Nhu cầu sử dụng điện thoại, nhất là smartphone của người dùng đang ngày một tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để hoạt động kinh doanh phụ kiện điện thoại có thể mở rộng hơn nữa. Tuy nhiên, để bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận với nhóm sản phẩm “ăn theo” này, chúng ta cần biết những yếu tố ảnh hưởng cũng như các loại phụ kiện nên bán. Tất cả những thông tin đó sẽ được bePOS chia sẻ trong bài viết sau.
Sức hút của việc kinh doanh phụ kiện điện thoại
Dưới đây là một số lý do khiến hoạt động kinh doanh phụ kiện điện thoại được nhiều người lựa chọn:
- Nhu cầu của thị trường lớn, nhất là với đối tượng khách hàng giới trẻ.
- Yêu cầu về vốn ban đầu không quá lớn, thời gian hoàn vốn nhanh.
- Không bắt buộc mở cửa hàng, thuê địa điểm kinh doanh cố định.
- Nguồn hàng và chủng loại sản phẩm đa dạng, có thể lựa chọn kinh doanh ốp lưng điện thoại, tai nghe, cáp sạc,…
- Tính linh hoạt cao.
Tất nhiên, quyết định nên hay không nên kinh doanh phụ kiện điện thoại cũng cần dựa vào điều kiện và định hướng của mỗi người. Nhưng về cơ bản, so với phần lớn lĩnh vực hay với sản phẩm chính là điện thoại, mặt hàng phụ kiện dễ triển khai hơn đáng kể.
Kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại đầy đủ nhất
Tìm hiểu thị trường phụ kiện điện thoại
Khi kinh doanh phụ kiện điện thoại hay bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào khác, chúng ta cần nắm được những kiến thức liên quan. Đối với phụ kiện điện thoại, cần tập trung vào xu thế thời trang, chất lượng, mức giá, tính tiện ích.
Đặc biệt, vì đây là nhóm những mặt hàng bổ trợ cho sản phẩm chính là điện thoại nên người bán cũng cần cập nhật thông tin về các đời máy, tính năng và điểm mạnh của từng dòng để tư vấn khách hàng được tốt hơn.
Ví dụ: Đối với các ốp silicon trong suốt, chúng tôn được vẻ đẹp được smartphone nhưng thường bị ố, xỉn màu sau một thời gian sử dụng. Lựa chọn tai nghe Bluetooth như Airpod của Apple tiện lợi hơn tai nghe dây nhưng giá cũng cao hơn.
Kiến thức về mảng phụ kiện điện thoại
Bên cạnh nghiên cứu thị trường, kiến thức về mảng phụ kiện điện thoại là nội dung bạn phải nắm chắc, ví dụ:
- Am hiểu về các thương hiệu, các dòng phụ kiện điện thoại phổ biến nhất hiện nay.
- Biết cách review sản phẩm về tính năng, tính thẩm mỹ, độ bền, giá cả so với các dòng sản phẩm cùng phân khúc.
- Biết nhiều mẹo sử dụng phụ kiện điện thoại để chia sẻ đến khách hàng.
- Luôn cập nhật những dòng sản phẩm mới để không bị lạc hậu so với đối thủ kinh doanh.
Hình thức kinh doanh
Lựa chọn kinh doanh phụ kiện điện thoại online hay cửa hàng cố định tùy thuộc vào tiềm lực và định hướng phát triển của từng người bán. Nếu vốn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều thì chắc chắn bán sản phẩm qua Facebook, Zalo, Tik Tok,… sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, vốn lớn, nhà kinh doanh cần xây dựng thương hiệu bền vững thì rất cần mở cửa hàng phụ kiện điện thoại.
Chuẩn bị nguồn vốn
>> Kinh doanh phụ kiện điện thoại cần chuẩn bị vốn từ 20 – 300 triệu
Để bắt đầu kinh doanh cửa hàng ăn, quán cà phê, chúng ta cần bỏ ra những khoản tiền tương đối lớn, thậm chí hàng tỷ đồng. Nhưng khi bán phụ kiện điện thoại, con số này chỉ khoảng vài chục đến dưới 300 triệu đồng, tùy vào quy mô và hình thức kinh doanh. Chi tiết hơn:
- Với tiền vốn 20 – 50 triệu đồng: Tập trung vào nhóm mặt hàng phụ kiện đang được ưa chuộng nhất, lựa chọn kinh doanh phụ kiện online và tự phục vụ khách hàng để tối ưu chi phí.
- Với tiền vốn 50 – 100 triệu đồng: Hướng đến nguồn hàng gồm các phụ kiện của những dòng máy cơ bản với số lượng không quá lớn; có thể lựa chọn hình thức kinh doanh online hoặc thuê địa điểm kinh doanh nhỏ.
- Với tiền vốn 100 – 300 triệu đồng: Hướng đến phụ kiện của các thương hiệu lớn hoặc đa dạng hóa sản phẩm về cả chủng loại lẫn thiết kế. Nhà kinh doanh cũng có thể thuê mặt bằng, làm website, tuyển nhân viên,…
Địa điểm kinh doanh
Nếu như tiềm lực cho phép, việc mở cửa hàng phụ kiện điện thoại cố định là cần thiết. Yếu tố này sẽ giúp “giữ chân” những khách hàng cũ, hình thành nhóm người mua quen thuộc hay đơn giản đảm bảo việc bán hàng ổn định hơn.
Chúng ta nên ưu tiên tìm đến địa điểm gần các trường đại học, cao đẳng, khu chợ, khu dân cư đông đúc hoặc gần những cửa hàng chuyên bán smartphone chính hãng. Đây là những vị trí tiếp cận được nhiều khách hàng, nhất là các bạn trẻ, các bạn sinh viên – nhóm đối tượng có nhu cầu rất cao về phụ kiện điện thoại.
Trang trí cửa hàng
Phong cách decor phổ biến nhất của các cửa hàng phụ kiện điện thoại là phong cách hiện đại, sang trọng. Các vật liệu sử dụng tại cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại thường là vật liệu phản xạ ánh sáng tốt như kính.
Ngoài ra, do tính chất số lượng hàng hóa lớn, cửa hàng phải bố trí không gian để kệ trưng bày, chiều cao vừa tầm, không quá cao cũng như không quá thấp. Lối đi lại cửa hàng phải đủ rộng rãi, thông thoáng, tránh va quệt vào các thiết bị gây rơi vỡ, hỏng hóc.
Chọn mặt hàng kinh doanh
Vậy phụ kiện điện thoại gồm những gì? Mặt hàng phụ kiện điện thoại cực đa dạng, bao gồm một số sản phẩm chính như:
- Ốp lưng điện thoại: Ốp nhựa, ốp silicone, ốp trong suốt, ốp da, ốp có dây đeo, ốp in chữ theo yêu cầu,…
- Tai nghe: Tai nghe jack cắm 3.5mm, tai nghe type C, tai nghe nhét tai, tai chùm đầu, tai nghe bluetooth,…
- Các phụ kiện sạc: Cáp sạc, củ sạc, cục sạc dự phòng,…
- Một số phụ kiện khác: Kính cường lực, gậy tự sướng, giá đỡ điện thoại, kẹp điện thoại đầu giường, móc treo điện thoại, miếng dán popsocket,…
Tùy vào ngân sách, tệp khách hàng hướng đến, bạn chọn sản phẩm kinh doanh sao cho phù hợp. Ví dụ, nếu vốn ít, thì bán ốp lưng điện thoại, popsocket, tai nghe jack 3.5mm,… Nếu hướng đến học sinh, sinh viên, bạn có thể nhập ốp màu sắc dễ thương, giá rẻ, còn hướng đến khách cao cấp thì nhập ốp da, ốp chống sốc, tai nghe cao cấp,…
Tìm nguồn hàng phụ kiện điện thoại
Một trong những ưu điểm của việc kinh doanh các phụ kiện điện thoại chính là nguồn hàng rất đa dạng. Bạn có thể tìm nguồn hàng phụ kiện điện thoại qua các kênh như sau:
- Các chợ đầu mối: Chợ Kim Biên, chợ An Đông, chợ Bình Tây ở TP. Hồ Chí Minh; chợ Phùng Khoang, chợ Trời tại Hà Nội, chợ Tân Thanh (Lạng Sơn),… Đây là những nơi có nguồn hàng lớn, phong phú về chủng loại với mức giá rẻ nếu biết cách deal giá.
- Các đại lý bán buôn phụ kiện điện thoại: Chất lượng phụ kiện điện thoại tại đây sẽ được đảm bảo hơn. Các đại lý cũng thường đưa ra chính sách hợp tác hấp dẫn. Dẫu vậy, mức giá từ các cửa hàng bán buôn phụ kiện điện thoại có thể nhỉnh hơn so với nguồn hàng từ chợ đầu mối.
- Nguồn hàng từ nước ngoài: Không ít cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại nhập hàng từ Trung Quốc, Thái Lan,… Ưu điểm là nhiều sản phẩm độc đáo, thú vị và giá nhập rất rẻ. Nhược điểm là phí vận chuyển lớn và đôi khi không thể có hàng liên tục.
Hầu hết các nguồn hàng sỉ phụ kiện điện thoại hiện nay đều được nhập từ Trung Quốc, trong đó Quảng Châu được xem là thế giới phụ kiện cho những ai chuyên kinh doanh đồ công nghệ. Nếu không muốn sang tận Quảng Châu để xem hàng vất vả, bạn có thể lên các trang thương mại điện tử của Trung Quốc như Taobao, Tmall, 1688,… để đặt hàng và chờ người bán ship về.
Các thủ tục pháp lý
Để mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại, bạn cần xin giấy phép theo thủ tục pháp luật. Hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng phụ kiện điện thoại bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể, hoặc doanh nghiệp.
- Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân của chủ hộ kinh doanh, như CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.
- Bản sao hợp đồng thuê địa điểm để đăng ký kinh doanh phụ kiện điện thoại.
- Văn bản ủy quyền chủ hộ kinh doanh, hoặc điều lệ công ty,…
Về cách nộp, bạn có thể nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện, hoặc nộp online tại cổng dịch vụ trực tuyến nơi đặt địa điểm kinh doanh. Sau khoảng 3 đến 5 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả và tiến hành cấp giấy phép.
Quảng cáo, tiếp thị
Để thúc đẩy doanh số mạnh mẽ, marketing là hoạt động không thể thiếu. Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng marketing kinh doanh phụ kiện điện thoại sau đây:
- Làm biển hiệu quảng cáo bắt mắt, thu hút sự chú ý người qua đường.
- Lập fanpage trên Facebook cho cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại, sản xuất nội dung thú vị cho người đọc.
- Đăng tải video ngắn hấp dẫn trên TikTok, nội dung bổ ích như review sản phẩm, hướng dẫn cách sử dụng thông minh,…
- Chạy quảng cáo trên Facebook, Google Instagram, TikTok để đẩy mạnh tương tác.
- Lập gian hàng trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, thiết kế gian hàng đẹp mắt để gây ấn tượng.
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng thân thiết, hoặc vào những dịp đặc biệt.
Thuê nhân viên
Nếu cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại có quy mô lớn, bạn cần thuê nhân viên thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, như thu ngân, sale, marketing,… Mỗi vị trí cần đề ra những tiêu chuẩn khác nhau về chuyên môn, kinh nghiệm, cũng như thái độ.
Ví dụ, nhân viên thu ngân phải cẩn thận, tỉ mỉ, nhân viên sale phải am hiểu các nghiệp vụ bán hàng,… Ngoài ra, bạn cũng phải lên chương trình đào tạo để nâng cao trình độ và thái độ cho nhân viên.
Quản lý và vận hành cửa hàng
Chủ cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, như:
- Quản lý kho hàng để kiểm soát lượng hàng ra vào, nắm bắt thông tin của toàn bộ hàng hóa,…
- Tổ chức nhân sự, phân chia nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả hoạt động.
- Quản lý tài chính, nắm bắt doanh số, chi phí và những thay đổi theo thời gian.
- Một số hoạt động khác như marketing, chăm sóc khách hàng, tổ chức sự kiện,…
Khối lượng công việc như trên là cực lớn, gây quá tải cho chủ kinh doanh, đặc biệt là những người mới, không có nhiều kinh nghiệm. May mắn thay, hiện nay trên thị trường xuất hiện các phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng, với nhiều tính năng thông minh giúp người chủ vận hành cửa hàng hiệu quả.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo các tính năng của bePOS, một trong những app bán hàng uy tín nhất hiện nay:
- Quản lý thông tin kho hàng, như tên, mẫu mã, nhà sản xuất, đồng thời kiểm soát tình trạng xuất – nhập – tồn kho.
- Ghi nhận mọi thông tin liên quan đến giao dịch mua bán, thanh toán hóa đơn bằng công nghệ share bill không cần máy in vật lý.
- Quản lý tình hình doanh thu kinh doanh phụ kiện điện thoại, trực quan hóa dưới dạng biểu đồ để dễ so sánh.
- Phân quyền nhân viên, chấm công, giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc từ xa.
- Một số chức năng khác như marketing automation, tạo voucher chăm sóc khách hàng thân thiết,…
Đặc biệt, hiện nay bePOS đang có Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI, áp dụng cho các cửa hàng quy mô nhỏ lẻ, mới thành lập. Bạn hãy liên hệ với bePOS qua hotline 0247 771 6889 hoặc điền vào form đăng ký dưới đây nhé!
>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh đồng hồ vốn ít lời cao không phải ai cũng biết
Top các phụ kiện điện thoại bán chạy nhất
Ốp lưng điện thoại
Hiện nay, một chiếc ốp lưng không chỉ giúp bảo vệ “dế yêu” mà còn là phụ kiện thời trang gắn với những tiện ích cụ thể. Kiểu dáng, màu sắc cần tương thích cho từng loại máy, dòng máy và gu thẩm mỹ của khách hàng.
Đặc biệt, đối với một số người dùng, mỗi smartphone sẽ được trang bị 2 đến 3 ốp lưng khác nhau. Vì thế, kinh doanh ốp lưng điện thoại chắc chắn là lựa chọn không nên bỏ qua. Một số loại ốp phổ biến nhất hiện nay là ốp trong, ốp nhựa sillicone, ốp nhựa cứng, ốp chống va đập, ốp chống nước, bao da,…
Kính cường lực
Gần như 100% khách hàng sử dụng điện thoại cảm ứng hay smartphone đều dán kính cường lực cho “dế yêu”. Bởi khả năng bảo vệ của nó nên dù tính thẩm mỹ không quá nhiều nhưng đây vẫn là phụ kiện điện thoại điện săn đón hàng đầu.
Đối với nhà kinh doanh, cũng cần lưu ý rằng, việc bán kính cường lực thường đi kèm với dịch vụ dán kính. Bạn có thể cân nhắc để sử dụng như một chính sách “hậu mãi” hay tính thêm giá mua sản phẩm.
Nhóm phụ kiện cáp sạc, pin dự phòng
Nhóm phụ kiện cáp sạc, sạc dự phòng luôn được cửa hàng bán phụ kiện điện thoại ưa chuộng vì nhu cầu người dùng rất lớn. Mặc dù hầu hết smartphone đều đi kèm một bộ sạc riêng nhưng giống như ốp lưng, hầu hết khách hàng đều mua thêm nhiều cáp sạc và pin dự phòng ngoài vì sự tiện ích.
Tai nghe
Kinh doanh phụ kiện điện thoại thì không thể thiếu tai nghe. Đây là sản phẩm đem lại nhiều giá trị sử dụng cho khách hàng, có thể mang lại mức lợi nhuận cao hơn ốp lưng, kính cường lực,… Một số dòng tai nghe phổ biến nhất hiện nay là tai nghe bluetooth, tai nghe jack 3.5mm, tai nghe type C, tai nghe lightning, tai chùm đầu,…
Thậm chí, một số loại tai nghe không dây, tai nghe chính hãng được bán với mức giá tương đương với điện thoại. Dẫu vậy, cần lưu ý vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu bạn hướng đến để lựa chọn kinh doanh dòng headphones phù hợp.
Gậy tự sướng điện thoại
Gậy tự sướng điện thoại là dụng cụ được gắn vào chiếc smartphone để chụp ảnh ở khoảng cách xa mà không cần nhờ người khác. Sản phẩm này trở nên phổ biến trong những năm gần đây, bởi nhu cầu chụp ảnh của khách hàng ngày càng tăng cao, thích những bức hình có góc rộng, bắt nhiều đối tượng cùng lúc.
Một số loại gậy tự sướng phổ biến hiện nay là:
- Gậy loại thường: Đây là loại gậy tự sướng đời đầu, có một bên kẹp điện thoại và một tay cầm kéo dài để chụp ảnh từ xa, không có nút chụp.
- Gậy tự sướng có nút bấm chụp ảnh: Loại gậy này cũng có thiết kế khá giống loại thường, nhưng thiết kế thêm nút bấm chụp ảnh tiện lợi.
- Gậy tự sướng bluetooth: Đây là loại gậy tích hợp bluetooth để kết nối điện thoại, có nút chụp ảnh ngay trên thân gậy, giá cao hơn so với hai loại trên.
- Một số loại gậy khác: Gậy tự sướng tripod có đế 3 chân, gậy tự sướng tích hợp sạc điện thoại,…
Một số phụ kiện khác
Thẻ nhớ điện thoại cũng là một sản phẩm bạn nên tham khảo, phổ biến nhất hiện nay là những thẻ microSD, dung lượng từ 4 đến 32 GB. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là sử dụng bộ nhớ trong, không cần thẻ nhớ, nhất là với dòng sản phẩm của Apple.
Ít phổ biến hơn những sản phẩm trên là túi chống nước cho điện thoại. Túi chống nước thường được sử dụng khi đi trời mưa, hoặc đi du lịch biển. Sản phẩm này cực đa dạng về màu sắc, mẫu mã, giá thành, phù hợp để bán hàng cho cả học sinh, sinh viên, lẫn người đã đi làm.
>> Xem thêm: 8 bước kinh doanh phụ kiện thời trang siêu lợi nhuận chỉ với số vốn nhỏ
Kinh doanh phụ kiện điện thoại cần lưu ý gì?
Dưới đây là một số kinh nghiệm bán phụ kiện điện thoại bạn không nên bỏ qua:
- Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có khả năng tương thích với đa số các dòng điện thoại, thương hiệu điện thoại. Điều này giúp người bán hàng khai thác được tối đa nhóm khách hàng phổ thông.
- Luôn cập nhật xu thế của thị trường để biết sản phẩm nào lỗi thời, sản phẩm nào đang trở thành “hot trend”. Vấn đề này càng cần thiết đối với kinh doanh phụ kiện điện thoại online.
- Tận dụng tối đa hình thức bán combo hay chương trình khuyến mãi để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Trong trường hợp mở cửa hàng phụ kiện điện thoại cố định, hãy lưu ý thêm về việc trang trí không gian kinh doanh và quản lý hoạt động bán hàng thông qua những phần mềm hỗ trợ.
- Không quên thực hiện các thủ tục pháp lý trước khi kinh doanh.
Tổng kết lại, với đặc điểm vốn có, kinh doanh phụ kiện điện thoại là một gợi ý mà bạn nên tham khảo. Tất nhiên, đừng quên vận dụng những thông tin và lưu ý mà bePOS đã chia sẻ để hoạt động kinh doanh được vận hành tốt, mang lại nhiều lợi nhuận nhất có thể.
FAQ
Kinh doanh phụ kiện điện thoại cần bao nhiêu tiền?
Tùy vào quy mô, hình thức và định hướng kinh doanh của từng người mà số vốn cần bỏ ra để bán các phụ kiện điện thoại sẽ dao động từ khoảng vài chục tới vài trăm triệu đồng.
Những nguồn hàng phụ kiện điện thoại nên lựa chọn?
Theo kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện điện thoại, dưới đây là một số nguồn hàng nên lựa chọn:
- Từ chợ đầu mối: Ưu điểm là giá rẻ, đa dạng mẫu mã và có thể nhập số lượng lớn; nhược điểm là có nguy cơ gặp phải hàng giả, hàng nhái.
- Từ các đại lý bán buôn, bán sỉ: Ưu điểm là chất lượng được đảm bảo; nhược điểm là giá thường cao hơn khi nhập từ chợ đầu mối.
- Nhập từ nước ngoài: Ưu điểm là giá trẻ, nhiều sản phẩm độc lạ; nhược điểm là chi phí vận chuyển lớn và thời gian giao hàng dài.
Follow bePOS: