Thanh toán bằng thẻ tín dụng đang là xu hướng hiện nay, đặc biệt đối với giới trẻ. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ, bạn sẽ dễ rơi vào tình huống bị đánh lãi suất vay thẻ tín dụng cao, phát sinh nhiều khoản phí không mong muốn. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn nghiên cứu về tất cả nội dung này nhé!
Lãi suất vay thẻ tín dụng có nghĩa là gì?
Lãi suất vay thẻ tín dụng hiểu đơn giản là khoản phí mà chủ thẻ phải trả khi rút tiền mặt từ thẻ, hoặc chậm thanh toán khi đến kỳ hạn này. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng áp dụng chương trình 45 ngày miễn lãi, giúp chủ thẻ có thêm thời gian cân đối tài chính. Qua khoảng thời gian này, nếu vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ, bạn sẽ bị áp lãi suất vay thẻ tín dụng.
Khi nào thì phát sinh lãi suất thẻ tín dụng?
Lãi suất vay thẻ tín dụng sẽ phát sinh trong các trường hợp cụ thể là:
- Không trả tiền ở mức tối thiểu đúng thời hạn: Nếu không hoàn thành nghĩa vụ chi trả tiền chi tiêu ở mức tối thiểu, bạn sẽ bị tính phí trả chậm, thường rơi vào khoảng 4-6% phần dư nợ.
- Không thanh toán toàn bộ nợ trong ngày miễn lãi: Nếu không thanh toán toàn bộ nợ trong thời gian miễn lãi, lãi sẽ bị áp với toàn bộ số tiền. Như vậy, con số này thường khá cao, dao động khoảng trên 20%.
- Quy đổi ngoại tệ tại nước khác: Ngoài ra, bạn cũng có thể bị áp lãi suất vay thẻ tín dụng khi rút tiền mặt hoặc quy đổi ngoại tệ tại các nước khác.
Thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng là gì?
Thời gian miễn lãi là một nội dung rất quan trọng khi tìm hiểu về lãi suất vay thẻ tín dụng. Khoảng thời gian miễn lãi thường được tính từ ngày chốt sao kê của tháng này đến ngày chốt sao kê của tháng sau, thêm 15 ngày ân hạn, cụ thể:
45 ngày miễn lãi = Thời gian tối đa chốt sao kê 30 ngày + 15 ngày ân hạn
Lưu ý, với những giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại ATM, bạn sẽ không được hưởng 45 ngày miễn lãi này. Ngoài ra, khi mở thẻ, bạn nên chọn loại thẻ có thời gian miễn lãi phù hợp với nhu cầu chi tiêu.
Để hiểu hơn, bạn hãy theo dõi ví dụ như sau. Bạn đang sử dụng loại thẻ tín dụng có 45 ngày miễn lãi, với chu kỳ thanh toán là từ ngày 30/6 – 30/7. Thời điểm đến hạn thanh toán là 15/8, áp dụng lãi suất là 15%/năm.
Từ ngày 10 đến ngày 15/7, bạn thanh toán hóa đơn hết tổng 5 triệu. Nếu trả hết 5 triệu trước 15/8, bạn sẽ được miễn lãi, ngược lại sẽ bị áp dụng lãi 15%/năm nếu thanh toán muộn.
Các loại lãi suất thẻ tín dụng
Khi sử dụng thẻ tín dụng, ngoài lãi suất thanh toán chậm, bạn cần chú ý đến một số loại lãi suất khác như sau:
- Lãi suất chung: Thẻ tín dụng có bản chất vay trước, trả tiền sau, nên sẽ áp mức lãi chung như các khoản vay thông thường. Lãi suất vay này sẽ dao động theo chính sách ngân hàng và sản phẩm thẻ mà bạn chọn.
- Lãi suất rút tiền mặt: Khi rút tiền mặt thẻ tín dụng tại các ATM, máy POS, bạn sẽ phải chịu khoản phí từ 3% đến 5% số tiền rút.
- Lãi suất chuyển đổi ngoại tệ: Khi giao dịch, rút tiền, chuyển đổi ngoại tệ tại quốc gia khác, bạn cũng phải chịu khoản phí từ 2% đến 4% tổng số tiền giao dịch.
Phương pháp tính lãi suất thẻ tín dụng
Cách tính lãi suất rút tiền mặt tại ATM
Như đã nói, khi rút tiền mặt tại ATM, chủ thẻ tín dụng sẽ phải chịu thêm khoản phí từ 3% đến 5% số tiền giao dịch. Ví dụ, ngày 1/3, bạn rút 5 triệu tiền mặt tại máy ATM, trong đó chu kỳ thanh toán là từ 1/7 đến ngày 15/8. Mức lãi suất áp dụng khi rút tiền mặt là 3%, như vậy bạn phải trả thêm 3% của 5 triệu là 150 ngàn đồng.
Sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm, thanh toán dịch vụ
Nếu đến hạn thanh toán, chủ thẻ đã thanh toán đầy đủ toàn bộ số dư trên sao kê, thì ngân hàng sẽ không thu lãi với tất cả giao dịch trong kỳ sao kê đó. Ví dụ, thẻ của bạn miễn lãi 45 ngày, chu kỳ thanh toán là 30/5 đến 30/6, ngày thanh toán là 15/7, lãi suất chung là 20%, số dư tối thiểu là 5%. Bạn mua sắm hết tổng 6 triệu trong chu kỳ này, nhưng trả hết vào ngày 13/7, thì sẽ không bị áp lãi.
Nếu chỉ thanh toán một khoản nợ tối thiểu, bạn sẽ bị áp lãi suất vay thẻ tín dụng với mọi giao dịch trong kỳ sao kê. Phần nợ chưa thanh toán hết (bao gồm gốc, lãi, phạt, phí) sẽ tiếp tục bị áp lãi trong kỳ sao kê tiếp theo.
Cũng giống ví dụ ở trên, nhưng nếu đến 30/7, bạn mới thanh toán 3 triệu cho ngân hàng, thì mọi giao dịch sẽ bị áp lãi suất vay thẻ tín dụng. Ví dụ, ngày 8/6 bạn mua sắm 5 triệu, ngày 15/6 lại mua sắm 1 triệu, thì lãi suất được tính như sau:
- Dư nợ từ ngày 8/6 đến 14/6 áp tiền lãi là 5 triệu đồng x 20%/365 x 7 ngày = 19.179 VNĐ.
- Dư nợ từ ngày 15/6 đến 29/6 áp tiền lãi là 6 triệu đồng x 20%/365 x 15 ngày = 49.316 VNĐ.
- Dư nợ chưa thanh toán hết trong kỳ từ 1/7 đến 15/7 áp tiền lãi là 3 triệu đồng x 20%/365 x 15 ngày = 24.658 VNĐ.
- Như vậy, tổng lãi bạn phải trả là 93.153 VNĐ, tính cả lãi cho số tiền 3 triệu cho tới khi bạn thanh toán đủ nợ cho ngân hàng.
Nếu không thanh toán đủ số dư tối thiểu, bạn sẽ chịu thêm phí phạt trả chậm và phí lãi suất quá hạn cho phần chưa thanh toán đủ. Nếu chậm quá 60 ngày, bạn sẽ phải chịu phí trả chậm cho toàn bộ dư nợ. Thông thường, ngân hàng sẽ quy định mức phí phạt trả chậm tối thiểu, ví dụ như 150 ngàn đồng.
Một số mẹo dùng thẻ tín dụng thông minh, hạn chế phát sinh phí
Tận dụng hiệu quả khoảng thời gian miễn lãi
Tận dụng thời gian miễn lãi là là cách sử dụng thông minh, tránh việc phải trả lãi suất vay thẻ tín dụng, cụ thể:
- Nên giao dịch vào đầu chu ky thành toán: Bạn nên thanh toán các giao dịch có giá trị lớn vào thời điểm này, bởi sẽ nhận được thời gian miễn lãi tối đa.
- Hạn chế chi tiêu vào ngày cận sao kê: Bạn nên hạn chế mua sắm, chi tiêu trong thời gian này nếu không thực sự cần thiết, bởi thời gian miễn lãi không còn nhiều.
- Cân nhắc khả năng chi trả: Nếu không tự tin vào khả năng trả nợ đúng hạn, bạn hãy khoan thực hiện giao dịch mới và chờ đến chu kỳ thanh toán tiếp theo.
- Cài đặt tự động thanh toán dư nợ: Điều này giúp bạn tránh quên hạn thanh toán, không bị lỡ hạn thanh toán tín dụng, không bị phạt phí trả chậm.
- Thanh toán hết dư nợ để tiếp tục được miễn lãi: Bạn sẽ không được miễn lãi khi thực hiện các giao dịch mới, nếu vẫn còn nghĩa vụ thanh toán dần dư nợ từ chu kỳ trước.
Cách sử dụng thẻ tránh bị áp lãi cao
Một số bí quyết để tránh bị đánh lãi suất vay thẻ tín dụng cao:
- Lựa chọn loại thẻ phù hợp: Khi mở thẻ, bạn cần tìm hiểu kỹ lãi suất áp dụng với thẻ đó, đảm bảo nằm trong khả năng chi trả của mình.
- Luôn thanh toán nợ đúng hạn: Điều này giúp bạn tránh việc phải mất thêm phí trả chậm và lãi cho các khoản chi tiêu.
- Cân nhắc khi rút tiền mặt: Phí rút tiền mặt của thẻ tín dụng khá cao, nên bạn chỉ nên rút tiền khi thực sự cần thiết.
- Chia nhỏ khoản nợ để trả đúng hạn: Cách tính lãi được áp dụng tại ngân hàng là dựa vào số dư nợ giảm dần. Vì thế, bạn hãy chia nhỏ số tiền này và thu xếp để trả đúng hạn, tránh bị áp lãi suất vay thẻ tín dụng cao.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, thông minh
Trên đây, bePOS đã trình bày tất cả những kiến thức cần biết về lãi suất vay thẻ tín dụng, như cách tính lãi, thời gian miễn lãi, mẹo dùng thẻ thông minh,… Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và đừng quên theo dõi bePOS để cập nhật thông tin mới nhé!
FAQ
Có phải thẻ nào cũng miễn lãi 45 ngày không?
45 ngày là thời gian miễn lãi tối đa tại nhiều ngân hàng, nhưng không phải tất cả các loại thẻ đều áp dụng số ngày này. Trước khi đăng ký mở thẻ, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Phí trả chậm có nghĩa là là gì?
Đây là phí phạt mà ngân hàng áp dụng với các trường hợp chậm thanh toán, thường là quá 45 ngày. Ngoài ra, chủ thẻ còn phải trả thêm lãi suất vay thẻ tín dụng cho các giao dịch của mình, nếu không thanh toán đủ số dư tối thiểu.
Follow bePOS: