Trang chủBlogs Bán lẻKinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng từ A-Z cho người mới bắt đầu 

Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng từ A-Z cho người mới bắt đầu 

Cập nhật lần cuối: Tháng tám 08, 2023
Avatar
Chu Hanh
857 Đã xem

Kinh doanh vật liệu xây dựng cần bao nhiêu vốn, nên chú ý những gì? Khi khoa học kỹ thuật phát triển, nhu cầu của của con người tăng lên dẫn đến đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Do đó, những nhu cầu về vật liệu xây dựng để xây nhà ở, cao ốc, căn hộ, cầu đường bộ,… cũng tăng theo.

Việc kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay được coi là một mảnh đất màu mỡ, đầy tiềm năng nhưng cũng có nhiều thách thức để kiếm tiền. Trong bài viết ngày hôm nay, bePOS sẽ tổng hợp A – Z kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng, cùng theo dõi nhé!

Huy động nguồn vốn 

Trước tiên, bạn cần nghiên cứu kinh doanh vật liệu xây dựng cần bao nhiêu vốn. Đối với việc kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn cần tối thiểu 250 triệu đồng cho việc nhập hàng, khoảng 50 triệu đồng cho các chi phí quản lý và thuê mặt bằng mở cửa hàng. Như vậy, tổng số vốn đầu tư ban đầu sẽ rơi vào khoảng 300 triệu đồng để bạn có thể kinh doanh vật liệu xây dựng.

Vốn kinh doanh vật liệu xây dựng không hề nhỏ, khiến nhiều người phải từ bỏ giấc mơ sở hữu một cửa hàng cho mình. Vậy, làm thế nào để bạn huy động đủ số tiền cần thiết? Dưới đây, bePOS sẽ gợi ý một số nguồn vốn hiệu quả nhất:

  • Huy động vốn từ người quen: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp chính là những người có thể giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Đây là hình thức huy động vốn đơn giản, theo nguồn sẵn có, từ khoản tích cóp của người thân. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tạo sự yên tâm với người cho vay bằng cách thỏa thuận rõ ràng về thời hạn, lãi suất.
  • Huy động vốn cùng kinh doanh: Trong trường hợp người quen có cùng chí hướng kinh doanh, bạn có thể hợp tác cùng họ để mở cửa hàng. Hình thức này thì bạn không cần trả lãi, người cùng góp vốn sẽ hưởng lợi nhuận kinh doanh vật liệu xây dựng. Ngoài ra, cả 2 đều có nghĩa vụ quản lý và giám sát kinh doanh.
  • Nguồn vốn từ đối tác, khách hàng: Một phương án kinh doanh vật liệu xây dựng là làm đại lý cho các doanh nghiệp lớn, với chính sách trả tiền hàng sau khi bán được hàng. Số khác tận dụng vốn từ khách hàng, thỏa thuận đặt tiền trước lấy hàng sau. Để khách hàng đồng ý tham gia, bạn cần có ưu đãi kèm theo như chiết khấu giá mua, freeship,…
  • Vay vốn ngân hàng: Trường hợp không thể huy động các nguồn vốn phía trên, đây là phương án cuối cùng. Hiện nay, các ngân hàng có nhiều gói vay dành cho hoạt động kinh doanh VLXD, theo cả hình thức thế chấp và tín chấp. Lãi vay tín chấp cao hơn, hạn mức thấp hơn thế chấp, nhưng không đòi hỏi tài sản bảo đảm và thủ tục vay nhanh.
nguon-huy-dong-von-kinh-doanh-vat-lieu-xay-dung
Gợi ý nguồn huy động vốn kinh doanh vật liệu xây dựng

Theo kinh nghiệm nhiều người đi trước, thì huy động vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng khi kinh doanh vật liệu xây dựng. Bởi, như đã nói ở trên, lĩnh vực này đòi hỏi tiền đầu tư lớn hơn hẳn một số lĩnh vực khác. Nếu không chuẩn bị kỹ, bạn có thể bị đổ bể kế hoạch kinh doanh, thậm chí thua lỗ.

Nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng

Bạn hãy dành 1-2 tuần để đến các trung tâm buôn bán vật liệu xây dựng hoặc các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng tại những địa phương cũng như những khu vực lân cận để khảo sát với tư cách là người mua hàng. 

Sau đó, bạn phân tích những dữ liệu đã thu thập được. Ví dụ, hiện tại, địa phương bạn đang có bao nhiêu cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, họ kinh doanh từ bao giờ, vị trí họ mở cửa hàng vật liệu xây dựng có tốt không, quảng cáo và biển hiệu ra sao, số lượng nhân viên như thế nào, mặt hàng chủ đạo, giá thành sản phẩm, cách phục vụ khách ra sao,…

nghien-cuu-thi-truong-kinh-doanh-vat-lieu-xay-dung
Khảo sát các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở địa phương

Khi nghiên cứu thị trường xong, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng. Đây là những kinh nghiệm quý giá giúp bạn vạch ra được chiến lược để gia tăng lợi nhuận kinh doanh vật liệu xây dựng

Tìm hiểu các điều kiện mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Điều kiện kinh doanh vật liệu xây dựng cần những gì? Đây sẽ là một câu hỏi khó cho những người không có kinh nghiệm. Những bí quyết dưới đây sẽ gỡ những nút thắt cho bạn trong việc mở cửa hàng vật liệu xây dựng, là đáp án sơ bộ cho câu hỏi kinh doanh vật liệu xây dựng cần những gì.

Để mở một cửa hàng vật liệu xây dựng, bạn cần:

  • Bước 1: Đến sở Kế hoạch Đầu tư để xin cấp giấy phép kinh doanh. Chuẩn bị bồ hồ sơ đẩy đủ, chính xác, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được thông báo kết quả trong vòng 3 – 5 ngày. Hồ sơ gồm giấy đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh, CMND/CCCD chủ kinh doanh, một số tài liệu khác như biên bản họp hộ kinh doanh hoặc điều lệ,…
  • Bước 2: Tại đây cần đăng ký, thông báo mẫu dấu và công bố thành lập mới lên cổng thông tin quốc gia.
  • Bước 3: Sau đó, lên chi cục thuế để hoàn tất các thủ tục khai thuế ban đầu, mở một tài khoản ngân hàng và khai báo tài khoản này lên sở KHĐT.
  • Bước 4: Đăng ký chữ ký số khai thuế qua mạng. Thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số, bạn sẽ nộp tiền thuế môn bài.
  • Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đặt in và phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
thu-tuc-kinh-doanh-vat-lieu-xay-dung
Điều kiện kinh doanh vật liệu xây dựng chủ cửa hàng nên tham khảo

Về hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn cần:

  • Đơn xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vật liệu xây dựng.
  • Bản kê khai địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng.
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh đã xin từ trước.
  • Giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất nơi đặt địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng.

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu yêu cầu của pháp luật đối với từng mặt hàng vật liệu xây dựng, ví dụ:

  • Hàng xi măng: Là mặt hàng dễ gây bụi, nên không được đặt ngay giữa trung tâm đô thị. Xi măng phải tồn trong kho lớn, kín đáo, khô ráo, khi bày bán tại cửa hàng phải niêm yết giá.
  • Vôi xây dựng: Cũng là mặt hàng dễ bụi nên chỉ được kinh doanh ở ven đô thị, phải đóng bao bì sạch sẽ, chống ẩm,…
  • Gạch, ngói, kim loại sắt thép,…: Những vật liệu cồng kềnh, nặng cũng phải kinh doanh ở xa đường phố trung tâm, có bãi bến để tập kết.
  • Gỗ, tre, nứa, tấm lợp nhựa,…: Những vật liệu này không đặt gần nơi sinh lửa, địa điểm kinh doanh phải tuân thủ an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • Các loại phụ gia lỏng: Những phụ gia này phải đóng gói, có téc chứa an toàn, tránh gây ô nhiễm môi trường.
mot-so-yeu-cau-ve-kinh-doanh-vat-lieu
Một số yêu cầu đáp ứng khi xin giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng

>> Xem thêm: Có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn – 11+ ý tưởng kinh doanh siêu hiệu quả

Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng

Nguồn hàng chất lượng và ổn định là một yếu tố giúp cho hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng của bạn thêm bền vững. Có 3 nguồn hàng mà các bạn có thể tìm hiểu là nhập hàng trực tiếp từ các công ty, mua hàng qua các tổng đại lý tại khu vực và nhập hàng từ nước ngoài.

Nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất

Nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất là cách lấy hàng quen thuộc tại nhiều cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng và họ dễ dàng trở thành đại lý công ty thông qua cách thức này. Các bạn sẽ được hưởng giá bán lẻ kèm chiết khấu hoa hồng từ công ty.

Ngoài ra, bạn cũng không cần phải đau đầu định giá bán mà có thể dựa theo mức giá của công ty để bán. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ theo những chính sách, quy định riêng của công ty khi trở thành đại lý. Một số thương hiệu vật liệu nổi tiếng là Hòa Phát, Viglacera, Vicostone,… 

nhap-hang-vat-lieu-xay-dung
Nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất vật liệu xây dựng

Nhập hàng qua tổng đại lý vật liệu xây dựng

Với hình thức này, bạn phải chịu mức chi phí cao hơn cách trên, nhưng có thể đảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng về giá bán, mà không phải phụ thuộc nhiều vào công ty. Các tổng đại lý ở khu vực sẽ cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến quy trình kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ, hướng dẫn lắp đặt,…

Một sổ tổng đại lý vật liệu xây dựng uy tín tại Việt Nam hiện nay là Minh Phát, Hưng Phát, Hiệp Hà, Đại Nghĩa,…

Nhập hàng từ nước ngoài

Hiện tại, người Việt Nam thường có xu hướng sính ngoại, do đó bạn có thể tìm hiểu, khảo sát để xem thị trường đang có nhu cầu về loại mặt hàng ngoại nhập nào. Việc nhập hàng nước ngoài yêu cầu nguồn vốn dồi dào vì chi phí mua hàng và vận chuyển cao.

Tuy nhiên, hàng ngoại nhập lại cao cấp, độc đáo và đẹp mắt, do đó, bạn hãy nhập hàng với số lượng vừa phải, không nhập quá nhiều để tránh ế ẩm, tồn kho, không bán được hàng và không kịp xoay vốn.

kinh-doanh-vat-lieu-xay-dung-nhap-tu-nuoc-ngoai
Kinh doanh vật liệu xây dựng nhập từ nước ngoài

Định giá vật liệu xây dựng

Giá của các vật liệu xây dựng phụ thuộc nhiều yếu tố mà tăng giảm thất thường. Bạn cần phải thường xuyên cập nhật giá cả trung bình trên thị trường thì mới có thể định giá vật liệu xây dựng được đúng hơn.

Theo kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng, giá của bạn chỉ cần cao hơn đối thủ một chút thôi là bạn đã mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng hiện tại rồi. Về phương pháp định giá, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Giá vốn sản phẩm: Đây là giá nhập hàng và các chi phí bổ sung cần thiết, như nhân công, vận chuyển, marketing,…
  • So sánh giá trên thị trường: Để xác định giá, bạn cần hiểu rõ sản phẩm của mình thuộc phân khúc nào, các đối thủ cạnh tranh bán với giá bao nhiêu, các đối thủ cạnh tranh sở hữu ưu thế về điều gì,…? Dựa trên tất cả dữ liệu đó, bạn xác định giá bán vật liệu xây dựng sao cho phù hợp.
  • Xác định lợi nhuận mong muốn: Hãy xác định xem lợi nhuận bạn muốn là bao nhiêu, 30 hay 50% hay cao hơn? Theo kinh nghiệm nhiều người, lấy giá gốc nhập hàng nhân đôi là ra giá bán.
  • Áp dụng công thức:

Giá bán lẻ = [Giá gốc/vốn + (Giá gốc x %Lợi nhuận mong muốn)]

nghien-cuu-thi-truong-kinh-doanh-vat-lieu-xay-dung
Nghiên cứu thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng để định giá sản phẩm

Xác định mặt hàng chủ lực kinh doanh vật liệu xây dựng

Kinh doanh vật liệu xây dựng gồm những gì là thắc mắc phổ biến. Vật liệu xây dựng bao gồm nhóm sản phẩm thô và sản phẩm hoàn thiện. Sản phẩm thô có thể kể đến là xi măng sắt thép, gạch thẻ, cát đúc, cát xây, gạch ống, gạch đinh,… Còn sản phẩm hoàn thiện là ống nước, gạch men, gạch bóng kiếng, thiết bị vệ sinh, bồn cầu, lavabo,…

Bạn có thể đẩy mạnh một nhóm sản phẩm thuộc 1 trong 2 nhóm trên để tập trung nguồn lực, tăng hiệu quả kinh doanh. Bạn có thể dựa vào khảo sát thị trường, đối tác và đối thủ để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

xac-dinh-mat-hang-chu-luc-kinh-doanh-vat-lieu-xay-dung
Tìm hiểu kinh doanh vật liệu xây dựng gồm những gì để chọn sản phẩm chủ lực

Có ý kiến cho rằng, gạch men là loại sản phẩm cần nhiều vốn đầu tư nhưng lợi nhuận kém. Chi phí vận chuyển, bọc xếp cũng mắc hơn nhiều so với các sản phẩm vật liệu xây dựng khác. Tuy nhiên, tùy vào chiến lược kinh doanh của bạn mà bạn có thể không bỏ qua sản phẩm này.

Quản lý vận chuyển vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng là mặt hàng cồng kềnh, không theo một kích thước nhất định, khi vận chuyển có thể tạo ra các tình huống nguy hiểm. Vì vậy, chủ cửa hàng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, nhằm tránh rơi vào những trường hợp rắc rối.

Với những mặt hàng cát, đá, sỏi, xi măng, bạn phải bọc trong thùng bao kín, tránh rơi ra ngoài gây ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông. Xi măng là hàng độ ẩm cao, nên bạn cũng phải lưu ý để bảo đảm sự khô ráo. Những mặt hàng như sắt, thép, gỗ, gạch cũng phải được đóng gói cẩn thận, vận chuyển trên xe đủ lớn, tránh va quyệt với người qua đường.

van-chuyen-vat-lieu-xay-dung
Vận chuyển là khâu quan trọng trong kinh doanh VLXD

Công cụ hỗ trợ kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả

Không chỉ quản lý vận chuyển, bạn cần quản lý kho hàng, tổ chức nhân sự, theo dõi doanh số bán hàng để lên chiến lược kinh doanh. Khối lượng công việc kể trên là lớn và khá rắc rối đối với những người ít kinh nghiệm. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên tham khảo phần mềm quản lý bán hàng chuyên dụng.

bePOS là một trong những ứng dụng bán hàng bạn nên tham khảo. Đây là Siêu app quản lý kinh doanh sở hữu nhiều tính năng thông minh, giúp chủ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng tối ưu hóa doanh thu. Một số tính năng quan trọng của phần mềm bePOS là:

  • Quản lý xuất nhập tồn kho, ghi chép dữ liệu về các lầm kiểm kho hàng, nhận biết các mặt hàng sắp hết.
  • Quản lý đơn hàng, thanh toán điện tử nhanh chóng bằng công nghệ Share Bill.
  • Quản lý doanh thu, trực quan hóa thành biểu đồ để chủ cửa hàng so sánh.
  • Tổ chức nhân sự, phân công, chấm công cho nhân viên và đánh giá hiệu quả.
  • Các tính năng như marketing, chăm sóc khách hàng, tạo voucher, giảm giá khuyến mãi,…
sieu-app-quan-ly-ban-hang-bepos-nhieu-tinh-nang-vuot-troi
Phần mềm quản lý kinh doanh vật liệu xây dựng bePOS miễn phí

Đặc biệt, hiện nay bePOS đang triển khai Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI dành cho các chủ kinh doanh vật liệu xây dựng. Để được tư vấn chi tiết, bạn hãy liên hệ qua hotline 0247 771 6889 hoặc điền vào form dưới đây nhé!

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

>> Xem thêm: Top 6 phần mềm quản lý bán hàng vật liệu xây dựng tốt nhất hiện nay

Sự chuẩn bị chu đáo về hương án kinh doanh vật liệu xây dựng sẽ giúp quá trình thực hiện được suôn sẻ và gặt hái được nhiều thành công. Hy vọng qua bài viết của bePOS, bạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để kinh doanh vật liệu xây dựng cho mình!

FAQ

Kinh doanh vật liệu thô là kinh doanh những gì?

Vật liệu thô là những vật liệu được sử dụng ở phần thô của công trình. Phần thô có thể hiểu là phần kết cấu khung nhà – phần quan trọng nhất quyết định đến sự bền vững của công trình. Kinh doanh vật liệu thô là kinh doanh những vật liệu được dùng trong phần thô của công trình, có thể kể đến như xi măng, cốt thép, gạch ống,…

Kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn sẽ mất ít vốn hơn trên thành phố, đặc biệt là khi bạn tận dụng được mặt bằng sẵn có. Vốn kinh doanh vật liệu ở nông thôn dao động từ 100 – 200 triệu đồng, có thể thay đổi tùy theo nguồn hàng bạn chọn.