là nhóm khách hàng mục tiêu. Bạn có thể xác định thông qua các tiêu chí như mức thu thập của người tiêu dùng: thu nhập thấp thường hướng đến mặt hàng hoa tươi giá rẻ và ngược lại. Hoặc dựa trên quy mô của cửa hàng: quy mô lớn tập trung cung cấp hoa cho hội nghị, tiệc cưới; quy mô nhỏ phục vụ khách hàng cá nhân. 

Song, cần lưu ý rằng, đa số người đến mua hoa sẽ là phụ nữ thay vì nam giới. Vì thế, bên cạnh chất lượng thì cách trang trí những sản phẩm làm từ hoa tươi nên hướng đến gu thẩm mỹ của phái đẹp. 

Chuẩn bị vốn

Như đã đề cập từ trước, chi phí kinh doanh hoa tươi sẽ không cố định và phục thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ tiền thuê mặt bằng đến mua trang thiết bị, trả phí điện nước hàng tháng,… Điều đáng nói ở đây là người kinh doanh mặt hàng hoa tươi phải xây dựng được một bản kế hoạch tài chính chi tiết và luôn đảm bảo có một số tiền dự phòng rủi ro. 

chuan-bi-von-kinh-doanh-hoa-tuoi
Chuẩn bị vốn để kinh doanh hoa tươi

Lựa chọn mặt bằng mở shop bán hoa tươi

Rõ ràng, nếu lựa chọn bán các loại hoa tươi online thì mặt bằng không phải vấn đề quá nổi cộm. Song, một khi hướng đến mô hình kinh doanh hoa tươi truyền thống, tức mở cửa hàng trực tiếp thì đây là câu chuyện khác. Một mặt bằng tiềm năng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

  • Được đặt tại vị trí thuận lợi giao thông, nhiều người qua lại. 
  • Đầy đủ hệ thống điện, nước, dịch vụ vệ sinh tại khu vực buôn bán hoa tươi.
  • Chi phí thuê phù hợp với vốn ban đầu.

Tất nhiên, nếu có tiềm lực kinh tế, bạn hãy mở rộng quy mô cửa hàng hoa tươi. Ngược lại, nhược điểm về diện tích kinh doanh có thể được phần nào bù đắp bằng chất lượng dịch vụ, không gian thiết kế,…

Tìm nguồn cung cấp hoa tươi 

Hiện tại, nguồn cung cấp hoa tươi nhìn chung khá dồi dào. Dưới đây là những địa điểm bạn có thể tham khảo để nhập hàng cho shop của mình:

  • Tại Hà Nội: Chợ hoa Quảng Bá, Mai Dịch; vườn hoa khu vực Tây Tựu (Minh Khai, Từ Liêm), Mê Linh (Vĩnh Phúc),…
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Chợ đầu mối Hồ Thị Kỷ (Lý Thái Tổ, Q.10), Đầm Sen (Q.11); vườn hoa tại đường Trần Phú (Q5),…

Thậm chí, dù địa điểm đặt cửa hàng tại thủ đô Hà Nội nhưng chúng ta cũng có thể kinh doanh hoa tươi Đà Lạt, Sapa,… Song, chắc chắn bạn cần đến những biện pháp bảo quản trong và sau quá trình vận chuyển hàng trăm kilomet nếu không muốn những bông hoa bị dập nát, héo úa. 

tim-nguon-cung-ung-hoa-tuoi
Tìm nguồn cung ứng kinh doanh hoa tươi uy tín

Mua các thiết bị cần thiết

Bên cạnh vốn, mặt bằng và nguồn cung, mở shop hoa tươi cần những gì? Như đã từng đề cập, kinh doanh các loại hoa tươi có những yêu cầu nhất định về trang thiết bị để giữ được chất lượng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, các phụ kiện hỗ trợ đóng gói và đi kèm sản phẩm như ruy băng, thiệp chúc chắc chắn không nên bỏ qua. Tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh mà bạn có thể thống kê đầy đủ thiết bị và phụ kiện cần mua.

Thuê nhân viên

Trong trường hợp cửa hàng của bạn tương đối lớn thì việc thuê nhân viên cắm hoa, bán hàng, giao hàng, thu ngân là cần thiết. Hiện tại, ngoài hình thức nhân viên làm việc fulltime, bạn cũng có thể hướng đến bộ phận người lao động là sinh viên, người mong muốn công việc part time, xoay ca linh hoạt. 

thue-nhan-vien-cua-hang
Thuê nhân viên cho cửa hàng kinh doanh hoa tươi

Triển khai Marketing

Triển khai chiến lược marketing cho cửa hàng hoa tươi có thể giúp bạn thu hút khách hàng, tạo thương hiệu mạnh mẽ và tăng doanh số bán hàng.

Dưới đây là một số bước cơ bản để triển khai marketing cho cửa hàng hoa tươi:

  • Xác định mục tiêu thị trường: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu của bạn, có thể bao gồm những người yêu thích hoa, các đôi tân hôn, người muốn tặng quà, sự kiện cưới và sự kiện đặc biệt khác
  • Xây dựng thương hiệu: Tạo một tên thương hiệu độc đáo, một biểu trưng hoặc logo dễ nhớ, cùng với thông điệp chính. Thương hiệu cửa hàng sẽ giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng và tạo sự nhận diện
  • Phát triển sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn: Đảm bảo rằng bạn cung cấp những sản phẩm hoa tươi đa dạng, đẹp mắt và chất lượng. Ngoài ra, cung cấp thêm các dịch vụ như thiết kế bó hoa theo yêu cầu, giao hàng, và tư vấn chọn hoa cho các sự kiện đặc biệt
  • Website và mạng xã hội: Xây dựng một trang web chuyên nghiệp và hiện đại để hiển thị sản phẩm, dịch vụ của bạn, cũng như thông tin liên hệ và đặt hàng trực tuyến. Sử dụng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Pinterest để chia sẻ hình ảnh đẹp và tương tác với khách hàng
  • Chương trình khuyến mãi và giảm giá: Tổ chức các chương trình khuyến mãi định kỳ hoặc những ưu đãi đặc biệt vào các dịp lễ tết, sự kiện đặc biệt để thu hút khách hàng
  • Liên kết với các đối tác: Hợp tác với các doanh nghiệp liên quan như nhà hàng, khách sạn, công ty tổ chức sự kiện để mở rộng mạng lưới tiếp cận
  • Sự kiện và triển lãm: Tham gia vào các triển lãm hoặc tổ chức các sự kiện tại cửa hàng để tạo sự tương tác trực tiếp với khách hàng và giới thiệu sản phẩm của bạn
  • Đánh giá và phản hồi khách hàng: Lắng nghe phản hồi từ khách hàng và cải thiện dịch vụ dựa trên đánh giá của họ. Khách hàng hài lòng sẽ trở thành nguồn cảm hứng để họ chia sẻ về cửa hàng của bạn với người khác.

Vận hành và quản lý cửa hàng hoa tươi 

Theo kinh nghiệm mở shop hoa tươi từ nhiều nhà kinh doanh, việc quản lý cửa hàng không quá phức tạp. Dẫu vậy, nếu muốn tối ưu doanh số và tiềm lực ban đầu, không thể thiếu quy trình vận hành chung cho toàn bộ hệ thống, bao gồm các quy định dành cho nhân viên, những chính sách bán hàng và hậu mãi. 

Và thông qua các phần mềm quản lý bán hàng trên thị trường hiện nay như bePOS. Tất cả quá trình điều phối hoạt động kinh doanh mặt hàng hoa tươi đã trở nên đơn giản và thuận lợi hơn đáng kể. 

Một số tính năng ưu việt mà bePOS giúp bạn quản lý cửa hàng hoa tươi:

  • Quản lý hàng tồn kho: Phần mềm bePOS cho phép bạn theo dõi số lượng hoa tươi trong kho cũng như cập nhật tồn kho thường xuyên. Tính năng này giúp bạn biết được nguồn cung cấp và tình hình tồn kho hiện tại, từ đó đảm bảo luôn có đủ hoa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  • Quản lý đơn đặt hàng: Bằng cách sử dụng phần mềm bePOS, bạn có thể dễ dàng tạo và quản lý đơn đặt hàng từ khách hàng. Hệ thống sẽ giúp bạn theo dõi các đơn hàng, đảm bảo rằng hoa tươi sẽ được chuẩn bị và giao đúng hẹn
  • Tích hợp thanh toán: Phần mềm bePOS cho phép tích hợp các phương thức thanh toán khác nhau như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và ví điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm và giúp bạn quản lý giao dịch tài chính hiệu quả
  • Phân tích dữ liệu: Phần mềm cung cấp các báo cáo và dữ liệu phân tích về doanh số bán hàng, mức tồn kho, khách hàng mua sắm thường xuyên, và các thông tin quan trọng khác. Tính năng này giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của mình và đưa ra các quyết định chiến lược
  • Quản lý khách hàng: Bạn có thể lưu trữ thông tin khách hàng trong hệ thống bePOS, từ đó theo dõi lịch sử mua sắm, ưu đãi và gửi thông tin khuyến mãi. Điều này giúp tạo mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và tăng khả năng tái mua.
  • Quản lý giảm giá và khuyến mãi: bePOS cho phép bạn tạo và quản lý các chương trình giảm giá và khuyến mãi dễ dàng. Bạn có thể áp dụng các mã giảm giá, quản lý thời hạn và điều kiện sử dụng, từ đó thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]

quan-ly-cua-hang-hoa-tuoi-bang-bepos
Quản lý kinh doanh cửa hàng hoa tươi bằng phần mềm bePOS

>> Xem thêm: 19 cách kiếm tiền nhanh tại nhà bạn nên biết

Kinh nghiệm mở shop kinh doanh hoa tươi hiệu quả 

Dưới đây là chi tiết các ý về kinh nghiệm bán hoa tươi hiệu quả:

Đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng đối với thành công của cửa hàng hoa tươi. Đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp những bó hoa tươi đẹp, chất lượng và đúng theo mô tả. Chọn nguồn cung cấp hoa đáng tin cậy và thường xuyên kiểm tra tình trạng của hoa để đảm bảo chúng luôn tươi và hấp dẫn. Kiểm tra tình trạng và chất lượng của hoa ngay khi chúng đến cửa hàng. Loại bỏ những bông hoa có dấu hiệu tàn phai, hỏng hóc hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn của bạn về chất lượng.

Biết cách bảo quản hoa tươi là quan trọng để đảm bảo chúng duy trì tình trạng tốt nhất. Đặt hoa vào nước sạch và tươi mỗi ngày, cắt bớt phần cuống dưới nước để tăng cường hấp thụ nước và bảo quản. Bạn cũng nên thay đổi mẫu hoa thường xuyên để đảm bảo rằng bạn luôn mang đến cho khách hàng sự mới mẻ và đa dạng.

dam-bao-chat-luong-hoa-tuoi
Đảm bảo chất lượng khi kinh doanh hoa tươi

Thiết kế cửa hàng hấp dẫn

Một cửa hàng hoa tươi hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng và tạo ấn tượng đầu tiên tốt. Đầu tư vào việc thiết kế cửa hàng sao cho thú vị, phù hợp với phong cách của cửa hàng và tạo nên môi trường thân thiện, dễ chịu cho khách hàng. Sắp xếp hoa một cách hợp lý và sáng tạo để tạo nên không gian thú vị và thể hiện độc đáo của cửa hàng. Sử dụng ánh sáng một cách thông minh để làm nổi bật sản phẩm. Ánh sáng mềm mại và tạo điểm nhấn cho từng bó hoa hoặc không gian cụ thể.

Tạo ra không gian mua sắm thoải mái cho khách hàng. Đảm bảo có đủ không gian để di chuyển và thư giãn khi xem xét sản phẩm. Bạn cũng có thể thiết kế những không gian riêng để khách hàng có thể check in chụp ảnh cùng những bó hoa, đây cũng cách để quảng bá cửa hàng của mình.

Chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng là điểm quan trọng trong kinh doanh hoa tươi. Tư vấn khách hàng một cách tận tâm, lắng nghe và đáp ứng mong muốn của họ. Gửi thông tin khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt và thông tin về các dịp lễ để duy trì sự tương tác và tạo sự trung thành từ phía khách hàng. Tạo ra những trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng, như việc gói quà tặng tinh tế, thẻ chúc mừng cá nhân hoặc một món quà nhỏ đi kèm với hoa. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và tạo nên sự khác biệt cho cửa hàng của bạn. Sau mỗi giao dịch, gửi thư cảm ơn đến khách hàng để thể hiện sự biết ơn vì đã chọn cửa hàng của bạn.

cham-soc-khach-hang
Chăm sóc, duy trì quan hệ với khách hàng là kinh nghiệm bán hoa tươi thành công

Sáng tạo chương trình khuyến mãi và ưu đãi

Chương trình khuyến mãi và ưu đãi thường thu hút khách hàng và tạo động lực cho họ mua sắm. Tận dụng các dịp lễ, ngày kỷ niệm và sự kiện đặc biệt như Valentine, ngày Phụ nữ, ngày Mẹ, ngày sinh nhật thành lập cửa hàng để tạo ra các gói quà tặng hoặc ưu đãi độc đáo. Ví dụ, giảm giá khi mua hàng trước ngày Valentine hoặc tặng kèm quà tặng thú vị cho mỗi đơn hàng.

Tạo chương trình thành viên hoặc khách hàng thường xuyên để thưởng cho khách hàng quen thuộc. Cung cấp ưu đãi đặc biệt, giảm giá hoặc quà tặng miễn phí cho những khách hàng tham gia chương trình. Tặng quà chào mừng hoặc giảm giá đặc biệt cho những khách hàng mới. Điều này khuyến khích họ trải nghiệm sản phẩm của bạn và có thể tạo sự ấn tượng mạnh mẽ từ đầu.

Bạn có thể liên kết việc mua sắm hoa tươi với mục đích từ thiện hoặc ủng hộ cộng đồng. Mỗi đơn hàng có thể đóng góp một phần nhỏ cho mục đích này, tạo sự kết nối xã hội và lòng yêu thương từ phía khách hàng.

Tổ chức các workshop, khóa học cắm hoa

Tổ chức các workshop và khóa học cắm hoa không chỉ giúp tạo dựng uy tín cho cửa hàng mà còn giúp tạo sự tương tác và gắn kết với khách hàng. Bạn có thể dạy khách hàng cách tạo bó hoa đẹp, cách bảo quản hoa, hay thậm chí là cách tạo ra những tác phẩm hoa tươi độc đáo. Sử dụng các kênh quảng cáo như mạng xã hội, website cửa hàng hoặc tờ rơi để thông báo về các workshop và khóa học. Tạo ấn tượng với hình ảnh hấp dẫn và thông điệp gợi cảm hứng. Điều này thúc đẩy sự tham gia của khách hàng và tạo ra môi trường gần gũi, hữu ích.

to-chuc-workshop-ve-hoa
Tổ chức các buổi workshop cắm hoa để thu hút khách hàng

Luôn nâng cao kiến thức và theo dõi xu hướng

Kinh doanh hoa tươi luôn thay đổi theo xu hướng và sở thích của khách hàng. Hãy luôn cập nhật kiến thức về mẫu hoa mới, phong cách thiết kế, và các xu hướng đang thịnh hành. Theo dõi sự thay đổi trong thị trường và tìm cách áp dụng những thay đổi này vào cửa hàng của bạn để duy trì sự hấp dẫn và cạnh tranh trên thị trường.

Nhìn chung, ở thời điểm hiện tại, khi mà ảnh hưởng từ dịch bệnh không còn quá nặng nề thì kinh doanh hoa tươi rất có triển vọng sinh lời. Với những chia sẻ từ bePOS, mong rằng bạn đã có những thông tin hữu ích để hỗ trợ việc xây dựng, phát triển các cửa hàng bán hoa tươi của riêng mình. 

FAQ

Những kỹ năng cần thiết để kinh doanh hoa tươi là gì?

Kinh doanh cửa hàng hoa tươi không yêu cầu học vấn chuyên môn, nhưng đòi hỏi một loạt kỹ năng tinh tế và sáng tạo. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có sự nhạy bén, khả năng đánh giá vẻ đẹp, kỹ năng cắm hoa, phối màu, và nhiều yếu tố khác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các khóa học chuyên nghiệp về cắm hoa. Những khóa học này thường có giá cả hợp lý và giúp bạn nắm vững kỹ năng cắm hoa, hiểu rõ về cách phối hợp màu sắc, thiết kế hoa tươi độc đáo.

Cách tính giá bán hoa tươi như thế nào?

Cách tính giá bán hoa tươi có thể được áp dụng bằng cách tính các khoản chi phí đầu tư như:

  • Chi phí nguyên vật liệu: Bạn cần tính toán chi phí mua các loại hoa tươi, lá, cành, và bất kỳ phụ liệu nào khác (ví dụ: băng, giấy gói) để tạo thành một bó hoa
  • Chi phí lao động: Xem xét thời gian và công sức mà bạn hoặc nhân viên của bạn bỏ vào việc chế tác, cắt tỉa, và bó hoa. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá bán
  • Chi phí vận chuyển và giao hàng: Nếu bạn cung cấp dịch vụ giao hàng, hãy tính toán chi phí vận chuyển hoặc giao hàng đến địa điểm yêu cầu
  • Chi phí kinh doanh: Bao gồm chi phí thuê cửa hàng, tiền điện, nước, quản lý, và bất kỳ chi phí kinh doanh nào khác
  • Lợi nhuận kinh doanh hoa tươi mong muốn: Xác định mức lợi nhuận mà bạn muốn đạt được từ việc bán mỗi bó hoa. Thường thì lợi nhuận được tính dưới dạng một phần trăm của tổng chi phí
  • Giá trị thương hiệu: Nếu cửa hàng hoặc thương hiệu của bạn đã tạo được một tên tuổi và sự uy tín, bạn có thể tính một phần giá dựa trên giá trị thương hiệu.

Khi bạn đã xem xét các yếu tố trên, bạn có thể sử dụng công thức sau để tính giá bán hoa tươi:

Giá bán = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí lao động + Chi phí vận chuyển + Chi phí kinh doanh + Lợi nhuận mong muốn

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/kinh-doanh-hoa-tuoi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]