Trang chủBlogs Tài chínhThực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam hiện nay

Thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam hiện nay

Cập nhật lần cuối: Tháng Năm 05, 2023
Avatar
Chu Hanh
785 Đã xem

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thanh toán điện tử dần được nhiều người đưa vào sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Trong nội dung dưới đây, bePOS sẽ tìm hiểu thực tiễn thanh toán điện tử tại Việt Nam, giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc nhất về xu hướng mới này.  

Thanh toán điện tử là gì? 

Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán trực tuyến, được thực hiện thông qua các tài khoản trên môi trường Internet chỉ với vài thao tác đơn giản. Người dùng có thể chuyển/nhận tiền, nạp/rút tiền, thanh toán hóa đơn Online và Offline, mua thẻ điện thoại, mua vé xem phim, vé tàu, đặt phòng khách sạn, mà không cần mang theo tiền mặt.  

Thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển của các loại hình như sau:

  • Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ: Đây là thẻ do ngân hàng phát hành, hoặc liên kết phát hành. Người dùng có thẻ quẹt thẻ để thanh toán Offline, hoặc nhập mã số thẻ để thanh toán Online,… Các loại thẻ được phân chia thành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, thẻ nội địa và thẻ quốc tế.
  • Cổng thanh toán: Cổng thanh toán là bên trung gian thực hiện hoạt động thanh toán giữa bên mua và bên bán, thông qua tài khoản ngân hàng của người dùng.
  • Ví điện tử: Ví điện tử được coi như một tài khoản trực tuyến dùng để thanh toán. Để sử dụng, bạn cần liên kết với tài khoản ngân hàng có sẵn, hoặc có thể nạp tiền thông qua các phương pháp khác. Một số ví điện tử phổ biến nhất hiện nay là MoMo, ZaloPay, VNPay, ShopeePay, Moca, Payoo,…
  • Dịch vụ ngân hàng số: Ngân hàng số, hay Internet Banking, là dịch vụ do ngân hàng cung cấp, giúp người dùng chuyển khoản, thanh toán Online và Offline.
  • Quét mã QR: QR Code là một đoạn mã, mà bên mua hoặc bên bán dùng Camera quét để hoàn tất thanh toán. Hiện nay, hầu hết ví điện tử, cổng thanh toán, ngân hàng số đều tích hợp QR Code trong bộ tiện ích của mình. 
xu-huong-thanh-toan-dien-tu-dang-duoc-quan-tam
Xu hướng thanh toán điện tử đang được nhiều người quan tâm

>> Xem thêm: Ví điện tử là gì? Tìm hiểu thông tin ví điện tử từ A-Z cho người mới

Thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam 

Thanh toán điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời là xu thế tất yếu của nền kinh tế thương mại toàn cầu trong thời kỳ 4.0. Bản chất của phương thức này là hạn chế tiền mặt trong giao dịch hàng hóa, dịch vụ, giúp giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu, mở rộng giới hạn kinh doanh về mặt địa lý và rút ngắn quá trình mua bán. 

Kể từ khi phát hành thẻ ngân hàng đầu tiên vào năm 1996, xu hướng sử dụng thẻ tại Việt Nam vẫn phát triển đều, đặc biệt từ cuối năm 2010. Tính đến giữa năm 2022, theo thống kê của Chi Hội thẻ Việt Nam, con số này đã đạt mức 128,5 triệu, tăng 7% so với năm 2021 và tăng 49% so với năm 2018. Trong đó, số lượng thẻ nội địa lưu hành là 99,8 triệu, với tỷ lệ phần trăm lớn là thẻ ghi nợ. 

the-ngan-hang-la-vat-dung-khong-the-thieu-thoi-hien-dai
Thẻ ngân hàng là vật dụng không thể thiếu trong thời hiện đại

Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam có dân số trẻ, hoạt động thương mại điện tử phát triển với những cái tên lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… Chính điều này đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ nói trên. Có thể nói, thẻ ngân hàng giờ đây là món đồ không thể thiếu của mỗi người, hỗ trợ mọi hoạt động thanh toán trong sinh hoạt hàng ngày.

Nếu như thẻ ngân hàng là phương thức có từ lâu, thì ví điện tử là công nghệ mới, có sự phát triển vô cùng nhanh chóng và đang rất phổ biến. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến năm 2022, Việt Nam có khoảng 43 loại ví điện tử và tổ chức thanh toán trung gian, tăng gấp 7 lần so với năm 2015.

Chỉ tính riêng ví điện tử MoMo, số lượng người dùng đã đạt đến con số 34 triệu, tăng 10% so với năm 2020. Bên cạnh những cái tên như MoMo, VNPay, ShopeePay (AirPay cũ), ZaloPay,… nhiều công ty Fintech khác cũng gia nhập cuộc đua thanh toán điện tử tại Việt Nam, trong đó có cả những tập đoàn lớn với hệ sinh thái đa dạng như VinID của VinGroup, SenPay của FPT,… 

momo-vi-dien-tu-co-nguoi-dung-nhieu-nhat-viet-nam
MoMo là ví điện tử có số người dùng nhiều nhất Việt Nam

>> Xem thêm: Ví MoMo là gì? Tất tần tần thông tin về MoMo cho người mới sử dụng

Một yếu tố khác thúc đẩy sự phát triển của thanh toán điện tử là đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan mạnh mẽ, người dân dần ưu tiên lựa chọn các phương thức thanh toán hạn chế tiếp xúc như Internet Banking, ví điện tử, quét mã QR,… Theo số liệu của Visa, khoảng 57% người dùng có tới ba ứng dụng thanh toán điện tử trên thiết bị di động, 55% người dùng yêu thích những ứng dụng có thể thực hiện mọi giao dịch. 

Xu hướng phát triển của thanh toán điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới

Sự phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam là điều dễ thấy và chắc chắn sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Chuyên trang về Fintech – PayNXT 360 đã đưa ra những dự đoán rất khả quan, cụ thể là ngành thanh toán di động Việt Nam dự kiến ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép là 22,28% và đạt hơn 27 tỷ USD vào năm 2025. 

thi-truong-thanh-toan-dien-tu-tai-viet-nam-con-phat-trien
Thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển

Ngoài ra, thanh toán điện tử là lĩnh vực khá mới tại đây nên còn rất nhiều dư địa để phát triển. Theo Statista, năm 2025, khoảng 70,9 triệu người sẽ sử dụng phương thức thanh toán này. Trong đó, số lượng người thanh toán qua POS cũng sẽ tăng đến trên 34 triệu. 

Một thuận lợi khác giúp thanh toán điện tử ở Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng là sự thay đổi về cơ cấu dân số. Theo đó, tính đến năm 2025, người dân Việt Nam có độ tuổi trung bình khá trẻ, rơi vào khoảng 33 đến 35 tuổi, trong đó tỷ lệ cư dân đô thị chiếm 39,1%. Đây cũng là nhóm đối tượng có nhiều hoạt động năng nổ nhất trong lĩnh vực Fintech.

nguoi-tre-phat-trien-thanh-toan-dien-tu-tai-viet-nam
Người trẻ là động lực phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam

Theo đà phát triển này, phương thức thanh toán chủ yếu tại Việt Nam trong tương lai sẽ là thanh toán điện tử, thông qua các ứng dụng di động như dịch vụ Internet Banking, ví MoMo, ViettelPay, ShopeePay, ZaloPay, Moca,… Nhà nước cũng cho thấy những nỗ lực nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử tại Việt Nam, thông qua các kế hoạch tổng thể, với mục tiêu là xây dựng xã hội không sử dụng tiền mặt.

Thanh toán điện tử tại Việt Nam là xu thế mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Mới đây, bePOS đã hợp tác với ví MoMo, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc số hóa hoạt động thanh toán. Cụ thể, khách hàng của bePOS sẽ được tích hợp MoMo trong phần mềm quản lý bán hàng, từ đó có thể tiếp cận với hệ sinh thái 34 triệu người dùng của ví điện tử này. 

bepos-hop-tac-momo
bePOS hợp tác MoMo triển khai thanh toán điện tử cho doanh nghiệp

Với ví điện tử, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng tiềm năng hơn nữa, hoàn thiện bộ tiện ích, nâng cao trải nghiệm tiêu dùng cho khách hàng và xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp. 

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Bài viết trên đây đã tóm tắt thực tiễn thanh toán điện tử tại Việt Nam và tiềm năng phát triển trong thời gian tiếp theo. Các doanh nghiệp, bất kể quy mô lớn nhỏ, đều cần cởi mở để tiếp cận với những công nghệ mới, nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và không bị lạc hậu so với thời đại. 

FAQ

Cổng thanh toán và ví điện tử có phải là một không?

Nhiều người vẫn nhầm lẫn hai khái niệm này, nhưng thực chất chúng có điểm khác nhau. Theo đó, cổng thanh toán là bên trung gian, giúp bên mua và bên bán thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, ví điện tử là một tài khoản Online, nhận nạp tiền từ tài khoản ngân hàng liên kết để thực hiện thanh toán. 

Điểm khác biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là gì? 

Thẻ ghi nợ là thẻ trả trước, mua sau, tức là bạn chỉ được thanh toán trong phạm vi số dư hiện có trong thẻ. Ngược lại, thẻ tín dụng là thẻ mua trước, trả sau, giúp khách hàng thanh toán ngay cả khi tài khoản không đủ tiền và phần vượt quá số dư sẽ được coi như một khoản vay.