Trang chủBlogs Tài chínhSao kê ngân hàng là gì? Cách lấy sao kê ngân hàng nhanh chóng, dễ dàng

Sao kê ngân hàng là gì? Cách lấy sao kê ngân hàng nhanh chóng, dễ dàng

Cập nhật lần cuối: Tháng mười một 11, 2023
Thu Hằng
Thu Hằng
1849 Đã xem

Hiện nay, việc sử dụng tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý lịch sử các giao dịch này bằng phương pháp sao kê. Trong bài viết này, bePOS sẽ giải thích định nghĩa sao kê ngân hàng, cách thực hiện và các nội dung liên quan. Hãy theo dõi cùng bePOS nhé!

sao-ke-ngan-hang

Sao kê ngân hàng là gì?

Sao kê ngân hàng là việc liệt kê lại chi tiết tất cả các giao dịch phát sinh của tài khoản thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định, thường là khoảng 1 tháng, hoặc do khách hàng quyết định. Đặc biệt, chỉ khi chủ tài khoản yêu cầu, thì hoạt động này được mới thực hiện.

Ví dụ, khi bạn đi vay vốn, hoặc mở thẻ Visa, nhiều ngân hàng sẽ cần có bản sao kê lương để chứng minh năng lực tài chính cá nhân. Sao kê lương là bản thống kê thể hiện rõ thu nhập của chủ tài khoản trong mốc thời gian nào đó. Hiện nay, nhiều nơi mở các gói vay sao kê ngân hàng có thủ tục rất nhanh chóng. 

 sao-ke-ngan-hang-ghi-chep-chi-tiet-lich-su-giao-dich
Sao kê ngân hàng là việc liệt kê chi tiết các giao dịch trong tài khoản

Trên bảng sao kê ngân hàng sẽ bao gồm một số nội dung chính như sau:

  • Chu kỳ sao kê: Trên bản sao kê sẽ ghi nhận ngày bắt đầu sao kê cho đến ngày kết thúc.
  • Thông tin chủ tài khoản: Một số thông tin của chủ tài khoản bao gồm tên cá nhân, tổ chức, địa chỉ Email. Đồng thời, ngân hàng còn ghi thêm cả thông tin của mình, như tên, số điện thoại liên hệ, địa chỉ Website,… 
  • Thông tin số dư: Bao gồm số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, số tiền tăng hoặc giảm của tài khoản.
  • Thông tin giao dịch: Bản sao kê sẽ ghi nhận thông tin chi tiết của các giao dịch, như tài khoản, ngày giờ thực hiện, số tiền,…. 

Về câu hỏi sao kê ngân hàng lưu trữ trong bao lâu, việc này được quy định tại Đạo luật Bảo mật Ngân hàng. Cụ thể, luật quy định ngân hàng phải lưu giữ các bản sao kê giao dịch của chủ tài khoản trong tối thiểu 5 năm, thậm chí có thể nhiều hơn. Điều này có nghĩa, ngay cả khi bạn đã hủy tài khoản của mình, thì ngân hàng vẫn lưu trữ những thông tin đó. 

Các hình thức sao kê ngân hàng

Sao kê tại ngân hàng trực tiếp

Đây là việc bạn trực tiếp ra phòng giao dịch yêu cầu ngân hàng sao kê các giao dịch thực hiện tại tài khoản. Khác với sao kê trực tuyến, bản sao kê này mang giá trị pháp lý, có chứng thực của ngân hàng và dùng để bổ sung vào các hồ sơ trong thủ tục hành chính.

yeu-cau-sao-ke-ngan-hang-tai-phong-giao-dich
Yêu cầu bản sao kê ngân hàng tại phòng giao dịch

Sao kê ngân hàng Online

Bạn có thể dùng các ứng dụng Internet Banking của ngân hàng để tự mình sao kê các giao dịch ra và vào tài khoản ngân hàng. Bản sao kê trực tuyến vẫn mang tính chính xác cao. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, hình thức này không được sử dụng để bổ sung giấy tờ cho các thủ tục hành chính mà các đơn vị, tổ chức khác yêu cầu, ví dụ như hồ sơ vay ngân hàng,… 

internet-banking-co-tinh-nang-sao-ke-ngan-hang-online
Ứng dụng điện thoại của ngân hàng có tính năng sao kê

Sao kê ngân hàng có mất phí không?

Sao kê ngân hàng có mất phí không là câu hỏi mà không ít người thắc mắc. Nếu thực hiện sao kê trực tuyến thì bạn không phải đóng bất cứ một loại phí gì và có thể tự in bản sao kê từ dịch vụ Internet Banking.

Nếu thực hiện sao kê trực tiếp tại quầy giao dịch thì mức phí sẽ được tính theo số trang. Ví dụ, với BIDV, nếu chủ tài khoản đăng ký sao kê tại ngân hàng định kỳ hàng tháng thì sẽ không mất tiền, chỉ thu thêm phí chuyển phát nhanh nếu có.

Nếu là yêu cầu đột xuất, thì phí sao kê ngân hàng là 5,000 VND/trang hoặc theo thỏa thuận. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều niêm yết biểu phí trên Website chính thức nên bạn có thể tự tìm thông tin nhanh chóng. 

phi-sao-ke-ngan-hang-la-noi-dung-nhieu-nguoi-quan-tam
Phí sao kê ngân hàng là nội dung nhiều người quan tâm

Hướng dẫn thủ tục sao kê ngân hàng

Đối với sao kê ngân hàng offline, bạn chỉ cần mang theo CMND/CCCD và ra văn phòng giao dịch của ngân hàng để yêu cầu sao kê là được. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện sao kê ngay trên ứng dụng điện thoại của ngân hàng, cụ thể như dưới đây.

Thủ tục sao kê ngân hàng Vietcombank

Đối với sao kê ngân hàng VCB online, bạn làm theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VCBDigibank.
  • Bước 2: Nhấn chọn “Danh sách tài khoản/thẻ”, nhấn tiếp “Chi tiết”.
  • Bước 3: Nhấp chọn “Xem sao kê” để xem các giao dịch phát sinh của tài khoản.
sao-ke-ngan-hang-qua-dich-vu-vcb-digibank
Cách sao kê ngân hàng VCB online

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sao kê ngân hàng Vietcombank

Thủ tục sao kê ngân hàng Techcombank

Techcombank cũng cho phép bạn sao kê ngân hàng trực tuyến, cụ thể:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web ngân hàng Techcombank.
  • Bước 2: Nhấp chọn mục “Cá nhân” và đăng nhập vào tài khoản của mình.
  • Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, ở màn hình chính, chọn “Tài khoản”
  • Bước 4: Chọn tài khoản cần sao kê, chọn thời gian muốn sao kê và bấm “Thực hiện”.
sao-ke-ngan-hang-techcombank
Sao kê ngân hàng Techcombank trên website

Thủ tục sao kê ngân hàng BIDV

Cách sao kê ngân hàng BIDV rất đơn giản, bạn làm theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng BIDV Smart Banking.
  • Bước 2: Chọn mục “Tài khoản”, bấm vào biểu tượng mũi tên ngay cạnh số dư tài khoản.
  • Bước 3: Màn hình sẽ hiện ra tất cả giao dịch tiền ra, tiền vào của tài khoản.

Ngoài ra, nếu đăng ký dịch vụ SMS Banking BIDV, bạn có thể nhận sao kê ngân hàng BIDV bằng tin nhắn SMS. Phía ngân hàng sẽ tự động gửi tin nhắn đến bạn định kỳ để nắm bắt giao dịch tài khoản. Trong trường hợp lỡ xóa tin nhắn, bạn có thể soạn tin theo cú pháp như sau:

  • GD_STK_MK gửi 8149 để sao kê giao dịch cuối cùng.
  • 5GD_STK_MK gửi 8149 để sao kê 5 giao dịch gần nhất.
  • Trong đó, “_” là khoảng cách, STK là số tài khoản, MK là mật khẩu tài khoản của bạn.
sao-ke-ngan-hang-bidv
Ấn vào biểu tượng mũi tên để xem sao kê ngân hàng BIDV

Làm giả sao kê tài khoản ngân hàng có sao không?

Hiện nay đã xuất hiện nhiều dịch vụ làm giả bản sao kê ngân hàng, thường phục vụ cho những mục đích bất chính. Ví dụ, một số cá nhân, doanh nghiệp có năng lực tài chính kém, nên đã làm giả sao kê để vay tiền kinh doanh, xin cấp giấy phép đầu tư,… Ngoài ra, nhiều kẻ còn dùng các giấy tờ sao kê ngân hàng giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Điều này gây ra rất nhiều hệ quả xấu, làm ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, xã hội ở địa phương,… Chính vì vậy, cả người làm sao kê giả, lẫn người sử dụng dịch vụ làm giả sao kê đều bị xử lý theo quy định pháp luật phù hợp. Hành vi làm giả tài liệu để vay vốn với số tiền lớn hơn 2 triệu đồng còn có thể bị xử theo tội hình sự là “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

lam-gia-sao-ke-ngan-hang
Làm giả sao kê tài khoản ngân hàng sẽ bị xử lý theo quy định luật

>> Xem thêm: Sao kê lương là gì và cách sao kê bảng lương đơn giản nhất

Như đã nói, sao kê tại ngân hàng được sử dụng rất nhiều trong quá trình vay vốn, với mục đích chứng minh thu nhập, chứng minh năng lực tài chính. Nếu bạn đang tìm một gói vay sao kê ngân hàng có thủ tục nhanh chóng, tiện lợi, hãy tham khảo sản phẩm mà bePOS đang hợp tác triển khai với các ngân hàng lớn như MSB, UOB, Vietcombank, KBank, Sacombank, VPBank.

Những gói vay này có hạn mức lên đến 7 tỷ, lãi suất 9%/năm với vay thế chấp, hoặc 1,6 tỷ, lãi suất 1,59%/năm với vay tín chấp. Đặc biệt, có nhiều gói vay áp dụng thủ tục rất nhanh chóng, gọn nhẹ, có thể thực hiện online giúp bạn tiết kiệm thời gian. Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ làm hồ sơ sao kê vay ngăn hàng, bạn hãy liên hệ ngay đến hotline 0247 7716 889, hoặc điền vào form đăng ký dưới đây nhé!

NHẬN TƯ VẤN NGAY

goi-vay-von-kinh-doanh-rat-uu-dai-tu-ngan-hang-kbank
Gói vay vốn kinh doanh rất ưu đãi từ ngân hàng KBank đang hợp tác với bePOS

Trên đây, bePOS đã tổng hợp tất cả thông tin quan trọng nhất về sao kê ngân hàng và cách thực hiện dễ dàng nhất. Trong thời gian tới đây, bePOS sẽ tiếp tục cập nhật những kiến thức mới nhất về lĩnh vực tài chính. Bạn hãy thường xuyên theo dõi nhé!

FAQ

Lịch sử giao dịch ngân hàng lưu bao lâu?

Lịch sử giao dịch ngân hàng lưu bao lâu là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Theo Điều 20 Nghị định 58/2021/NĐ-CP, thông tin tín dụng phải được lưu giữ một các an toàn, bảo mật, phòng tránh sự cố và sự xâm nhập bất hợp pháp từ bên ngoài. Thời gian lưu trữ thông tin tín dụng tối thiểu là 5 năm kể từ ngày thu thập thông tin.

Ngoài chủ tài khoản ra còn ai có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng sao kê không?

Theo Nghị định 117/2018 của Chính phủ, chỉ có 10 nhóm cá nhân thuộc các cơ quan Nhà nước mới có quyền yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản của người khác, như các cá nhân có thẩm quyền thuộc Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Viện kiểm sát, Công an Nhân dân, Tòa án, Cơ quan Thuế,… 

Khách hàng có thể thỏa thuận thay đổi nội dung sao kê với ngân hàng không?

Khách hàng không thể thỏa thuận thay đổi nội dung sao kê ngân hàng. Các dữ liệu trong bảng sao kê là của ngân hàng, không phải của khách hàng và không ai có quyền thêm bớt, chỉnh sửa.