Trang chủBlogs Kinh nghiệm kinh doanhMở cửa hàng sắt thép cần bao nhiêu vốn? Kinh nghiệm từ A-Z 

Mở cửa hàng sắt thép cần bao nhiêu vốn? Kinh nghiệm từ A-Z 

Tháng sáu 06, 2024
Avatar
Chu Hanh
393 Đã xem

Nhu cầu xây dựng nhà cửa, văn phòng, công trình ngày càng gia tăng. Sắt thép là một ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận cực lớn. Nếu đang băn khoăn mở cửa hàng sắt thép cần bao nhiêu vốn và kinh nghiệm mở cửa hàng sắt thép là gì, bePOS sẽ gợi ý cho bạn trong bài viết hôm nay.

Lý do nên mở cửa hàng kinh doanh sắt thép

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Các tòa nhà cao tầng, xí nghiệp, khu chung cư, công trình kiến trúc, hệ thống cầu đường mọc lên với tốc độ đáng kinh ngạc.

Điều này là nguyên nhân chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh vật liệu xây dựng, đặc biệt là ngành sắt thép. Mặc dù đầu tư ban đầu có thể lớn, nhưng lợi nhuận từ kinh doanh sắt thép thường cao do giá trị của sản phẩm.

Sắt thép là vật liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp như xây dựng, cơ khí, sản xuất ô tô,… Do đó, nhu cầu về sắt thép thường ổn định và có xu hướng tăng do sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đô thị hóa và công nghiệp hóa.

Cửa hàng sắt thép mang lại lợi nhuận cao
Cửa hàng sắt thép mang lại lợi nhuận cao, nhu cầu lớn

Mở cửa hàng sắt thép cần bao nhiêu vốn?

Chi phí mở cửa hàng sắt thép khá lớn, dao động từ 750 triệu – 2 tỷ đồng để chi trả cho các khoản chi phí:

  • Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng và kho bãi hàng tháng có thể từ 20 đến 50 triệu đồng, phụ thuộc vào vị trí và diện tích.
  • Chi phí nhập hàng tùy theo quy mô kinh doanh có thể ước tính từ 100 đến 300 triệu đồng, phụ thuộc vào lượng hàng nhập và nhu cầu của cửa hàng.
  • Chi phí thuê nhân công hàng tháng, bao gồm nhân viên bán hàng, nhân viên kho bãi, nhân viên vận chuyển hàng hóa, kế toán, nhân viên quản lý kho… dao động từ 100 đến 150 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng và chức vụ của nhân viên.
  • Chi phí mua phương tiện vận chuyển hàng hóa, tùy vào kích thước xe nên giá có thể dao động từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
  • Mua sắm trang thiết bị, máy móc dùng để cắt, gia công, bảo quản sắt thép,… Chi phí này dao động từ 300 – 500 triệu đồng.
  • Chi phí cho giấy tờ pháp lý từ 1.5 – 5 triệu đồng.
  • Một số chi phí khác: Chi phí vận hành hàng ngày (điện, nước,…), chi phí quảng cáo,… Chi này dao động khoảng 50 – 100 triệu/tháng.
Chi phí mở cửa hàng sắt thép khá lớn
Chi phí mở cửa hàng sắt thép khá lớn

Điều kiện và thủ tục cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh sắt thép

Để đảm bảo việc mở cửa hàng sắt thép được thực hiện đúng quy trình và được cấp phép bởi các cơ quan chức năng, chủ cửa hàng cần chuẩn bị các thủ tục sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh tại khu vực mở cửa hàng sắt thép.
  • Thẻ căn cước hoặc chứng minh thư (bản sao): Đính kèm với giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Hợp đồng thuê mặt bằng hoặc các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, kho bãi.

Trong trường hợp muốn mở cửa hàng sắt theo nhóm người, cần có giấy tờ, biên bản thoả thuận về việc thống nhất mở cửa hàng sắt thép.

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên, chủ cửa hàng sẽ đi đến cơ quan đăng ký kinh doanh khu vực đó để nộp hồ sơ. Trong vòng 5 ngày, chủ cửa hàng sẽ cần bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan để hoàn thiện thủ tục đúng hạn.

Các điều kiện, quy trình mở cửa hàng sắt thép
Các điều kiện, quy trình mở cửa hàng sắt thép

Một số mô hình mở kinh doanh sắt thép phổ biến hiện nay

Khi kinh doanh sắt thép, bạn có thể lựa chọn một số mô hình khác nhau như:

Cửa hàng kinh doanh sắt thép

Mô hình này phù hợp với các hộ kinh doanh muốn bắt đầu với quy mô nhỏ và vừa. Đây là cửa hàng bán lẻ tại khu vực cửa hàng, đòi hỏi vốn đầu tư không quá lớn. Nghiệp vụ kế toán đơn giản và quản lý không phức tạp.

Đại lý sắt thép

Mở đại lý bán buôn, bán sỉ sắt thép yêu cầu có lượng khách ổn định để đảm bảo tình trạng nhập và xuất hàng hóa mỗi ngày. Cần trang bị trang thiết bị, phần mềm quản lý, và kho bãi đủ sức chứa để hỗ trợ công việc kinh doanh tối ưu.

Mô hình đại lý sỉ sắt thép
Mô hình đại lý sỉ sắt thép

Cửa hàng kết hợp xưởng sắt thép

Mô hình này tạo dựng lòng tin đối với khách hàng hơn cửa hàng bán lẻ. Xưởng vừa sản xuất vừa bán lẻ, tiết kiệm được chi phí nhập hàng như đại lý bán lẻ. Có thể mở rộng quy mô xưởng, vốn và địa điểm kinh doanh mà không bị giới hạn. Tuy nhiên, việc quản lý kho, quản lý kế toán, và quản lý từ xưởng đến kho và cửa hàng khá phức tạp, đòi hỏi thuê người có nghiệp vụ kế toán quản lý để việc kinh doanh thuận lợi hơn.

Vốn đầu tư cho mô hình này gấp 3 lần đại lý sắt thép bình thường. Chủ kinh doanh nên cân nhắc tài chính, mặt bằng và tiềm năng của xưởng nếu mở tại khu vực địa lý có phát triển không.

Kinh nghiệm mở cửa hàng sắt thép hiệu quả cho người mới

Chuẩn bị vốn mở cửa hàng sắt thép

Muốn mở cửa hàng kinh doanh sắt thép, bạn cần chuẩn bị số vốn lớn. Đối với cửa hàng quy mô nhỏ, ít nhất cần khoảng 800 triệu đồng tiền vốn mở cửa hàng sắt thép. Trong khi đó, đối với cửa hàng quy mô lớn hơn, cần ít nhất 2 tỷ đồng.

Ngoài vốn tích lũy thì có thể xem xét các phương án huy động vốn: vay người thân, vay ngân hàng, góp vốn,… Cần lưu ý rằng trong quá trình xây dựng và phát triển cửa hàng, sẽ có nhiều khoản chi phí nhỏ phát sinh, do đó, việc chuẩn bị một nguồn vốn dự phòng là rất quan trọng.

Chuẩn bị nguồn vốn để mở cửa hàng sắt thép
Chuẩn bị nguồn vốn để mở cửa hàng sắt thép

Lựa chọn vị trí mở cửa hàng phù hợp

Khi chọn địa điểm kinh doanh, cần xem xét các yếu tố sau:

  • Diện tích và mặt tiền: Cần tìm mặt bằng lớn, mặt tiền rộng để phục vụ việc vận chuyển bằng các xe trọng tải lớn.
  • Đậu xe: Cần có đủ chỗ đậu ô tô để phục vụ quá trình kinh doanh sau này.
  • Vị trí: Nên chọn vị trí gần các khu vực kho bãi để tận dụng các thiết bị chuyên dụng tại chính kho bãi đó. Điều này giúp giảm bớt diện tích cần thiết cho cửa hàng và thuận tiện cho việc lấy hàng khi có đơn đặt hàng từ kho bãi.

Tìm nhà cung ứng vật tư uy tín

Lựa chọn đơn vị cung cấp sắt thép là một bước quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín và thời gian thu hồi vốn của cửa hàng. Mặc dù việc mở cửa hàng sắt thép đòi hỏi vốn lớn, nhưng chủ cửa hàng thường mong muốn thu hồi vốn và có lãi nhanh chóng.

Tuy nhiên, để có lượng khách hàng lớn, lâu dài và ổn định, chủ cửa hàng cần đặt chữ tín lên hàng đầu. Điều này có nghĩa là lựa chọn nhập sắt thép từ các đơn vị uy tín, nhà xưởng chất lượng. Ngoài chất lượng và thương hiệu, cần lưu ý các chính sách, điều lệ trong hợp đồng và cách thức thanh toán để việc hợp tác được minh bạch, thuận lợi.

Một số thương hiệu sắt thép có thể tham khảo trước khi mở cửa hàng như: Tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty Thép Việt Nam, Thép Việt Nhật, Tập đoàn Hoa Sen, Công ty thép Pomina…

Chọn nguồn cung sắt thép
Chọn nguồn cung sắt thép để kinh doanh uy tín

Định giá bán sản phẩm hợp lý

Định giá các sản phẩm sắt thép là một thách thức do giá thị trường và nguyên liệu thường thay đổi liên tục. Để giải quyết vấn đề này, chủ cửa hàng cần tìm cách điều chỉnh giá một cách hợp lý để đảm bảo không lỗ và giữ chân khách hàng tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt.

Một giải pháp là thông báo mỗi lần điều chỉnh giá đến các đối tác một cách minh bạch và triển khai các chương trình ưu đãi, tặng voucher để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Thuê và đào tạo nhân viên 

Để mở cửa hàng sắt thép thành công, việc tuyển dụng nhân viên là không thể thiếu. Tuy không cần tuyển quá nhiều người, nhưng 1 cửa hàng sắt thép cần ít nhất 4 vị trí cơ bản sau:

  • Nhân viên bán hàng: Đảm nhận vai trò tư vấn và chăm sóc khách hàng, giúp họ chọn lựa các sản phẩm sắt thép phù hợp.
  • Nhân viên kế toán: Thực hiện công việc kiểm kê thu chi và tính toán lợi nhuận cho cửa hàng, đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính.
  • Nhân viên kho bãi (nếu có kho): Chịu trách nhiệm vận chuyển và quản lý các mặt hàng sắt thép xuất – nhập trong kho, đảm bảo tổ chức và bảo quản hàng hóa tốt nhất.
  • Nhân viên lái xe: Chuyên vận chuyển hàng hóa cho đối tác, đảm bảo hàng hóa được giao đến đúng địa điểm và đúng thời gian.

Bạn nên chọn lựa những nhân viên có kinh nghiệm, kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo hoàn thành công việc. Ngoài ra, hãy xây dựng chế độ lương thưởng minh bạch, rõ ràng để tạo động lực phấn đấu cho nhân viên.

Vì sắt thép là nguyên liệu nặng và nguy hiểm, việc xảy ra tai nạn có thể dễ dàng xảy ra nếu không cẩn thận. Để đảm bảo an toàn cho nhân viên và tạo cảm giác an tâm cho họ trong quá trình làm việc, bạn nên mua bảo hiểm cho họ. Điều này không chỉ bảo vệ nhân viên khỏi những rủi ro trong khi thực hiện công việc mà còn giúp họ yên tâm và tập trung hơn vào nhiệm vụ của mình.

Tuyển dụng, đào tạo nhân sự cửa hàng thép
Tuyển dụng, đào tạo nhân sự cửa hàng thép

>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng thành công 

Phương án marketing, tiếp cận khách hàng 

Để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho cửa hàng thép, có một số chiến lược marketing hiệu quả bạn có thể thực hiện:

  • Xây dựng một trang web chuyên nghiệp: Tạo ra một trang web thú vị và dễ tiếp cận cho cửa hàng của bạn. Trang web nên cung cấp thông tin chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ của bạn, cùng với thông tin liên hệ và hỗ trợ khách hàng.
  • Mạng xã hội: Đăng bài, quảng bá cửa hàng, sản phẩm sắt thép trên các mạng xã hội Facebook, TikTok, Instagram,….
  • Hợp tác với các đối tác và nhà thầu: Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà thầu xây dựng và các đối tác trong ngành công nghiệp xây dựng để tăng cơ hội kinh doanh và mở rộng mạng lưới khách hàng.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Hiện nay, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là giải pháp mà nhiều chủ cửa hàng kinh doanh sắt thép lựa chọn. Các phần mềm giúp chủ kinh doanh quản lý cửa hàng tiện lợi, nhanh gọn và chính xác hơn. Một trong số đó là phần mềm bePOS.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng bePOS giúp cửa hàng thép tối ưu hóa quản lý tồn kho và giao dịch bán hàng. Bạn có thể dễ dàng theo dõi lượng hàng tồn kho, xử lý các giao dịch bán hàng và in hóa đơn một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bePOS cung cấp các báo cáo chi tiết về doanh số bán hàng và lợi nhuận, giúp bạn đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh dựa trên dữ liệu.

Bên cạnh đó, tính năng tích hợp thanh toán điện tử của bePOS tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình thanh toán, từ ví điện tử đến thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Điều này giúp tăng cơ hội bán hàng và nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đồng thời giúp cửa hàng thép tăng cường hiệu suất kinh doanh một cách hiệu quả.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Quản lý cửa hàng sắt thép bằng phần mềm bePOS
Quản lý cửa hàng sắt thép bằng phần mềm bePOS

>> Xem thêm: Top 7 phần mềm quản lý bán hàng sắt thép nên sử dụng 

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi mở cửa hàng sắt thép cần bao nhiêu vốn. Đồng thời, bePOS cũng chia sẻ những kinh nghiệm để kinh doanh cửa hàng sắt thép thành công cho các chủ kinh doanh.