Trang chủBlogs Bán lẻHướng dẫn 8 bước kinh doanh mỹ phẩm ra đơn siêu hiệu quả

Hướng dẫn 8 bước kinh doanh mỹ phẩm ra đơn siêu hiệu quả

Cập nhật lần cuối: Tháng Tám 08, 2023
Trần Dung
Trần Dung
659 Đã xem

Kinh doanh mỹ phẩm cho thấy tiềm năng phát triển to lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn đầy đủ về lĩnh vực này, nhất là với các nhà kinh doanh mới. Muốn mở shop mỹ phẩm lấy hàng ở đâu, nên chú ý gì khi vận hành cửa hàng? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành cũng như có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia đầu tư kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm, bePOS xin chia sẻ bài viết sau đây.

Tiềm năng của ngành kinh doanh mỹ phẩm hiện nay

Dễ thấy, kinh doanh hàng mỹ phẩm là một sân chơi đầy cạnh tranh, có sức hút lớn đối với bất kỳ nhà đầu tư hay start-up nào. Nguyên nhân đến từ chính tiềm năng phát triển to lớn của lĩnh vực này, cụ thể:

Nhu cầu của thị trường mỹ phẩm không ngừng tăng 

Vẻ ngoài giúp tạo sự tự tin trong giao tiếp, nâng cao cơ hội trong học tập, công việc hay đơn giản là nhu cầu ngày càng thiết yếu của con người. Vì thế, nếu như trước đây, chỉ một bộ phận nhỏ dân số có nhu cầu làm đẹp thì đến nay, mọi thứ đang dần thay đổi.

Gần như bất cứ ai, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác đều mong muốn mình trở nên “lộng lẫy” hơn, trẻ trung hơn. Đồng thời, với sự mở rộng của quy mô dân số, tệp khách hàng của ngành kinh doanh mỹ phẩm cũng không ngừng tăng lên mỗi năm. Từ đó, các nhà bán hàng được tạo điều kiện phát triển nhiều hơn. 

kinh-doanh-my-pham-dem-lai-loi-nhuan-lon
Kinh doanh mỹ phẩm có tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn

Chất lượng cuộc sống được cải thiện về cả vật chất và nhận thức

Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện so với trước đây. Do vậy, mọi người có điều kiện dành ra một phần thu nhập, một khoản tiết kiệm để chi trả cho nhu cầu làm đẹp. Mặt khác, nhận thức được nâng cao, nên quan điểm thẩm mỹ dần thay đổi.

Giờ đây, việc làm đẹp không chỉ dành cho phụ nữ mà phái mạnh cũng quan tâm nhiều hơn; thẩm mỹ không chỉ là vấn đề ngoại hình mà còn là câu chuyện sức khỏe, đời sống;…

tiem-nang-kinh-doanh-my-pham-lon
Nhận thức về tiêu dùng mỹ phẩm thay đổi

Sự đa dạng về loại hình kinh doanh mới

Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường ngày một tăng, nhiều loại hình kinh doanh mỹ phẩm mới ra đời như một lẽ tất yếu, nổi bật hình thức bán hàng online. Chính điều này đã góp phần tạo điều kiện giúp nhiều người có thể trở thành nhà buôn bán mỹ phẩm: học sinh, sinh viên, dân văn phòng,…

Theo kinh nghiệm bán mỹ phẩm online, họ không cần khoản vốn lớn, không cần mặt bằng kinh doanh tốt hay nhiều kinh nghiệm thực chiến. Tuy nhiên, họ vẫn có cơ hội thu về lợi nhuận qua cách buôn bán mỹ phẩm của mình.

Kinh doanh mỹ phẩm gồm những loại hình nào?

Như đã chia sẻ, các mô hình kinh doanh mỹ phẩm kinh doanh hàng mỹ phẩm hiện nay rất đa dạng và không ngừng mở rộng.

Mở shop bán lẻ mỹ phẩm

Shop bán lẻ mỹ phẩm là hình thức bạn nhập hàng từ nhà sản xuất, hoặc từ các nhà bán buôn, để kinh doanh trực tiếp tới tay khách hàng. Đây là hình thức kinh doanh mỹ phẩm phổ biến cho các hộ buôn bán nhỏ lẻ, vốn không nhiều.

Hàng hóa tại các shop bán lẻ mỹ phẩm khá đa dạng, bao quát đủ các nhóm hàng, như đồ makeup, đồ skincare, thuốc tẩy lông, chăm sóc tóc,… Về cách thức bán hàng, mô hình này cho phép bạn kinh doanh online lẫn offline, thường kết hợp cả hai hình thức để dễ tiếp cận người dùng.

kinh-doanh-my-pham-ban-le
Mô hình kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ là hình thức phổ biến nhất hiện nay

Nhà phân phối mỹ phẩm

Nhà phân phối mỹ phẩm có thể bao gồm cả nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn. Nếu sở hữu kinh phí lớn, am hiểu về ngành này, thì bạn có thể tự sản xuất mỹ phẩm để bán và phân phối đến tay khách hàng. Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện không ít startup ngành mỹ phẩm, như Coboté – thương hiệu mỹ phẩm chăm sóc cá nhân từ dầu dừa Bến Tre, hay Nerman – startup mỹ phẩm dành cho nam giới.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn kinh doanh sỉ mỹ phẩm. Có nghĩa, bạn nhập mỹ phẩm số lượng lớn từ các nhà sản xuất và bán lại cho các shop bán lẻ. Một số shop chuyên sỉ mỹ phẩm bạn có thể tham khảo là Xưởng gia công mỹ phẩm Hoa Mộc Lan, Nguồn hàng mỹ phẩm Sasami, Gia Mẫn Cosmetic,…

Bán mỹ phẩm online

Bên cạnh thời trang, mỹ phẩm là một trong những mặt hàng hot trên các sàn TMĐT. Lý do là bởi, hàng mỹ phẩm có diện tích khá nhỏ, dễ vận chuyển. Hơn nữa, phái nữ là đối tượng thường có thói quen mua sắm trên mạng, yêu thích sự tiện lợi, nhanh chóng và đa dạng. Bạn có thể tạo gia hàng trên sàn Shopee, sàn Lazada, hay Tiki. Ngoài ra, theo kinh nghiệm bán mỹ phẩm online, các trang mạng xã hội cũng là phương tiện vô cùng hiệu quả.

kinh-doanh-my-pham-online-phu-hop-nguoi-it-von
Người ít vốn nên tìm hiểu cách bán mỹ phẩm online hiệu quả

Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

>> Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm cần khoảng 100 – 200 triệu đồng.

Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn là thắc mắc của những người mới tìm hiểu. Tuy nhiên, con số mà bePOS đưa ra chỉ mang tính tham khảo, sẽ thay đổi tùy theo quy mô, hình thức, hàng nhập và thị trường tiêu thụ. Một số chi phí bạn cần đầu tư khi kinh doanh mỹ phẩm là:

  • Tiền thuê mặt bằng: Tiền thuê mặt bằng dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng, thường phải đóng theo kỳ hoặc theo năm. Nếu muốn tiết kiệm, bạn có thể chọn kinh doanh online trước, hoặc thuê nhà trong ngõ, thuê một tầng trong căn nhà.
  • Tiền đầu tư trang thiết bị: Trang thiết bị cửa hàng chủ yếu là các tủ kệ đựng mỹ phẩm. Ngoài ra, bạn cần mua quầy thu ngân, két đựng tiền, gương soi cho khách hàng, khăn giấy,…
  • Tiền nhập hàng: Chi phí nhập hàng chiếm phần lớn ngân sách kinh doanh mỹ phẩm, dao động từ 70 – 100 triệu. Vì mỹ phẩm chỉ sử dụng trong thời hạn nhất định, nên bạn phải lên kế hoạch nhập hàng thật hợp lý, tránh tồn kho nhiều.
  • Một số chi phí khác: Ví dụ, tiền thuê nhân sự từ 4 – 5 triệu/tháng, tiền điện nước, tiền thuế, tiền làm thủ tục đăng ký kinh doanh, tiền quảng cáo marketing, tiền dự trù khoảng 5% tổng ngân sách,…
kinh-doanh-my-pham-it-von
Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn là vấn đề nhiều người quan tâm

Tổng hợp 8 bước kinh doanh mỹ phẩm thành công

Sau đây, bePOS sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm dành cho bạn:

Nghiên cứu thị trường, xác định tệp khách hàng

Nghiên cứu thị trường là điều kiện tiên quyết với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, đặc biệt trong ngành mỹ phẩm. Ở đây, bạn cần tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người mua về sản phẩm, thói quen tiêu dùng để biết mình nên bán mặt hàng nào. Đồng thời, bạn không nên bỏ qua việc nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh để tìm ra phương án kinh doanh tốt hơn, giúp gia tăng lợi thế bán hàng. 

Ngoài nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Bạn nên xác định cửa hàng hướng đến ai, thu nhập thế nào, độ tuổi từ bao nhiêu,… Ví dụ, bạn sẽ chọn các hãng Dior, Chanel nếu hướng đến khách hàng thu nhập tốt; Chọn Bbia, Etude House nếu hướng đến học sinh, sinh viên,…

nghien-cuu-khach-hang-muc-tieu-khi-mo-cua-hang-my-pham
Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu khi mở cửa hàng mỹ phẩm

Xác định loại hình kinh doanh và các mặt hàng mỹ phẩm muốn bán

Sau khi tìm hiểu thị trường, căn cứ vào những yếu tố mang tính chủ quan như vốn, kinh nghiệm mà bạn quyết định lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp nhất.

Giả sử, nếu có vốn, có kinh nghiệm, thì tại sao không mở shop mỹ phẩm trực tiếp? Ngược lại, nếu ít vốn, ít kinh nghiệm, bán hàng online có vẻ là phương án tối ưu hơn. Trong trường hợp kinh doanh trực tuyến, những kênh thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Amazon,… là gợi ý bạn nên tham khảo.

hinh-thuc-kinh-doanh-my-pham
Lựa chọn hình thức kinh doanh mỹ phẩm phù hợp

Tiếp theo, bạn cần xác định những mặt hàng mình muốn kinh doanh. Bạn có thể dựa vào Phụ lục 1 Hiệp định của Hiệp hội mỹ phẩm ASEAN phần danh mục nhóm mỹ phẩm để xem cách phân chia. Thường thì các shop bán lẻ sẽ nhập hàng hóa khá đa dạng, bao quát nhiều nhóm khác nhau. Hơn nữa, để kinh doanh hiệu quả, bạn cần nhập mỹ phẩm phù hợp tệp khách hàng mục tiêu.

>> Xem thêm: Muốn mở shop mỹ phẩm lấy hàng ở đâu? Hướng dẫn tìm nguồn mỹ phẩm chính hãng 

Chọn địa điểm kinh doanh mỹ phẩm

Đối với những bạn mở cửa hàng vật lý, đây là khâu đặc biệt quan trọng. Tiêu chí để chọn mặt bằng kinh doanh tốt là gần khu vực đông dân cư, dễ tìm, dễ đi lại, có chỗ để xe thoải mái. Ngoài ra, bạn nên tránh những con đường bụi bẩn, nhiều chướng ngại nguy hiểm, hoặc đường một chiều.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kinh phí để thuê mặt bằng đẹp ở trung tâm thành phố. Khi này, bạn có thể thuê nhà trong ngõ hẻm, hoặc thuê tầng 2, tầng 3 của nhà kinh doanh. Tuy nhiên, với hình thức này, bạn nên đẩy mạnh marketing online để được khách hàng chú ý.

dia-diem-kinh-doanh-my-pham
Lựa chọn địa điểm kinh doanh mỹ phẩm

Xin giấy phép kinh doanh và hoàn thành thủ tục mở shop mỹ phẩm

Mở cửa hàng mỹ phẩm phải xin giấy phép đăng ký kinh doanh, có thể theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp. Đây là thủ tục bắt buộc, nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt và gây mất uy tín trong mắt cộng đồng. Trường hợp mở thương hiệu mỹ phẩm mới, bạn nên đăng ký thương hiệu để được bảo hộ, tránh tình trạng ăn cắp chất xám,

Để đăng ký kinh doanh, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, đó là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố, hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp quận/huyện. Một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh mỹ phẩm thường bao gồm những tài liệu sau:

  • Giầy đề nghị đăng ký kinh doanh mỹ phẩm theo mẫu luật quy định.
  • Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân chủ kinh doanh, như CMND/CCCD/hộ chiếu.
  • Hợp đồng thuê nhà để kinh doanh, hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
  • Một số thông tin khác như họ tên, giấy tờ chứng minh nhân thân của các thành viên hộ kinh doanh, số vốn kinh doanh, biên bản họp các thành viên,…
mo-cua-hang-my-pham-phai-xin-giay-phep-dang-ky-kinh-doanh
Mở cửa hàng mỹ phẩm phải xin giấy phép đăng ký kinh doanh

Thiết kế, trang trí cửa hàng mỹ phẩm

Đây là ngành làm đẹp, nên bạn luôn luôn phải chú ý đến tính thẩm mỹ khi kinh doanh mỹ phẩm. Điều này được thể hiện một phần ở cách thiết kế, trang trí cửa hàng. Tiêu chuẩn quan trọng là cửa hàng phải sạch sẽ, ngăn nắp, có kệ tủ để trưng bày hàng hóa. Ngoài ra, cửa hàng không nên cũ mốc, bừa bộn, khiến khách hàng mất cảm tình.

Cách thiết kế không gan sẽ phụ thuộc vào tệp khách hàng hướng tới, cũng như sở thích cá nhân chủ kinh doanh. Ví dụ, nếu bán mỹ phẩm cho giới trẻ, bạn có thể lựa chọn gam màu chủ đạo tươi sáng, như màu hồng đậm. Tuy nhiên, nếu hướng đến tệp khách trung niên, những thiết kế nhã nhặn, sang trọng sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.

Thuê nhân viên kinh doanh

Nếu cửa hàng quy mô nhỏ, bạn có thể tự chịu trách nhiệm bán hàng để tiết kiệm chi phí. Khi cửa hàng ngày càng phát triển và mở rộng, thì quy mô nhân sự cũng phải tăng lên tương xứng. Bạn cần thuê người phụ trách kinh doanh cửa hàng, có thể kết hợp sử dụng phần mềm quản lý để tối ưu hiệu quả.

thue-nhan-su-kinh-doanh-my-pham-co-thai-do-chuyen-nghiep
Thuê nhân sự kinh doanh mỹ phẩm có thái độ chuyên nghiệp

Bên cạnh số lượng, chất lượng nhân sự cũng là yếu tố bạn cần quan tâm. Nhân viên phải am hiểu về sản phẩm, cũng như cách sử dụng để tư vấn cho người mua. Khi đón tiếp khách hàng, nhân viên cần có thái độ niềm nở, thân thiện, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi liên quan, biết cách xử lý nếu có hiểu lầm xảy ra giữa hai bên.

>> Xem thêm: Mỹ phẩm dành cho spa gồm những gì? Tổng hợp 15+ thương hiệu mỹ phẩm uy tín

Lập chiến lược marketing thu hút khách hàng

Một trong những cách bán mỹ phẩm online hiệu quả là có chiến lược marketing tốt, giúp gia tăng tỷ lệ chốt hơn và lợi thế cạnh tranh của bạn. Vì thế, hãy thực sự đầu tư để tìm ra cách buôn bán mỹ phẩm hiệu quả nhất. Ngay cả những cửa hàng offline cũng cần tận dụng các công cụ marketing online để gia tăng hiệu quả.

Thật khó để đưa ra đáp án cụ thể cho bạn, vì mỗi nhà kinh doanh phù hợp với một chiến lược marketing khác nhau. Nhưng, lời khuyên bạn có thể tham khảo đó là đẩy mạnh truyền thông kỹ thuật số (digital marketing). Trong đó, cách kênh mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok,… thực sự rất tiềm năng.

marketing-quang-ba-cua-hang-my-pham
Lập chiến lược marketing quảng bá hoạt động mua bán mỹ phẩm

Quản lý tình hình bán hàng và đánh giá kết quả kinh doanh 

Thị trường luôn thay đổi, nhu cầu khách hàng không cố định. Vì thế, hoạt động kinh doanh của bạn cũng luôn phải vận động. Để làm được điều này, bạn phải quản lý chặt chẽ và thường xuyên đánh giá kết quả bán hàng theo định kỳ. Đây là yếu tố tối quan trọng giúp nâng cao lợi nhuận, hạn chế rủi ro và đảm bảo bạn có thể thích nghi trong lĩnh vực kinh doanh đầy cạnh tranh này.

Hiện nay, nhiều ứng dụng ra đời với mục tiêu cung cấp các giải pháp bán hàng cũng như hỗ trợ quản lý kinh doanh. Đây là những công cụ bạn không nên bỏ qua, nhất là với nhà bán hàng mới. Một trong số đó là phần mềm quản lý bán lẻ bePOS – thương hiệu đã và đang chứng minh giá trị to lớn của mình trong việc tư vấn kinh doanh, quản lý bán hàng và nhiều hơn thế.

bePOS sở hữu một số tính năng vô cùng tiện ích để kinh doanh mỹ phẩm, cụ thể:

  • Quản lý thanh toán hóa đơn mua bán mỹ phẩm, sử dụng công nghệ share bill không cần đến máy in cồng kềnh.
  • Quản lý kho hàng, kiểm kê tình trạng xuất – nhập – tồn kho, nhận biết nhanh những mặt hàng sắp hết để lên kế hoạch nhập mới.
  • Phân công nhân sự và chấm công, đánh giá hiệu quả làm việc từ xa.
  • Quản lý tài chính, ghi chép thu chi, trực quan hóa doanh thu bằng biểu đồ để dễ dàng đánh giá.
  • Một số tính năng như lưu trữ thông tin khách hàng, marketing automation, tạo voucher giảm giá,…
sieu-app-quan-ly-ban-hang-bepos-nhieu-tinh-nang-vuot-troi
Siêu App quản lý kinh doanh mỹ phẩm bePOS có nhiều tính năng vượt trội

Hiện nay, bePOS đang có chương trình Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI dành cho các chủ cửa hàng mỹ phẩm quy mô nhỏ, mới thành lập. Để được tư vấn A – Z, bạn hãy liên hệ hotline 0247 771 6889 hoặc điền vào form đăng ký dưới đây nhé!

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Kinh doanh mỹ phẩm thực sự là cơ hội lớn cho các nhà bán hàng có thể phát triển. Với những chia sẻ của bePOS trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ và có thể chuẩn bị tốt hơn cho hoạt động bán hàng của mình. Đừng quên theo dõi blog bePOS để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về đầu tư, kinh doanh.

FAQ

Hiện nay, muốn mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì?

Để xác định chính xác mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì, ta cần dựa vào quy mô cửa hàng và đối tượng người dùng bạn hướng tới. Tuy nhiên, về cơ bản, các yếu tố không thể thiếu là vốn ban đầu, kế hoạch kinh doanh, giấy phép kinh doanh, địa điểm kinh doanh và nguồn cung sản phẩm.

Bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

Bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn là câu hỏi nhiều nhà bán hàng mới thắc mắc. Để có đáp án chính xác, cần căn cứ vào quy mô và loại hình kinh doanh bạn lựa chọn. Ví dụ, bạn kinh doanh theo định hướng sản xuất sẽ khác với phân phối; bán buôn khác với bán lẻ. Thậm chí, nhiều người kinh doanh mỹ phẩm khởi đầu với số vốn bằng 0 thông qua làm cộng tác viên bán hàng. 

Mở cửa hàng bán mỹ phẩm có lời không?

Với tiềm năng phát triển to lớn, rõ ràng đáp án cho câu hỏi mở cửa hàng bán mỹ phẩm có lời không là có. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bán phải thực sự là nhà kinh doanh giỏi, có kiến thức, kinh nghiệm với chiến lược bán hàng tốt. Đừng quên sử dụng các công cụ hỗ trợ đắc lực như phần mềm quản lý bán hàng bePOS để tối đa hóa khả năng tạo lợi nhuận của bạn.