Tiếp thực là hoạt động rất quan trọng trong lĩnh vực F&B, nhưng không phải ai cũng nắm rõ bản chất của thuật ngữ này. Nhân viên tiếp thực là gì, có vai trò thế thế nào với nhà hàng? Nhân viên tiếp thực và nhân viên phục vụ khác nhau như thế nào? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi trên và xem mô tả chi tiết công việc của nhân viên tiếp thực nhà hàng!
Nhân viên tiếp thực là gì?
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ khái niệm nhân viên tiếp thực là gì. Tiếp thực dùng để chỉ hoạt động setup bàn tiệc, vận chuyển các dụng cụ cần thiết, vệ sinh khu vực, bưng bê thức ăn và kết nối giữa các bộ phận để mang lại bữa ăn trọn vẹn nhất cho khách hàng. Nhân viên tiếp thực, hay còn gọi là Food Runner/Busboy, là những người thực hiện các nhiệm vụ này.
Tiếp thực là làm gì? Mô tả công việc chi tiết
Vệ sinh và setup khu vực ăn uống
Nhiệm vụ đầu tiên của nhân viên tiếp thực nhà hàng là làm vệ sinh và setup dụng cụ:
- Vào đầu ca làm việc, phối hợp với nhân viên phục vụ để vệ sinh khu vực tiếp thực.
- Chuẩn bị các loại nước sốt, nước chấm gia vị, dụng cụ chén dĩa cần thiết cho món ăn.
- Đặc biệt, phải đảm bảo các loại nước chấm này mang hương vị đúng chuẩn, có thể nhờ nhân viên bếp kiểm tra hộ.
Tiếp nhận order và vận chuyển đồ ăn
Nếu đã tìm hiểu nhân viên tiếp thực là gì, chắc hẳn bạn đã biết đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của vị trí này, cụ thể:
- Nhân viên tiếp thực sẽ nhận thông báo order từ bên phục vụ, rồi gửi tới bếp
- Sau khi chế biến xong, nhân viên tiếp thực sẽ tiếp nhận, kiểm tra đồ ăn và chuyển tới bộ phận phục vụ
Đây tưởng chừng là nhiệm vụ đơn giản, nhưng lại đòi hỏi nhân viên phải có sự cẩn trọng, tỉ mỉ nhất định, nhằm đảm bảo order của khách được thực hiện chính xác. Đây cũng là những người cuối cùng kiểm tra món ăn trước khi đưa ra phục vụ khách hàng, vì thế phải nắm rõ nắm bắt nhanh số lượng, cũng như chất lượng thực phẩm.
Nắm bắt thông tin để tư vấn khách hàng
Nhân viên tiếp thực là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cùng với nhân viên phục vụ. Họ cần nắm chắc các kiến thức liên quan đến menu, từ đó có thể kịp thời giải đáp thắc mắc của khách hàng. Trong quá trình ăn uống, một số khách hàng có nhu cầu đặc biệt. Nhân viên tiếp thực cũng phải nắm bắt các nhu cầu này để truyền đạt cho bộ phận bếp/bar.
Hỗ trợ các bộ phận khác
Đây chính là đặc điểm giúp bạn hiểu nhân viên tiếp thực là gì, giữ vai trò thế nào. Có thể nói, trong suốt quá trình làm việc, nhân viên tiếp thực sẽ là cầu nối liên lạc giữa các bộ phận chuyên biệt, có phạm vi di chuyển khá rộng trong nhà hàng.
Ngoài ra, nhân viên tiếp thực có thể tham gia nhiều nhiệm vụ khác như:
- Nếu nhà hàng đông khách, nhân viên tiếp thực sẽ hỗ trợ bên phục vụ kiểm soát tất cả hoạt động đang diễn ra. Họ có thể tham gia tiếp nhận, xác nhận thông tin order khách hàng và chuyển lại cho nhà bếp.
- Nếu khách hàng có thắc mắc về món ăn, nhân viên tiếp thực có thể hỗ trợ nhà bếp giải đáp những câu hỏi này. Tuy nhiên, họ chỉ được trả lời khi có thông tin chính xác, nếu chưa chắc chắn phải xác nhận lại với nhà bếp.
- Nhân viên tiếp thực có thể hỗ trợ bếp trang trí món ăn, kiểm tra bao bì, đóng hộp thức ăn mang về nếu khách có yêu cầu.
Nhân viên tiếp thực và phục vụ khác nhau như thế nào?
“Sự khác biệt giữa nhân phục vụ và nhân viên tiếp thực là gì” là thắc mắc của nhiều người. Bảng dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết:
So sánh | Nhân viên tiếp thực | Nhân viên phục vụ |
Vai trò | Là người hỗ trợ nhân viên phục vụ, đảm bảo quy trình phục vụ diễn ra trơn tru. | Là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và triển khai dịch vụ. |
Công việc chính |
|
|
Mục tiêu chính | Đảm bảo bàn ăn sạch sẽ, đồ ăn được mang lên nhanh chóng, chính xác. | Đảm bảo khách hàng hài lòng về chất lượng dịch vụ, góp phần xây dựng thương hiệu nhà hàng. |
>> Xem thêm: Mô tả chi tiết công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng
Yêu cầu đối với nhân viên tiếp thực là gì?
Vậy các yêu cầu đối với nhân viên tiếp thực là gì? Để tuyển dụng nhân viên tiếp thực nhà hàng, bạn cần quan tâm đến một số yếu tố như sau:
Yêu cầu về sức khỏe, ngoại hình
Nhân viên tiếp thực cần đáp ứng các nhu cầu sau:
- Vẻ ngoài lịch sự: Nhân viên tiếp thực phải mặc đúng đồng phục nhà hàng theo nội quy. Tóc tai chải gọn gàng, không sơn móng tay, không đeo trang sức gây cồng kềnh.
- Vệ sinh cá nhân: Nhân viên tiếp thực phải có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt để không gây ảnh hưởng khách hàng. Ví dụ, không để tay có vết bẩn, tránh để mùi cơ thể khó chịu,…
- Thể lực tốt: Đây là công việc lao động phổ thông, đòi hỏi vận động khá nhiều, nên ứng viên cần có nền tảng thể lực tốt để theo kịp guồng quay nhà hàng.
Về bằng cấp, kỹ năng
Nhân viên tiếp thực không cần bằng cấp, nhưng phải cố một số kỹ năng sau thì mới đáp ứng tốt công việc:
- Có tinh thần hợp tác: Như đã nói, nhân viên tiếp thực đóng vai trò phối hợp, kết nối giữa các bộ phận, cũng như kết nối với khách hàng. Vì vậy, họ phải có tác phong hoạt bát, năng động, đáp ứng nhu cầu tương tác lớn tại nhà hàng.
- Kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng: Đây là kỹ năng rất quan trọng mà tất cả nhân viên nhà hàng cần có, không chỉ riêng bộ phận tiếp thực. Điều này là yếu tố ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm thực khách, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt cộng đồng người dùng.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Nhân viên tiếp thực là những người thường xuyên tiếp xúc khách hàng, có thể phải lắng nghe những phản hồi tiêu cực. Khi này, họ cần xử lý một cách khéo léo, nhạy bén và có khả năng thuyết phục tốt.
- Khả năng ngoại ngữ: Đối với những nhà hàng lớn, thường xuyên phục vụ khách nước ngoài, thì khả năng ngoại ngữ là một điểm cộng khi tuyển dụng nhân viên tiếp thực.
Mức lương và cơ hội phát triển nhân viên tiếp thực
Mức lương của nhân viên tiếp thực sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như kinh nghiệm cá nhân, quy mô nhà hàng, địa điểm kinh doanh,… Về cơ bản, để thuê một nhân viên tiếp thực, bạn có thể phải trả từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền tip, tiền phụ cấp,… Đối với những nhà hàng lớn hơn, con số này sẽ tăng lên khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng, đồng nghĩa những yêu cầu khi tuyển dụng cũng sẽ khắt khe hơn.
Về cơ hội phát triển, nhân viên tiếp thực dù chỉ là một vị trí hỗ trợ, nhưng lại mở ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp sau này. Với sự chăm chỉ, học hỏi và một chút khéo léo, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên vị trí Trưởng nhóm tiếp thực. Sau đó là Quản lý ca và Quản lý nhà hàng. Nếu có đủ vốn và kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể tự kinh doanh nhà hàng.
>> Xem thêm: Tạp vụ nhà hàng là làm gì? Giải đáp chi tiết A-Z
Câu hỏi thường gặp
Nhân viên tiếp thực Tiếng Anh là gì?
Nhân viên tiếp thực Tiếng Anh gọi là Food Runner hoặc Busboy.
Nhà hàng có bắt buộc phải có nhân viên tiếp thực không?
Đây cũng là thắc mắc khá phổ biến khi nghiên cứu công việc tiếp thực là gì. Nhìn chung, nhiều nhà hàng không có sự phân chia rõ giữa tiếp thực và phục vụ, thường thuê một số nhân viên để thực hiện cả hai nhiệm vụ. Những nhà hàng lớn, chuyên nghiệp hơn có thể sẽ đòi hỏi chuyên môn hóa công việc cho từng người.
Nếu cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, bạn có thể cắt giảm nhân viên tiếp thực bằng cách sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, hỗ trợ kết nối thông tin giữa các bộ phận khác nhau. Ví dụ, bill món ăn sẽ được nhân viên order ghi nhận lên hệ thống, chuyển tự động sang bếp/bar mà không cần thông báo bằng miệng.
Trên đây, bePOS đã trả lời câu hỏi nhân viên tiếp thực là gì, có vai trò như thế nào trong nhà hàng, mức lương nhân viên tiếp thực hiện nay là bao nhiêu,… Hy vọng bài viết này có ích với bạn và đừng quên theo dõi website bePOS để cập nhật những kiến thức mới nhất nhé!
Follow bePOS: