Trang chủBlogs BlogCách thiết lập tài khoản Paypal nhanh chóng, bảo mật

Cách thiết lập tài khoản Paypal nhanh chóng, bảo mật

Cập nhật lần cuối: Tháng mười một 11, 2021
Chu Hanh
503 Đã xem

Nếu bạn thường xuyên mua sắm online nhất là vận chuyển từ nước ngoài thì hình thức thanh toán qua Paypal chắc chắn đã không còn gì xa lạ. Vậy hệ thống thanh toán Paypal là gì và dịch vụ tài chính này có lợi thế như thế nào với người dùng, cách sử dụng Paypal ở Việt Nam ra sao? Cùng bePOS tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Paypal là gì?

Paypal là gì? PayPal là một dịch vụ tài chính đóng vai trò trung gian quốc tế, cho phép bạn thanh toán, giao dịch và chuyển tiền quốc tế thông qua mạng Internet. Dịch vụ này được thành lập vào năm 1008 với tên ban đầu là Confinity và trụ sở chính tại Sanjose, Califonia, Hoa Kỳ. Cho tới tháng 3 năm 2000, công ty Confinity đã thực hiện xác nhập với công ty X.com của Elon Musk. Năm 2001, Confinity đổi tên thành Paypal. Tới năm 2003, eBay mua lại toàn bộ Paypal. Năm 2015, dịch vụ này đã tách khỏi eBay và cho đến nay, nó đã trở thành một phương thức thanh toán toàn cầu rất phổ biến, được nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng.

Paypal
Hệ thống thanh toán Paypal

Như vậy, hiểu một cách đơn giản, dịch vụ thanh toán Paypal là một dịch vụ trung gian có nhiệm vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế qua mạng Internet, hoạt động tương tự như một ví điện tử hoặc Internet Banking của các ngân hàng. Có nghĩa rằng bạn hoàn toàn có thể chuyển, rút hoặc thanh toán, mua hàng với Paypal, đây là một ưu điểm khi sử dụng Paypal.

Ưu nhược điểm của Paypal

Ưu điểm khi sử dụng Paypal

  • Hệ thống thanh toán có độ bảo mật cao, an toàn thông tin cho người dùng là một ưu điểm khi sử dụng Paypal.
  • Mạng lưới hệ thống rộng khắp, sử dụng và phủ sóng trên toàn thế giới
  • An toàn khi giao dịch cho cả người bán và người mua (dịch vụ này có giúp bạn lấy lại tiền nếu có xảy ra lừa đảo)
  • Chăm sóc khách hàng tận tình, nhanh chóng
  • Hạn chế bị lộ thông tin tài khoản ngân hàng, vì mỗi lần thanh toán, bạn không cần thực hiện nhập số thẻ VISA trước đó.

Nhược điểm của Paypal

Tuy được sử dụng hầu khắp trên thế giới tuy nhiên hệ thống thanh toán Paypal vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Phí giao dịch cao là nhược điểm của Paypal: đối với các giao dịch chuyển khoản, gửi tiền với mục đích thương mại hoặc rút tiền, phí dịch vụ của Paypal khá cao so với các nền tảng khác. Cụ thể, bạn cần trả 4,4% + 0.3 USD (ví dụ gửi 100 USD bạn mất 4,7 USD tiền phí). Phí rút tiền của PayPal cũng tương đối cao, khoảng 60.000 VNĐ cho 1 lần rút tiền.
  • Dễ bị khoá tài khoản: có nhiều đối tượng tại Việt Nam đã sử dụng nền tảng này để rửa tiền hoặc làm những trò gian lận nên Paypal quản lý rất chặt đối với người dùng Việt Nam, tình trạng khóa tài khoản có thể nói là xảy ra rất thường xuyên.

>>>Xem thêm: THANH TOÁN KHÔNG TIẾP XÚC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Cách tạo tài khoản Paypal

Điều kiện mở tài khoản

  • Từ 18 tuổi trở lên
  • Có đầy đủ chứng minh nhân dân hoặc thẻ CCCD
  • Địa chỉ thư điện tử, email còn hoạt động
  • Có 1 trong các thẻ Visa/Mastercard/America Express
  • Có nhu cầu mua sắm, giao dịch hoặc thanh toán quốc tế.

Trước khi tạo tài khoản Paypal, bạn cần có thể Visa. Nếu chưa có thể visa, bạn có thể ra trực tiếp văn phòng giao dịch hoặc chi nhánh của ngân hàng để được hỗ trợ làm thẻ.

Cách đăng ký Paypal

Bước 1: Truy cập website chính thức của Paypal tại đây. Chọn Đăng ký ngay.

buoc-1-dang-ky-paypal
Bước 1

Bước 2: Chúng ta có 2 tùy chọn tài khoản bao gồm “Mua bằng PayPal” dành cá nhân mua hàng qua internet và “Nhận thanh toán bằng PayPal” dành cho cá nhân và doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, thường xuyên giao dịch

buoc-2-dang-ky-paypal
Bước 2

Nếu bạn là doanh nghiệp thì hãy chọn phần Nhận thanh toán bằng Paypal. Nếu bạn là khách hàng muốn sử dụng dịch vụ này để mua hàng online và thanh toán cá nhân thì chọn phần Mua bằng Paypal.

Bước 3: Cung cấp thông tin:

  • Chọn Việt Nam ở mục Quốc tịch.
  • Địa chỉ Email: dùng email cố định của mình để đăng ký PayPal.
  • Mật khẩu phải đảm bảo: tối thiểu 8 ký tự, bao gồm chữ và số đồng thời phải có tối thiểu 1 ký tự đặc biệt.
  • Sau đó nhấn “Tiếp tục“.
buoc-3-dang-ky-paypal
Bước 3

Bước 4: Hoàn thành các thông tin cá nhân, đồng ý điều khoản quy định để tạo tài khoản.

buoc-4-dang-ky-paypal
Bước 4

Bước 5: Điều thông tin thẻ Visa

  • Nếu bạn chưa có thẻ VISA thì lựa chọn mục “Tôi sẽ làm thẻ sau“.
  • Nếu đã có thẻ VISA rồi thì cần cung cấp đầy đủ thông tin, sau đó nhấn “Thẻ liên kết“, trong đó: Credit card number là số thẻ của bạn, Expiration date là thời gian hết hạn, được ghi ở mặt trước thẻ của bạn, CSC là mã an toàn, gồm 3 số được ghi phía sau thẻ.
buoc-5-dang-ky-visa
Bước 5

>>> Xem thêm: VÍ SHOPEEPAY LÀ GÌ? – ỨNG DỤNG THANH TOÁN THỜI 4.0

Cách xác thực tài khoản Paypal

Sau khi hoàn thành các bước đăng ký, bạn tiếp tục thực hiện xác thực tài khoản Paypal để sử dụng tài khoản theo các bước sau đây:

Bước 1: Chọn “Yes, this is my email” tại email bạn đã đăng ký để tiến hành xác minh tài khoản.

 

buoc-1
Bước 1

Bước 2: Tiến hành đăng nhập PayPal, tại My PayPal, bạn lựa chọn chọn “Wallet” hoặc chọn”Bank accounts and cards” để bắt đầu quá trình xác thực thẻ VIS của mình.

buoc-2
Bước 2

Bước 3: Chọn Credit Cards

buoc-3
Bước 3

Bước 4: Chọn vào Confirm Credit Card, hoàn tất 4 mã digit code.

buoc-4
Bước 4

Bước 5: Để tiến hành lấy số digit-code, bạn kiểm tra tin nhắn gửi đến số điện thoại mà bạn đã đăng ký lúc làm thẻ hoặcliên hệ tổng đài của ngân hàng cung cấp thẻ VISA cho bạn. Khi nhận được 4 mã số này, về lại giao diện của PayPal, chọn “Ready to confirm”. Tiếp tục điền 4 số digit-code vào ô trống như hình bên dưới và nhấn vào “Confirm” là xong quá trình verify thẻ VISA với tài khoản PayPal.

buoc-5
Bước 5

Cách rút tiền từ Paypal

  • Bước 1: Tiến hành thêm tài khoản ngân hàng vào thẻ Paypal của bạn
  • Bước 2: Chọn mục Withdraw để rút tiền.
  • Bước 3: Kiểm tra thông tin chính xác và rút tiền.

Lưu ý an toàn khi sử dụng

Để có cách sử dụng Paypal ở Việt Nam an toàn, chúng ta cần lưu ý một số thông tin như sau:

  • Bảo mật thông tin thẻ Visa và tài khoản Paypal, không cho người khác mượn hoặc sử dụng để tránh thông tin bị đánh cắp.
  • Chỉ thực hiện giao dịch tại các trang web và nền tảng uy tín, cập nhật thường xuyên các phần mềm diệt virus để tránh trường hợp bị tấn công bởi mã độc.
  • Thông tin đăng ký tài khoản cần bảo mật và chính xác, hạn chế rủi ro khi giao dịch.
  • Không trả lời hoặc tiết lộ các thông tin bảo mật khi được yêu cầu từ các số điện thoại hoặc website lạ.
  • Không thực hiện và có các yếu tố được coi là gian lận. Paypal quy định cụ thể các yếu tố gian lận trong tài khoản tại đây.

Như vậy, bài viết đã cùng bạn tìm hiểu các bước đăng ký tài khoản Paypal đơn giản, cách sử dụng Paypal ở Việt Nam và các lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn cho tài khoản. Sử dụng Paypal có an toàn không phụ thuộc một phần vào cách chúng ta bảo mật thông tin trước các nguy cơ rò rỉ. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng thực hiện nhé!

FAQ

1. Sử dụng Paypal có an toàn không? 

Sử dụng Paypal có an toàn không phụ thuộc vào cách mọi người bảo mật thông tin cá nhân. Tuy nhiên về cơ bản, Paypal là một hệ thống toàn cầu rất uy tín, bạn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ này. 

2. Phí Paypal khi giao dịch là bao nhiêu? 

Nhìn chung, phí Paypal khi giao dịch khá cao. Phí Paypal khi rút tiền là khoảng 60.000VNĐ/1 lần rút.

3. Cách thanh toán qua Paypal? 

bePOS gửi tới bạn cách thanh toán qua Paypal đơn giản như sau: 

  • Nhập các thông tin: số điện thoại, địa chỉ email người nhận và thông tin số tiền cần gửi.
  • Chọn cách thanh toán qua Paypal và gửi tiền an toàn.
  • Theo dõi chi tiêu một cách chính xác và nhanh chóng.

4. Paypal liên kết với ngân hàng nào? 

Paypal liên kết với ngân hàng nào chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Hiện tại bạn không cần quá lo lắng không biết Paypal liên kết với ngân hàng nào, vì tất cả các ngân hàng tại Việt Nam đề hỗ trợ Paypal.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/paypal/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]