Các chủ kinh doanh ngày nay không còn quá xa lạ với phần mềm bán hàng, áp dụng tốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, F&B, hàng tiêu dùng,… Tuy nhiên, bài toán đặt ra là làm sao để lựa chọn phần mềm bán hàng có chi phí và giá trị tương xứng, phù hợp với cơ sở kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn so sánh các phần mềm quản lý bán hàng nổi bật nhất hiện nay để có thể lựa chọn một giải pháp quản lý phù hợp cho cửa hàng, doanh nghiệp mình.
Phần mềm quản lý bán hàng bePOS
Khi so sánh các phần mềm quản lý bán hàng, thì chắc chắn không thể bỏ qua bePOS. Phần mềm quản lý bán hàng bePOS hiện nay đã được phát triển đầy đủ trên các nền tảng máy tính, iOS, Android. Với đa dạng ứng dụng dịch vụ, bePOS được nhiều cửa hàng kinh doanh tin dùng và lựa chọn.
Ưu điểm của phần mềm:
- Giao diện dễ sử dụng, có khả năng tương thích di động và nhiều thiết bị khác.
- Có gói sử dụng miễn phí không giới hạn.
- Phát triển phần mềm quản lý đa dạng ngành nghề dịch vụ: F&B, Spa, bán lẻ.
- Giá phần mềm quản lý bán hàng bePOS khá hợp lý, chi phí quản lý tiết kiệm hơn 50% và tăng 30% doanh thu.
- Kiểm soát được dòng tiền và quản lý kho hàng chặt chẽ.
- Kết hợp hệ thống chăm sóc khách hàng.
- Quản lý lịch hẹn, order, có hệ thống thanh toán hiện đại.
- Liên kết với các thiết bị điện tử cầm tay như: điện thoại thông minh, iPad, máy tính xách tay,…
- Sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi, giúp doanh nghiệp triển khai công nghệ mới một cách trơn tru.
Mức giá của phần mềm quản lý bán hàng bePOS:
Bảng giá phần mềm quản lý bán hàng bePOS gồm:
- Gói khởi nghiệp: Được sử dụng miễn phí trọn đời, bao gồm những tính năng cơ bản và cần thiết nhất, phù hợp cửa hàng nhỏ lẻ và startup mới thành lập.
- Gói tăng trưởng: 3,6 triệu đồng/năm, trung bình sẽ vào khoảng 300.000đ/tháng.
- Gói chuyên nghiệp: Bao gồm hết tất cả chức năng của 2 gói trên, với mức giá 7,2 triệu đồng/năm tương đương khoảng 600.000đ/tháng.
Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet
KiotViet đã xuất hiện trong rất nhiều bài review so sánh các phần mềm quản lý bán hàng. KiotViet đã xuất hiện tại Việt Nam trong một khoảng thời gian khá lâu và được nhiều người biết đến. KiotViet được nhiều người lựa chọn làm phần mềm bán hàng tạp hóa, nhờ sở hữu giao diện đơn giản.
Vậy bạn có nên dùng KiotViet không? Câu trả lời là tùy thuộc vào mô hình và đặc thù kinh doanh của bạn. Bởi lẽ, nhược điểm của ứng dụng quản lý bán hàng này là chỉ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, bán hàng trực tiếp chứ chưa tích hợp với kinh doanh online.
Đánh giá ưu điểm:
- Giao diện dễ dàng thao tác đối với người mới.
- Có khả năng phân quyền cũng như vai trò với từng tài khoản.
- Hàng hóa được phân biệt theo mã.
- Quản lý kho hàng, theo dõi số lượng hàng tồn.
- Đồng bộ dữ liệu trên toàn bộ các thiết bị có liên kết.
Đánh giá nhược điểm:
- Không thích hợp dùng cho các doanh nghiệp lớn.
- Tính năng bán hàng online chưa được tối ưu khi so sánh các phần mềm quản lý bán hàng khác.
- Không tách biệt giữa kênh bán hàng online và offline, gây khó khăn trong việc quản lý dữ liệu ở các kênh.
Mức giá sử dụng:
KiotViet có những mức giá dành cho người dùng như sau:
- Gói hỗ trợ có giá 200,000đ/tháng/cửa hàng/3 người dùng.
- Gói kinh doanh chuyên nghiệp không giới hạn người sử dụng có giá 270.000đ/tháng/cửa hàng.
- Gói cao cấp cho mô hình kinh doanh chuyên nghiệp, nhiều kênh bán hàng là 370.000đ/tháng/cửa hàng.
Phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS
Một thương hiệu phải có khi so sánh các phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay là Sapo. Sapo POS là một phần mềm quản lý bán hàng khá phổ biến, có thể áp dụng với đa kênh và thực hiện quản lý bán hàng cả online và offline.
Ưu điểm ứng dụng:
- Khi so sánh KiotViet và Sapo, thì Sapo có khả năng bán hàng đa kênh tốt hơn, đồng bộ hóa các đơn hàng từ nhiều nền tảng khác nhau về chung một ứng dụng.
- Giao diện bán hàng offline và online được tách biệt, điều này giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra được lượng hàng tồn.
- Hình thức thanh toán đa dạng, từ COD, quẹt thẻ, QR code, cho đến chuyển khoản.
Nhược điểm của ứng dụng:
- Giao diện đẹp nhưng chứa nhiều thư mục không cần thiết nên gây ra sự rối mắt, khó thao tác.
- Quyền hạn dành cho nhân viên còn hạn chế và chỉ dừng ở vai trò, khu vực chi nhánh.
Mức giá sử dụng:
Sapo POS có chi phí khá hợp lý khi so sánh các phần mềm quản lý bán hàng khác, cụ thể:
- Gói sử dụng cho các cửa hàng nhỏ, mới bắt đầu kinh doanh là 249.000đ/tháng, nếu mua từ 2 năm giảm còn 170,000đ/tháng.
- Gói Pro dành cho kinh doanh đa kênh là 399,000đ/tháng, nếu mua từ 2 năm giảm còn 249.000đ/tháng.
- Gói Omnichannel bán hàng đa kênh toàn diện là 599.000đ/tháng.
Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn
Cái tên tiếp theo trong danh sách so sánh phần mềm POS là Nhanh.vn. Nhanh.vn ra mắt vào năm 2011, được các nhà kinh doanh đánh giá là một phần mềm quản lý bán hàng khá hiệu quả. Ngoài cung cấp ứng dụng quản lý, Nhanh.vn còn phát triển những hạng mục liên quan đến quản lý Fanpage, xây dựng website,…
Ưu điểm của ứng dụng:
- Có nhiều tính năng tích hợp từ bán hàng trực tiếp đến bán hàng online, TMĐT.
- Dễ dàng xem được lượng hàng tồn kho.
- Có tính năng xuất báo cáo cho người xem.
Nhược điểm của ứng dụng:
- Giá sử dụng tương đối cao khi so sánh các phần mềm quản lý bán hàng khác.
- Giao diện phù hợp hơn với những người đã thành thạo sử dụng công nghệ.
Mức giá của Nhanh.vn:
Nhanh.vn hiện nay có 3 gói cho phần mềm quản lý bán hàng
- Gói Basic là 250.000đ/tháng.
- Gói Pro là 350.000đ/tháng.
- Gói Omnichannel đa kênh là 550.000đ/tháng.
Phần mềm quản lý bán hàng LOOP Smart POS
Là một trong những phần mềm quản lý bán hàng được yêu thích hiện nay, LOOP Smart POS tích hợp nhiều tính năng như thanh toán, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, Wifi Marketing,… Tất cả các hoạt động của ứng dụng đều được tích hợp trên một nền tảng chung.
Ưu điểm của ứng dụng:
- Giao diện thân thiện và đẹp mắt.
- Thao tác trên ứng dụng dễ dàng và có thể làm quen nhanh chóng cho người mới.
- Tích hợp nhiều tính năng khác nhau trong cùng một nền tảng số.
- Đội ngũ hướng dẫn sử dụng chuyên nghiệp và hỗ trợ online trong thời gian sử dụng.
- Cho phép khách hàng khởi tạo và có bản dùng thử miễn phí.
Nhược điểm của ứng dụng:
- Phần mềm hiện chưa được phát triển trên hệ điều hành iOS.
- Mới chỉ tập trung vào ngành F&B nên chưa tích hợp nhiều tính năng dành cho các lĩnh vực khác.
Mức giá của LOOP Smart:
Mức giá của LOOP Smart hiện tại trên website có 3 gói đó là:
- Gói miễn phí dành cho các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ và được sử dụng cho 100 thành viên.
- Gói nâng cấp có giá 199.000 VNĐ/tháng, không giới hạn tài khoản thành viên và được hỗ trợ 24/7.
- Gói cao cấp để biết giá cần phải liên hệ với bên cung cấp để được tư vấn.
Phần mềm quản lý bán hàng Salekit.com
Cái tên được nhiều người quan tâm khi so sánh các phần mềm quản lý bán hàng là SaleKit. Đây là một trong những App quản lý bán hàng đa kênh đang được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn.
Ưu điểm của ứng dụng:
- Phù hợp với ngành F&B.
- Giao diện trực quan, dễ sử dụng với người mới.
- Có khả năng liên kết với các thiết bị khác nhanh chóng.
- Có thể đáp ứng cả quy mô chuỗi cửa hàng.
Nhược điểm của ứng dụng:
- Gói miễn phí chưa nhiều tính năng tiện ích cho người dùng khi so sánh các phần mềm quản lý bán hàng khác.
- Việc lưu trữ dữ liệu còn xảy ra sai sót, nhầm lẫn.
- Phần mềm không phù hợp với máy tính cấu hình yếu.
Mức giá sử dụng:
Salekit.com có mức giá với các gói như trong hình dưới đây:
- Gói miễn phí cho 1 nhân viên, cửa hàng 500 khách hàng.
- Gói Pro 6.990.000đ/năm, dành cho cửa hàng có 5000 khách hàng.
- Gói Business 999.000.000đ/năm, dành cho 10 nhân viên và 5,000 khách hàng.
Phần mềm quản lý bán hàng Suno
Suno cũng là cái tên được nhiều người nhắc đến khi so sánh các phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm được đánh giá là có nhiều tính năng cơ bản, dễ sử dụng, phù hợp doanh nghiệp SME.
Ưu điểm của phần mềm:
- Sở hữu giao diện đơn giản, dễ sử dụng, thân thiện người dùng.
- Có khả năng tích hợp trên cả điện thoại di động và website, hỗ trợ quản lý mọi lúc mọi nơi.
Nhược điểm của phần mềm:
- Tính năng chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tối ưu.
- Chưa tích hợp nhiều phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay như cổng thanh toán, ví điện tử.
Mức giá sử dụng:
- Cho phép trải nghiệm miễn phí dùng thử trong 7 ngày.
- Gói chuyên nghiệp phổ biến là 220,000đ/tháng, thêm một chi nhánh là 180,000đ/tháng.
Phần mềm quản lý bán hàng Gosell
Sản phẩm tiếp theo bạn nên tham khảo khi so sánh các phần mềm quản lý bán hàng là Gosell. Đây cũng là một trong những sản phẩm lâu đời trên thị trường, được nhiều doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, lĩnh vực lựa chọn để áp dụng.
Ưu điểm của phần mềm:
- Khả năng tích hợp bán hàng đa kênh hiện đại, từ website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, cho đến Zalo.
- Có khả năng tùy biến, linh hoạt phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh và lĩnh vực doanh nghiệp.
- Cho phép kết nối và sử dụng trên nhiều thiết bị, có thể truy cập ở bất cứ nơi đâu.
Nhược điểm của phần mềm:
- Chính sách bảo hành của Gosell chưa tạo sự thuận tiện cho người dùng.
- Mức giá khá cao khi so sánh với các phần mềm quản lý bán hàng khác, phù hợp với doanh nghiệp đã có doanh thu ổn định.
Mức giá sử dụng:
- Gói Startup hỗ trợ kinh doanh online là 1.806.666đ/tháng.
- Gói Professional Plus mở rộng online lẫn offline là 2.190.000đ/tháng.
- Gói OAO chuyển đổi số doanh nghiệp là 2.700.000đ/tháng.
- Gói Enterprise chuyển đổi số toàn diện là 3.190.000đ/tháng.
- Gói Gosell Plus tăng trưởng doanh thu tuyệt đối là 4.056.666đ/tháng.
Phần mềm quản lý bán hàng POS365
POS365 là một trong những cái tên không thể bỏ qua khi review phần mềm quản lý bán hàng. POS365 được nhiều người lựa chọn nhờ sở hữu giao diện Thuần Việt, dễ sử dụng, gồm nhiều tính năng mạnh mẽ hỗ trợ chủ kinh doanh quản lý công việc từ A đến Z.
Phần mềm này cùng KiotViet đều được sử dụng nhiều tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Nhưng khi so sánh POS365 và KiotViet, thì giá POS365 có phần “mềm” hơn, được mua dài hạn theo năm.
Đánh giá ưu điểm:
- Giao diện thân thiện dễ sử dụng, được thiết kế phù hợp cho người dùng Việt Nam mọi trình độ.
- Có thể hoạt động trơn tru ngay cả khi mất kết nối mạng.
- Giúp chủ kinh doanh bao quát mọi hoạt động quản lý, tích hợp nhiều hình thức thanh toán như mã QR code, ví điện tử, thẻ ngân hàng,…
Đánh giá nhược điểm:
- POS365 không được tối ưu hóa cho hoạt động kinh doanh online công nghệ mới.
- Chưa có khả năng liên kết với các sàn thương mại điện tử bán hàng online.
Giá thành dịch vụ:
- Đối với gói sử dụng 1 năm có giá 2.145.000 vnđ.
- Khi mua gói sử dụng 2 năm sẽ được miễn phí 1 năm sử dụng, gói này có giá 4.290.000 vnđ.
- Đối với gói sử dụng trọn đời, chỉ cần mua 1 lần dùng vĩnh viễn, có giá 8.580.000 vnđ.
Phần mềm quản lý bán hàng TrustSales
Cuối cùng trong danh sách so sánh các phần mềm quản lý bán hàng là TrustSales. TrustSales là phần mềm quản lý bán hàng được phát triển bởi công ty TNHH Công nghệ CUBE. Phần mềm mang đến cho các chủ kinh doanh một quy trình bán hàng khoa học và logic, từ đó tăng doanh thu nhanh chóng.
Đánh giá ưu điểm:
- Giao diện thân thiện, linh hoạt, dễ triển khai tại cơ sở kinh doanh.
- Hỗ trợ cả bán bán hàng online và offline giúp bạn tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.
- Liên kết với nhiều đơn đơn vị vận chuyển như Viettel Post, GHN, GHTK, J&T Express,…
Đánh giá nhược điểm:
- Quá nhiều gói sử dụng, có thể khiến khách hàng cảm thấy rối khi đưa ra quyết định.
- Hiện nay chưa được nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng.
Giá thành dịch vụ:
- Gói Standard: 200.000 đ/tháng 05 page Facebook.
- Gói Pro: 440.000 đ/tháng 10 page Facebook.
- Gói Business: 880.000 đ/tháng 30 page Facebook.
- Gói Premium: 1.650.000 đ/tháng đầy đủ các tính năng.
- Gói Professional: 3.850.000 đ/tháng.
- Gói Enterprise: 6.050.000 đ/tháng.
>> Xem thêm: Tổng hợp những phần mềm bán hàng offline đáng sử dụng nhất hiện nay
Trên đây, bePOS đã giúp bạn so sánh các phần mềm quản lý bán hàng được nhiều doanh nghiệp tin dùng nhất hiện nay. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có thể lựa chọn cho mình một phần mềm phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đừng ngại liên hệ ngay đến hotline 0247 7716 889 hoặc điền vào form dưới đây để được hỗ trợ nhé!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]
FAQ
Phần mềm quản lý bán hàng là gì?
Phần mềm quản lý bán hàng là hệ thống được thiết lập gồm các công cụ với những chức năng và nghiệp vụ của nhiều phòng ban như: thu ngân, nhân viên, quản lý, khách hàng. Tính linh hoạt trên thiết bị điện tử giúp bạn dễ dàng theo dõi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cửa hàng của mình.
Vì sao nên sử dụng các phần mềm bán hàng?
Những lý do nên sử dụng các phần mềm bán hàng trong kinh doanh như sau:
- Tạo cho người mua có cảm giác chuyên nghiệp, hiện đại.
- Độ chính xác cao trong việc kiểm kê và xuất nhập kho.
- Giảm chi phí thuê nhân công kiểm kho và đối soát kho.
- Có thêm nhiều tính năng về chăm sóc khách hàng, Marketing,…
- Hỗ trợ báo cáo thống kê chi tiết.
So sánh Sapo và KiotViet, hai phần mềm này khác nhau thế nào?
Sapo và KiotViet là hai phần mềm quản lý bán hàng khá phổ biến hiện nay, thường được các chủ kinh doanh đặt lên bàn cân để lựa chọn. Giao diện của KiotViet được cho là dễ sử dụng hơn Sapo, giá “mềm hơn so với Sapo.
Tuy nhiên khi so sánh KiotViet và Sapo, thì Sapo tích hợp tính năng quản lý vận chuyển và quản lý kho hiện đại hơn, cho phép dùng 2 màn hình bán hàng là tại quầy và màn hình chat Facebook.
Follow bePOS: