Trang chủBlogs Tài chính[GIẢI ĐÁP] Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Cách xử lý nợ quá hạn

[GIẢI ĐÁP] Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Cách xử lý nợ quá hạn

Cập nhật lần cuối: Tháng mười một 11, 2023
Thu Hằng
2098 Đã xem

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản? Nợ quá hạn, mất khả năng thanh toán là nỗi lo sợ của nhiều người khi đi vay ngân hàng. Để tránh phòng tránh, cũng như tìm cách giải quyết khi lâm vào tình trạng trên, bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách ngân hàng và quy định về nợ quá hạn. bePOS sẽ giúp bạn thực hiện điều này trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

no-qua-han-bao-lau-thi-bi-khoi-kien

Nợ quá hạn là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, bạn cần hiểu rõ thuật ngữ nợ quá hạn là gì. Hiểu một cách ngắn gọn, nợ quá hạn là việc người đi vay không thể trả nợ đúng thời hạn đã thỏa thuận ban đầu. Trong thực tế, nhiều nơi sẽ linh động cho khách hàng chậm thanh toán trong một tuần trở lại. Nếu vẫn không thể giải quyết, người vay sẽ bị lâm vào tình trạng nợ quá hạn. Khi đó, ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và con số này thường khá cao. 

Nhiều người vẫn nhầm lẫn hai thuật ngữ nợ quá hạn và nợ xấu. Theo giải thích của Ngân hàng Nhà nước, khi khoản nợ quá hạn vượt qua số ngày quy định, chúng sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu. Những thông tin về khoản vay này sẽ được lưu lại trên trang Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) như thông tin người vay, số tiền vay, nơi xay, phân loại nợ. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi muốn vay vốn lần tiếp theo. 

khai-niem-no-quan-han
Cần nắm rõ khái niệm nợ quá hạn trước khi tìm hiểu nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện

Các hình thức nợ quá hạn

Nợ quá hạn và nợ xấu xuất hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau và được phân loại theo các tiêu chí riêng. Việc hiểu rõ món nợ thuộc nhóm nào sẽ giúp bạn xác định rõ tình trạng bản thân đang gặp phải và trả lời câu hỏi nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện. 

Dựa vào tính chất khoản vay, người ta quy định về nợ quá hạn thành các nhóm như sau:

  • Nợ quá hạn có tài sản thế chấp: Đây là thuật ngữ áp dụng đối với những người vay tiền có tài sản đảm bảo, nhưng không thể trả nợ đúng hạn. Khi này, ngân hàng sẽ xử lý tài sản nhằm thu hồi tiền, ví dụ thông qua đấu giá, đem bán,…
  • Nợ quá hạn không có tài sản thế chấp: Để xác định nợ quá hạn mình có thuộc nhóm này không, bạn phải hiểu điểm khác nhau giữa vay thế chấp và vay tín chấp là việc người vay chỉ cần chứng minh uy tín của mình mà không thông qua tài sản đảm bảo. Điều này đem lại khá nhiều rủi ro cho các ngân hàng và tổ chức tài chính. 
ngan-hang-xu-ly-tai-san-dep-giai-quyet-no-qua-han
Ngân hàng có thể xử lý tài sản để giải quyết nợ quá hạn

Theo Thông tư số 11/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các khoản nợ tại tổ chức tín dụng được phân chia dựa trên thời gian chậm trễ. Qua đó, bạn có thể dễ dàng tìm cách tính nợ quá hạn.

  • Nhóm 1 nợ đủ tiêu chuẩn: Là khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi.
  • Nhóm 2 nợ cần chú ý: Là khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, hoặc là những khoản nợ được bên cho vay điều chỉnh kỳ hạn lần 1 và vẫn còn trong hạn.
  • Nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm khoản nợ quá từ 91 ngày đến 180 ngày, khoản nợ được gia hạn nhưng lại quá hạn dưới 30 ngày và những món nợ được gia hạn lần 2. 
  • Nhóm 4 nợ nghi ngờ: Là khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, ngoài ra có thêm khoản nợ muộn lần gia hạn thứ 1 từ 30 đến 90 ngày và những khoản nợ muộn lần gia hạn thứ 2 dưới 30 ngày.
  • Nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn: Đây là mức độ xấu nhất của khoản nợ, với thời gian quá hạn từ 361 ngày trở lên. Người vay trả nợ muộn so với lần gia hạn 1 từ 90 ngày trở lên, so với lần gia hạn thứ 2 từ 30 ngày trở lên hoặc đã bị gia hạn lần 3. 
xac-dinh-nhom-no-giup-tra-loi-no-qua-han-bao-lau-thi-bi-khoi-kien
Việc xác định nhóm nợ giúp trả lời câu hỏi nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra điểm tín dụng CIC từ A-Z

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện ra Tòa án?

Nợ ngân hàng quá bao lâu thì bị khởi kiện là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Căn cứ quy định tại Điều 429 Luật dân sự năm 2015, thời hạn trả nợ là 36 tháng, tức 3 năm. Nếu sau thời hạn này mà người vay không thực hiện nghĩa vụ, ngân hàng sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Mục đích của việc này là nhằm sử dụng các biện pháp cưỡng chế tài sản, qua đó, ngân hàng sẽ được thu hồi tiền. 

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, các tổ chức tín dụng bao giờ cũng muốn hỗ trợ khách hàng giải quyết khoản nợ theo phương án khả thi nhất. Chính vì vậy, nếu mới rơi vào tình trạng nợ xấu thì bạn cũng không nên quá lo lắng, mà hãy tìm cách đàm phán với ngân hàng để gia hạn khoản nợ, hoặc dùng các phương pháp khác để xử lý.

no-qua-han-bao-lau-thi-bi-khoi-kien-la-cau-hoi-pho-bien
Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện là câu hỏi phổ biến

Mức tiền vay bao nhiêu thì có thể bị khởi kiện?

Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ khởi kiện bên vay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Một trong các yếu tố cấu thành tội danh này là giá trị tài sản trên 4 triệu đồng. Nếu khoản vay dưới 4 triệu nhưng bên vay đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án tội này mà chưa được xóa án tích, thì ngân hàng vẫn có quyền khởi kiện. 

Tuy nhiên, trên thực tế, ngân hàng rất ít khi khởi kiện những món nợ nhỏ, bởi quy trình này khá tốn thời gian và tiền bạc. Thay vào đó, họ áp dụng các biện pháp trừng phạt như áp dụng danh sách nợ xấu, gây khó khăn cho việc vay vốn về sau, miễn không vi phạm luật xử lý nợ quá hạn. Việc khởi kiện sẽ được áp dụng với những món nợ lớn hơn. 

ngan-hang-thuong-chi-khoi-kien-voi-khoan-vay-lon
Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, mức tiền vay là bao nhiêu

Quy trình xử lý nợ quá hạn

Đây cũng là vấn đề nhiều người quan tâm khi tìm hiểu nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện. Việc khoản nợ của bạn thuộc nhóm nào sẽ quyết định cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng. Nhưng dù thế nào, bên cho vay vẫn phải thực hiện theo quy định của nhà nước. Nếu không may lâm vào tình trạng này, bạn nên bình tĩnh và nghiên cứu kỹ luật xử lý nợ quá hạn, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân. Một quy trình xử lý nợ cơ bản sẽ bao gồm những bước chính như sau:

Bước 1: Liên hệ người vay

Tổ chức cho vay sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng để thông báo chi tiết về khoản nợ quá hạn và yêu cầu thanh toán. Một số thông tin tối thiểu phải có trong thông báo là số dư nợ gốc bị quá hạn, lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn,…

ngan-hang-se-thong-bao-ve-khoan-no-da-qua-han
Ngân hàng sẽ thông báo về khoản nợ đã quá hạn

Bước 2: Cơ cấu lại khoản vay

Sau khi ra thông báo, nếu khách hàng trình bày được lý do chính đáng về việc không trả được nợ và điều kiện tài chính thực tế, bên cho vay có thể ra những quyết định như:

  • Điều chỉnh lại kỳ hạn trả nếu xét thấy khách hàng không trả đúng kỳ hạn như hợp đồng, nhưng được đánh giá có khả năng trả nợ trong kỳ hạn tiếp theo.
  • Gia hạn nợ nếu xét thấy khách hàng không trả nợ theo đúng hợp đồng, nhưng có khả năng trả nợ trong thời gian nhất định sau khi kết thúc thời hạn vay.

Bước 3: Xử lý tài sản đảm bảo với các khoản nợ vay thế chấp

Nếu qua các giai đoạn trên mà khách hàng vẫn không trả được nợ vay thế chấp, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo, nhằm thu hồi vốn. Đây là quy tắc luật định, nên nếu bạn rơi vào trường hợp này thì không thể đòi lại quyền sở hữu tài sản. Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng phải tuân theo thỏa thuận trong hợp đồng và không được trái pháp luật. Cụ thể: 

  • Trước khi xử lý tài sản, ngân hàng phải ra văn bản thông báo tới khách hàng đầy đủ nội dung như lý do xử lý tài sản, thông tin tài sản xử lý, thời gian, địa điểm và cách thức xử lý. Người chủ sở hữu tài sản phải giao lại cho ngân hàng để thực hiện quy trình.
  • Một số phương pháp được áp dụng để xử lý tài sản là bán đấu giá, tự bán tài sản, nhận tài sản,…
  • Nếu giá trị tài sản bị xử lý lớn hơn tổng số tiền nợ quá hạn, thì ngân hàng phải trả lại số tiền chênh lệch cho người vay. Ngược lại, nếu giá trị tài sản nhỏ hơn, ngân hàng có quyền yêu cầu người vay thực hiện hết phần nghĩa vụ còn lại.
ngan-hang-xu-ly-tai-san-dam-bao-de-thu-hoi-von
Ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn

Bước 4: Xử lý nợ quá hạn với khoản vay không có tài sản đảm bảo

Trong nhiều trường hợp, ngân hàng phải liên hệ với công ty, tổ chức nơi người vay đang làm việc để hỗ trợ thu hồi nợ. Ngoài ra, bên cho vay cũng có thể bàn giao cho một bên thứ 3 để thực hiện công việc này. Đồng thời, lịch sử nợ quá hạn sẽ được ghi nhận trên CIC, khiến khách hàng gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn đi vay tiếp. 

Bước 5: Khởi kiện ra tòa

Nếu các bước trên không thành công, bên cho vay sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa nhằm thu hồi khoản nợ. Nhìn chung, các ngân hàng, tổ chức tài chính đều muốn hỗ trợ khách hàng hoàn thành nghĩa vụ. Vì vậy, nếu bị dính nợ xấu, bạn nên tìm phương án khả thi nhất và đàm phán với bên cho vay, tránh mắc vào kiện tụng. 

Việc bị ngân hàng khởi kiện là điều không khách hàng nào mong muốn. Tuy nhiên, nếu dẫn đường trường hợp phải khởi kiện, thì quy trình bao gồm các bước như sau: 

  • Bước 1: Các ngân hàng sẽ có thể liên lạc lần cuối yêu cầu về khoản nợ và thông báo khởi kiện nếu không thực hiện. 
  • Bước 2: Ngân hàng sẽ chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ pháp lý để khởi kiện trước tòa. Chứng cứ có thể bao gồm hồ sơ vay tiền, thông tin giải ngân, lịch sử trả nợ của khách hàng,…
  • Bước 3: Ngân hàng tiến hành gửi hồ sơ tới tòa án có thẩm quyền và chờ tòa thụ lý.
  • Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án và thông báo triệu tập các bên liên quan.
  • Bước 5: Tòa án tiến hành xét xử vụ án khởi kiện nợ quá hạn. Giai đoạn này đòi hỏi có mặt cả hai phía. Nếu bên vay không có mặt, họ sẽ áp dụng một số biện pháp khác.
  • Bước 6: Nhìn chung, phương án thỏa thuận luôn được ưu tiên hàng đầu. Tòa án sẽ khuyến khích hai bên tự hòa giải.
  • Bước 7: Khách hàng phải thanh toán tiền, hoặc bị phạt tù nếu cố tình không thực hiện. 
quy-trinh-xu-ly-vu-kien-ton-kha-nhieu-thoi-gian-va-cong-suc
Quy trình xử lý vụ kiện tốn khá nhiều thời gian và công sức

>> Xem thêm: Vay tín chấp không có khả năng trả thì xử lý thế nào? 

Ngân hàng kiện nợ quá hạn có dẫn đến đi tù?

Ngoài câu hỏi nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, đây cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Điều này dựa trên rất nhiều yếu tố, bên cạnh quy định về giá trị tài sản và thời hạn quá nợ, ví dụ:

  • Xuất hiện hành vi gian dối: Bên vay sau khi nhận tiền đã nảy sinh ý định gian dối để không trả nợ thì sẽ bị định tội hình sự. 
  • Cố tình không trả dù có điều kiện: Bên vay nếu có điều kiện để trả nợ cho ngân hàng, nhưng không trả, hoặc sử dụng số tiền đó để thực hiện hành vi bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ, thì sẽ bị định tội hình sự. 
  • Mức độ tội phạm: Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tội phạm, tòa sẽ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. 
nhung-truong-hop-gian-doi-se-co-kha-nang-bi-di-tu
Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, có thể dẫn đến đi tù?

Tòa án phải thu thập đủ các yếu tố cấu thành thì mới xác định tội phạm. Qua đây, ta thấy, không phải trường hợp nợ xấu nào cũng sẽ bị phạt tù. Ví dụ, bạn vay tiền để kinh doanh nhưng bị phá sản thì đây không phải tội phạm, mà là bất đắc dĩ mất khả năng trả nợ. Nhưng nếu bạn làm giả giấy tờ làm ăn thua lỗ để trốn nợ thì có thể bị đi tù. 

Nợ quá hạn có xin miễn, giảm lãi được không?

Nợ quá hạn có xin miễn, giảm lãi được không là thắc mắc của nhiều khách hàng. Theo quy định của ngân hàng, bạn được phép xin phép miễn giảm lãi, nhưng phải tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Một số trường hợp được phép miễn giảm lãi là:

  • Cơ cấu nợ: Nợ được điều chỉnh khi phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, hoặc khách hàng bị thâm hụt tài chính, không còn khả năng thanh toán do Covid-19.
  • Cơ chế thu hồi nợ: Trường hợp này bao gồm số dư chưa thanh toán đến hạn, quá hạn trước 10 ngày thanh toán hoặc kỳ hạn trả nợ. Ngoài ra, ngân hàng, công ty tài chính có thể ra quyết định giảm, miễn lãi theo quy định nội bộ.
  • Giữ nguyên nhóm nợ: Ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ khi cơ cấu lại số dư nợ theo kỳ hạn, hoặc được giảm, miễn theo các quy định pháp luật.
duoc-phep-xin-mien-giam-lai-no
Được phép xin miễn giảm lãi nợ quá hạn trong một số trường hợp

Bị ngân hàng kiện thì cần phải làm gì?

Sau khi đã biết nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, bạn cần tìm hiểu những bước cần làm khi lâm vào tình huống này. Về cơ bản, ngân hàng chỉ khởi kiện đối với các khoản nợ lớn bị quá hạn. Những khoản vay vốn như vậy nhìn chung thường xuất hiện với các cá nhân, tổ chức vay tiền để kinh doanh. Tốt nhất, người vay nên tìm cách trao đổi, đàm phán một cách trung thực với ngân hàng, nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất. Đồng thời, việc giữ thái độ hợp tác, tuân thủ lịch triệu tập, quyết định xét xử của Tòa án cũng là điều cần thiết. 

giu-thai-do-hop-tac-la-dieu-can-thiet-khi-bi-no-qua-han
Giữ thái độ hợp tác là điều cần thiết khi bị kiện nợ quá hạn

Trên đây, bePOS đã trả lời những câu hỏi quan trọng như nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, cách tính nợ quá hạn và kinh nghiệm xử lý. Nhằm phòng tránh rủi ro có thể xảy ra trong lĩnh vực tài chính, bạn hãy cập nhật những kiến thức mới nhất trên Website của bePOS nhé!

FAQ

Nợ quá hạn bao lâu thì bị phát mại tài sản?

Bên cạnh câu hỏi nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Trước tiên, phát mại tài sản là quy trình ngân hàng, hoặc các công ty tài chính công bố bán tài sản đảm bảo công khai, khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ.

Vậy nợ quá hạn bao lâu thì bị phát mại tài sản? Nếu ngân hàng đã thực hiện mọi biện pháp mà không thể thu hồi nợ, thì sẽ quyết định phương án kiện ra Tòa để phát mại tài sản. Như vậy, ngân hàng chỉ có thể phát mại tài sản khi phát sinh quyền khởi kiện, tức thời hạn 3 năm kể từ ngày đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện.

Tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là an toàn để không bị khởi kiện?

Không có đáp án chính xác 100% cho câu hỏi tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là an toàn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chính sách ngân hàng và điều kiện thực tế của bạn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, số tiền nợ phải trả hàng tháng không nên vượt quá 10% thu nhập mỗi tháng. 

Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện cũng là nội dung nhiều người quan tâm. Theo luật hiện hành, nợ tín chấp cũng áp dụng thời hạn 3 năm giống như các khoản nợ khác.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/no-qua-han-bao-lau-thi-bi-khoi-kien/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]