Trang chủBlogs Tài chínhThị trường OTC là gì? Kiến thức từ A-Z về thị trường OTC

Thị trường OTC là gì? Kiến thức từ A-Z về thị trường OTC

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2024
Thu Hằng
1092 Đã xem

Nhiều nhà đầu tư mới bước vào thị trường chứng khoán thường có những mối quan tâm về OTC là gì, mua cổ phiếu OTC như thế nào?…Đặc biệt là thị trường OTC tại Việt Nam có hợp pháp hay không? Tất cả những kiến thức về OTC từ cơ bản đến nâng cao sẽ được bePOS giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thị trường OTC là gì?

Thị trường OTC ( là từ viết tắt của Over the Country Market), là thị trường mua – bán chứng khoán không dựa trên các sàn giao dịch tập trung HNX hay HOSE. Dựa trên sự thỏa thuận giá cả, số lượng của bên mua – bên bán là cách mà thị trường OTC hoạt động. Bên mua và bên bán gặp nhau nhờ vào các thiết bị có thể kết nối internet và thiết bị đầu cuối có gắn kết với nhau thông qua các nền tảng trung gian do những công ty chứng khoán cùng nhau như duy trì như diễn đàn,website.

thi-truong-otc-la-gi
Thị trường OTC là gì?

Thị trường OTC ngày nay hoạt động rất nhộn nhịp mặc dù chưa có không gian giao dịch hay văn phòng riêng của các sàn giao dịch. Người ta tham gia vào thị trường chứng khoán OTC do nó có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng đồng nghĩa với đó là sự rủi ro cho các nhà đầu tư.

Ưu điểm và nhược điểm của sàn giao dịch OTC

Ưu điểm

Nếu như trong thị trường chứng khoán thì sàn giao dịch chỉ tập trung vào thứ 2 đến thứ 6 (tức là hoạt động tập trung vào các ngày trong tuần còn cuối tuần thì thị trường nghỉ). Tuy nhiên thì sàn giao dịch OTC thì khác, cuối tuần chính là thời gian hoạt động sôi nổi nhất. Bên cạnh đó, trong khi các sàn chứng khoán tập trung chỉ cho phép người đầu tư mua cổ phiếu của các công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán rồi thì thị trường OTC làm được cả hai.

Việc mua bán tại OTC được diễn ra nhanh chóng bởi quy trình mua bán đơn giản, tự thoả thuận giá giữa người mua và bán thông qua vài thao tác và tiền lập tức được chuyển vào tài khoản của người bán.

Sàn OTC là gì
Sàn OTC là gì?

Nhược điểm

Mặc dù không cần đến sàn giao dịch chứng khoán hay trung tâm lưu ký chứng khoán tuy nhiên thị trường OTC vẫn cần có bên trung gian để tiến hành giao dịch. Bên trung gian thường sẽ là người tạo ra “sân chơi” OTC cho các nhà đầu tư, họ thu phí dựa vào mỗi giao dịch thực hiện thành công. Mức phí của bên trung gian sẽ cao hơn so với thị trường chứng khoán trên các sàn chứng khoán tập trung.

Giá của thị trường OTC dựa trên sức mua và bán nội bộ của sàn OTC, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường thực tế. Do đó, luôn bị biến động liên tục do lượng người mua và người bán lúc đột biến, có những lúc chẳng có ai.

>> Xem thêm: GIẢI MÃ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN – NHỮNG CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN PHẢI BIẾT

Lý do nhà đầu tư thích giao dịch trên sàn OTC là gì?

Sàn giao dịch OTC mặc dù tồn tại một số hạn chế nhưng nó vẫn hoạt động liên tục và ngày càng phát triển. Ví dụ như có thể kể đến SanOTC.com, là một sàn giao dịch OTC phổ biến tại thị trường OTC Việt Nam. Tại đây có hơn 250.000 nhà đầu tư OTC hoạt động tích cực mỗi tháng trên nền tảng này.

Dưới đây là những lý do khiến sàn giao dịch OTC phát triển không chỉ tại Việt Nam mà còn cả trên thế giới:

Lợi nhuận cao

Người mua và người bán không chịu ảnh hưởng quá nhiều vào thị trường vì giá cả cả là tự thỏa thuận giữa hai bên nên họ có thể tự đưa ra mức kỳ vọng của mình. Đặc biệt là cổ phiếu của các ngân hàng, ví dụ như cổ phiếu của ngân hàng VPBank lúc lên sàn chỉ 15.000 đồng/cổ phiếu, nhưng sau khi đưa lên thị trường OTC  mức giá được đẩy lên 70.000 đồng/cổ phiếu.

Chưa kể, tại thị trường OTC cổ phiếu còn thực hiện các giao dịch các mã chưa lên sàn, nên giá trị phần lớn là do nhà đầu tư tự phân tích, dự đoán, còn về nhu cầu của thị trường thì chưa sát thực tế.

Nhiều lựa chọn và cơ hội hơn

Tại Việt Nam không có nhiều loại tài sản phái sinh ở thị trường OTC, nhưng ở nước ngoài thì các sản phẩm chứng khoán phái sinh, quyền chọn nhị phân, CFD, Forex được giao dịch với số lượng vô cùng lớn. Mặc dù ở nước ngoài nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể cách tạo tài khoản và giao dịch các sản phẩm phái sinh trên thị trường quốc tế. Vì vậy việc có nhiều loại tài sản để giao dịch sẽ giúp các nhà đầu tư OTC có thể đa dạng được danh mục sản phẩm đầu tư.

giao-dich-tren-otc-giup-nha-dau-tu-co-nhieu-co-hoi

Giao dịch trên sàn OTC giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội

Sự phát triển tiền kỹ thuật số

Tiền ảo đến thời điểm hiện tại không còn ảo nữa rồi, Thị trường cryptocurrency hiện nay lớn đến mức mà không thể sập được, tiền ảo giờ không chỉ đơn thuần là tiền ảo nữa, giá trị vốn hoá thị trường Bitcoin cũng đã đạt ngưỡng 1.000 tỷ USD (chưa bao gồm những crypto khác).

Từ đây để tăng số lượng các danh mục đầu tư hiệu quả, nhiều sản phẩm phụ trợ cho thị trường crypto đã ra đời. Và thị trường OTC cũng không phải ngoại lệ trong cuộc đầu tư này

Thị trường phái sinh Bitcoin đã bằng 1/3 thị trường Bitcoin truyền thống chỉ riêng năm 2020 và trong tương lai dự đoán sẽ còn phát triển hơn nữa. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng thị trường phái sinh của Bitcoin sẽ nhanh chóng vượt qua thị trường chính thống trong một vài năm tới.

Cho phép sử dụng đòn bẩy

Một trong những ưu điểm nổi bật của CFD đó chính là đòn bẩy, giúp nhà đầu tư có thể đặt cược nhiều hơn số tiền mình có.Tại thị trường tài chính truyền thống Việt Nam khi giao dịch không cho phép dùng đòn bẩy, chứng chỉ phổ biến ở thị trường nước ngoài. Có nguyên tắc trong việc sử dụng đòn bẩy rằng nó sẽ giúp tài sản của bạn gia tăng nhiều lần tuy nhiên cũng nhanh chóng “cháy” tài khoản nếu giá đi ngược vị thế giao dịch của bạn.

Ngày càng được bảo mật hơn

Quay lại thị trường OTC tại Việt Nam, trước đây trong sàn chứng khoán thì nếu như trước đây OTC được xem trọng trong thị trường chứng khoán thì hiện nay  nó đã trở thành “con cưng”. Do vậy mức độ bảo mật của sàn giao dịch OTC được đầu tư nhiều hơn và hoạt động mượt hơn. 

So sánh thị trường OTC Việt Nam và thị trường sở giao dịch

Thị trường OTC Việt Nam Thị trưởng Sở giao dịch
Chịu sự chi phối của Luật chứng khoán Việt Nam Chịu sự chi phối của Luật chứng khoán Việt Nam
Thông qua các nền tảng số Tập trung tại các sàn giao dịch
Người mua và bán tự thỏa thuận giá Giá được niêm yết trên sàn
Mức giá tham khảo trên thị trường từng sàn giao dịch Cùng một mức giá và cùng một thời điểm ở tất cả các sàn
Giao dịch có mức độ rủi ro cao Giao dịch có mức độ rủi ro thấp
Quản lý là Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc công ty phát hành cổ phiếu Do Sở giao dịch quản lý
Phương thức thanh toán đa dạng, nhanh chóng T + 2 (tiền) hoặc T + 3 (chứng khoán)

Những rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch OTC

Rủi ro từ chủ thể phát hành

So với thị trường chứng khoán tập trung thì OTC Market không được cập nhật thông tin một cách minh bạch và công khai. Có rất nhiều công ty phát hành cổ phiếu cố gắng che đậy thông tin tiêu cực về cổ phiếu của mình, đồng thời luôn đưa ra các mặt tốt nhất nhằm “qua mắt” nhà đầu tư. Điều này sẽ tạo rủi ro cho nhà đầu tư, tốt nhất bạn đừng nên vội đầu tư vào danh mục đó nếu như bạn không có nhiều thông tin về công ty.

Rủi ro từ thị trường

Tương tự như thị trường chứng khoán, OTC market ít nhiều cũng đều phải chịu ảnh hưởng của thị trường biến động. Phần lớn các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên sàn OTC không có kênh thông tin chính mà sẽ nghe ngóng, tự đánh giá, ít cập nhật thông tin so với các sàn chứng khoán tập trung.

Rủi ro về thanh khoản

Chính vì đặc điểm của sàn giao dịch OTC là tự thỏa thuận mua bán với nhau nên người bán phải tự tìm người mua hoặc người mua phải tự đi tìm người bán. Đa phần công việc giao dịch đều phải nhờ đến sự hỗ trợ của các sàn OTC trung gian. Và khi thị trường biến động giảm giá mạnh sẽ rất khó để bạn có thể tìm được người mua mã cổ phiếu đó.

Với những ai tham gia OTC market thông qua nhà môi giới thay vì sàn OTC sẽ giúp nhà đầu tư cắt lỗ chốt lời bất kỳ lúc nào bởi họ đầu tư thông qua biến động giá chứ không thật sự sở hữu.

rui-ro-khi-dau-tu-vao-thi-truong-otc

Rủi ro khi đầu tư vào thị trường OTC

Rủi ro lừa đảo

Tuy rằng hoạt động thị trường OTC Việt Nam là hợp pháp nhưng những quy định và hành lang pháp lý còn lỏng lẻo. Nhiều “công ty ma”hoặc công ty cố gắng khuếch đại con số trong báo cáo tài chính làm nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm sập bẫy. Đa số điều này có ở các công ty chưa niêm yết, chưa được thẩm định độc lập để có kết quả chính xác. Nhà đầu tư cần phải tự dùng năng lực thẩm định của bản thân để đánh giá các danh mục đầu tư như thế nào trên khi tham gia OTC.

Những sai lầm nên tránh khi tham gia chứng khoán OTC

Khối lượng giao dịch quá thấp ở danh mục đầu tư

Trường hợp này là khi bạn tham gia chứng khoán OTC thông qua sàn OTC chứ không phải qua môi giới OTC. Nếu bạn mua phải những OTC cổ phiếu có khối lượng giao dịch quá thấp thì dẫn đến tính thanh khoản không có, cộng thêm việc giá trị trên thị trường sẽ ít có khả năng tăng trưởng.

Vậy mua cổ phiếu OTC như thế nào? Để mua OTC cổ phiếu ở Việt Nam, bên bán và bên mua trực tiếp thương lượng. Sau đó đôi bên mới quyết định mua bán chứng khoán OTC. Mọi hoạt động đều thông qua sàn OTC trung gian. Và trong tương lai hình thức giao dịch này sẽ bị thay thế bởi xu hướng phát triển thị trường. Vậy mua cổ OTC như thế nào thì điều quan trọng chủ đầu tư cần tìm hiểu nhiều nguồn trước khi mua.

Thị trường có sự biến động mạnh

Khi thị trường biến động mạnh thì chưa phải thời điểm thích hợp để tham gia đầu tư trên sàn OTC. Tuy nhiên đây lại là cơ hội cho các nhà đầu tư giao dịch thông qua môi giới OTC. Biến động mạnh cũng có nghĩa là giá sẽ tăng giảm liên tục và chênh lệch khoảng giá cao. Và không có gì là là vì bản chất của nhà môi giới OTC là kiếm được tiền thông qua sự biến động giá.

sai-lam-khi-tham-gia-thi-truong-otc

Sai lầm khi tham gia thị trường OTC

>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH GIAO DỊCH FOREX CHO NGƯỜI CHƠI MỚI TỪ A-Z

Tập trung tất cả tài sản vào một danh mục

Bạn cần phân bổ nguồn vốn vào nhiều danh mục khác nhau không chỉ riêng thị trường OTC mà các thị trường đầu tư khác cũng như thế. Và cho dù bạn là nhà đầu tư mạo hiểm hay nhà đầu tư an toàn cũng phải phân bổ tài sản ở nhiều rổ thay vì dồn “tất cả trứng vào một rổ”duy nhất.

Top sàn giao dịch OTC nổi tiếng tại Việt Nam

SanOTC.com

Thành lập năm 2006, SanOTC.com hoạt động trong lĩnh vực cung cấp bán và mua cổ phiếu OTC thông qua website. Tính đến hiện tại thì SanOTC.com là sàn giao dịch OTC lớn nhất ở Việt Nam với hơn 250.000 nhà đầu tư hoạt động tích cực mỗi tháng, mỗi ngày có 2.000 user đăng ký tài khoản mới. SanOTC.com đã được Quỹ đầu tư IDG Vietnam Ventures đánh giá tiềm năng và chính thức rót vốn đầu tư năm 2007.

Vndirect.com.vn

Nhắc đến Vndirect chắc không ai là không biết đến sàn giao dịch này, nó đang nắm giữ vị trí top 2 sàn HNX và top 4 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam trên sàn HOSE.

Hiện Vndirect đang sở hữu khoảng 15.000 tỷ đồng. Riêng tại thị trường Việt Nam, sàn phục vụ 1 triệu khách hàng mỗi ngày. Không những phục vụ khách hàng thông qua trang website mà Vndirect còn cung cấp ứng dụng trên mobile giúp cho việc mua – bán cổ phiếu OTC dễ dàng, tiện lợi  hơn.

Vietstock.vn

Vietstock.vn là nơi các bạn có thể theo dõi thông tin được cập nhật liên tục và chuyên sâu về chứng khoán ở thị trường tập trung và phi tập trung. Các nhà đầu tư và các công cụ tài chính được tích hợp sẵn trên Vietstock giúp nhà đầu tư có nhiều kiến thức hơn trước khi tham gia đầu tư vào OTC.

vietstock-vn

Vietstock.vn

Bài viết trên đây đã phần nào cung cấp cho nhà đầu tư về sàn OTC là gì, mua cổ phiếu OTC như thế nào? Làm thế nào để tránh những rủi ro khi tham gia đầu tư OTC cổ phiếu…Hãy là nhà đầu tư thông minh và sáng suốt khi tham gia sàn OTC!

FAQ

Sàn OTC có gì khác và giống so với môi giới OTC?

  • Giống nhau:

Sàn OTC và nhà môi giới OTC giống nhau là đều phân phối các sản phẩm tài chính như các danh mục đầu tư, cổ phiếu, tiền ảo, nhà đầu tư. Giúp các nhà đầu tư dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư và bán chúng đi để kiếm lợi nhuận.

  • Khác nhau:

Sàn OTC là nơi bán các tài sản theo tỷ giá 1:1(có nghĩa là khi bạn mua tài sản đó thì bạn là người sở hữu chúng). Với nhà môi giới OTC thì sẽ hoạt động giống một sàn giao dịch CFD. Tại môi giới OTC , người mua không thực sự sở hữu nó mà chỉ thực hiện việc mua khống bán khống để kiếm lợi nhuận từ việc biến động tỷ giá trên thị trường.

Ví dụ:

Bạn mua 1 lượng Vàng (Gold) tính đến thời điểm hiện tại có giá  1.828 USD/lượng trên sàn OTC thì để sở hữu 1 lượng vàng, bạn phải trả 1.828 USD. Còn nếu bạn mua thông qua nhà môi giới OTC (IQ Option), bạn dùng đòn bẩy x100 thì nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 18,28 USD là có thể đầu tư được 1 lượng Vàng rồi.

Hay nói cách khác, sàn OTC có mục đích chính là sở hữu, còn nhà môi giới OTC chỉ giúp bạn đầu tư nhưng không sở hữu nó. Ở Việt Nam thì chủ yếu là sàn OTC chứ không lựa chọn nhà môi giới OTC.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/thi-truong-otc/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]