Sang nhượng quán cafe đang là một lĩnh vực rất được chú ý hiện nay, nhất là đối với những nhà khởi nghiệp trẻ với số vốn không quá nhiều nhưng vẫn muốn sở hữu một cơ ngơi “ra trò”. Vậy hình thức kinh doanh là gì và cơ hội cũng như rủi ro trong lĩnh vực này là gì? Cùng bePOS đi tìm lời giải qua bài viết này nhé.
Sang nhượng quán cafe là gì?
Sang nhượng quán cafe nói chính xác hơn là quá trình sang nhượng mặt bằng của cửa hàng cafe từ người chủ cũ vì một vài lý do trong kinh doanh tới người sở hữu mới, tức là người được sang nhượng. Quá trình này diễn ra dưới các bản hợp đồng hợp pháp, người được sang nhượng sẽ được sở hữu hợp đồng thuê mặt bằng có mức giá tốt hơn và có sẵn cơ sở vật chất cùng lượng khách hàng nhất định của cửa hàng cũ.
Lý do sang nhượng cửa hàng
Trước khi quyết định ký hợp đồng, hiểu được lý do người chủ cũ sang nhượng cửa hàng là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình điều hành của bạn sau này. Thông thường có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc sang nhượng cửa hàng:
- Tình trạng kinh doanh sa sút, gặp vấn đề không thể giải quyết.
- Sự chuyển đổi, di chuyển của người quản lý kinh doanh.
- Chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Với mỗi lý do này, bạn cần có các nghiên cứu và giải pháp hợp lý để vận dụng vào quá trình vận hành của mình:
- Thứ nhất, bạn cần rút ra các bài học kinh doanh, nguyên nhân thua lỗ của người chủ cũ để vận dụng vào các kế hoạch điều hành, marketing với cửa hàng của mình.
- Thứ hai, bạn cần thăm hỏi kỹ càng nguyên nhân người chủ cũ có sự dịch chuyển và có thể thăm hỏi hàng xóm xung quanh để nắm tình hình.
- Thứ ba, nhận định sự chuyển dịch mô hình kinh doanh của người chủ cũ để nhận ra các vấn đề hiện có của cửa hàng cũ, ví dụ: mặt bằng nhỏ, không phù hợp với quá trình số hoá,…
>>> Xem thêm: KINH DOANH CAFE TAKE AWAY VÀ NHỮNG ĐIỀU CHỦ KINH DOANH CẦN BIẾT
Các sai lầm phổ biến khi sang nhượng quán cafe
- Không tìm hiểu kỹ tình hình kinh doanh của cửa hàng cũ: Điều này rất dễ khiến bạn bước vào vết xe đổ của doanh nghiệp cũ, nhanh chóng rơi vào thất bại lần 2. Nếu bạn không muốn tiến hành sang nhượng thêm một lần nữa thì thực hiện tìm hiểu kỹ càng các vấn đề hiện có của cửa hàng cũ là vô cùng quan trọng.
- Không nắm bắt tình hình thực tế của cửa hàng: tình hình buôn bán, lượng khác, số lượng đời chủ đã thuê, … có nhiều trường hợp chủ cửa hàng cũ sang quán để trốn nợ, các đối tượng này quấy rối người chủ mới rất nhiều. Điều này vừa gây bất lợi vừa ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình kinh doanh mới.
- Không xem kỹ các điều khoản trong hợp đồng và các giấy tờ pháp lý khác: rất nhiều trường hợp người được sang nhượng chịu thiệt một khoản tiền khá lớn do không nắm được các điều khoản mà mình đã ký kết.
- Không có hợp đồng đặt tiền cọc: rủi ro mất tiền cọc là rất cao.
Khảo sát thông tin từ những người xung quanh mặt bằng của quán
Kinh nghiệm sang nhượng quán cafe tại Hà Nội
1. Định giá sang nhượng
Thông thường, khi sang nhượng cửa hàng cafe tại Hà Nội, vì quá trình kinh doanh thua lỗ, các chủ cũ thường bị dồn tới đường cùng: không còn khả năng chi trả tiền mặt bằng, chi phí vận hành và lương nhân viên. Tuy nhiên, bạn sẽ rất dễ bị hét giá trên trời. Bởi lẽ, khoản tiền này vô tình có thể trở thành số tiền bù vào sự thua lỗ của cửa hàng trong những tháng kinh doanh trước đó. Lúc này, theo kinh nghiệm sang nhượng quán cafe tại Hà Nội, người được sang nhượng cần vô cùng tỉnh táo để thực hiện các công việc:
- Tìm hiểu giá mặt bằng trên các nguồn thông tin, từ các khu vực xung quanh để đánh giá giá thuê mặt bằng hợp lý nhất.
- Nhìn thực tế trang thiết bị của cửa hàng, liệt kê toàn bộ và tính giá theo giá thanh lý.
- Xem xét kỹ tình hình an ninh của cửa hàng và tính toán đến chi phí nhân viên.
- Yêu cầu chủ cũ chốt số liệu điện nước và các chi phí vận hành cũ đầy đủ trước khi ký kết hợp đồng.
2. Thủ tục pháp lý
Thủ tục pháp lý với giấy tờ khi sang nhượng quán cafe cũng rất quan trọng. Để không rơi vào tình trạng “bút sa gà chết”, bạn cần cân nhắc kỹ các công việc sau khi tiến hành sang nhượng cửa hàng cafe tại Hà Nội:
- Thảo luận rõ ràng các điều khoản trong hợp đồng, có hợp đồng đặt tiền cọc.
- Lưu ý tới hợp đồng chuyển nhượng quyền thuê mặt bằng, tránh để tình trạng chủ nhà tăng tiền thuê mặt bằng khi quá trình kinh doanh thuận lợi.
- Liệt kê các tài sản chuyển nhượng chi tiết, rõ ràng.
- Thảo luận các tài sản không hiện hữu như thương hiệu, … để tránh các tranh chấp sau này.
- Liệt kê rõ các hoạt động được phép và không được phép thực hiện trên mặt bằng quán.
Lưu ý các thủ tục pháp lý quan trọng
>> Xem thêm: Hướng dẫn mở quán nhượng quyền thương hiệu Highlands Coffee đầy đủ, chi tiết nhất
Các website sang nhượng quán cafe
1. Sangnhuong.com.vn
Đây là trang web dành riêng cho việc sang nhượng mặt bằng kinh doanh, sang nhượng cửa hàng cafe tại Hà Nội, gồm rất nhiều ngành nghề đa dạng khác nhau như quán cafe, shop quần áo, thời trang, các shop dịch vụ như massage, spa,…
Truy cập website Sangnhuong.com.vn tại đây
2. Muaban.net
Nổi tiếng là một trang web rao vặt chất lượng với nhiều mặt hàng và các ấn phẩm mua bán thông thường, muaban.net cũng là một website sang nhượng. Bạn cũng có thể tìm kiếm các thông tin về sang nhượng quán cafe, sang nhượng mặt bằng kinh doanh, thanh lý quán cafe tại Hà Nội,… rất đa dạng tại đây.
Truy cập website Sangnhuong.com.vn tại đây.
3. Sangquancafe.com
Sangquancafe.com là một website sang nhượng các loại mặt bằng quán cafe, kết nối nhu cầu các thương hiệu với nhau và sử dụng tên thương hiệu nhượng quyền để kinh doanh.
Truy cập website Sangnhuong.com.vn tại đây.
Các mẫu hợp đồng sang nhượng quán cafe
Khi sang nhượng quán cafe, hợp đồng thường bao gồm các thành phần chính như sau:
- Đối tượng chuyển nhượng
- Đối tượng tiếp nhận
- Tài sản hữu hình và vô hình (thương hiệu,…) của quán
- Các điều được phép và không được phép thực hiện trên mặt bằng quán.
- Quyền lợi, nghĩa vụ của bên sang nhượng và bên được sang nhượng.
Truy cập mẫu hợp đồng sang nhượng quán cafe tại đây.
Như vậy, sang nhượng quán cafe là một hình thức kinh doanh tiềm năng tuy nhiên, để tránh “đổ máu” trên mặt trận này, các nhà khởi nghiệp, nhà kinh doanh cần tìm hiểu thật kỹ để có kế hoạch vận hành cửa hàng một cách thành công nhất.
FAQ
Có thể tìm các thông tin thanh lý quán cafe tại Hà Nội ở đâu?
Ngoài các nguồn thông tin trực tiếp, bạn có thể tham khảo thông tin thanh lý quán cafe tại Hà Nội tại các trang website sang nhượng mà bePOS đã trình bày.
Mẫu hợp đồng sang nhượng quán cafe bao gồm các thành phần chính nào?
- Hợp đồng sang nhượng quán cafe gồm các thành phần chính:
- Đối tượng chuyển nhượng
- Đối tượng tiếp nhận
- Các loại tài sản hữu hình và vô hình
- Các điều được phép và không được phép thực hiện trên mặt bằng quán.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên.
Follow bePOS: