Trang chủBlogs Tài chínhTừ A-Z về tỷ số thanh toán nhanh: cách tính, ý nghĩa,…

Từ A-Z về tỷ số thanh toán nhanh: cách tính, ý nghĩa,…

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Thu Hằng
2081 Đã xem

Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện hoạt động theo dõi và phân tích tình hình tài chính hàng tháng, hàng quý hay theo từng kỳ. Hoạt động này giúp các nhà quản trị có thể nắm bắt tình hình thực tế của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp nhất. Và để đánh giá được tình hình tài chính, doanh nghiệp sẽ thực hiện đo lường thông qua các chỉ số khác nhau, trong đó có tỷ số thanh toán nhanh. Vậy tỷ số thanh toán nhanh là gì? Có nghĩa nghĩa như thế nào và cách tính ra sao? Hãy cùng bePOS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tỷ số thanh toán nhanh là gì?

Tỷ số thanh toán nhanh hay tỷ số thanh khoản nhanh (tên gọi tiếng Anh là Quick ratio) là một chỉ số tài chính chỉ khả năng thanh toán ngắn hạn, hay khả năng huy động tiền mặt để thanh toán các hóa đơn khi đến hạn thanh toán. Hiểu một cách đơn giản, việc tính toán tỷ số thanh toán nhanh nhằm giúp các nhà quản trị, nhà phân tích tài chính hiểu được rằng, tại thời điểm đó doanh nghiệp của họ đang có bao nhiêu đồng tiền và các khoản vay tiền tương đương, từ đó sắp xếp thanh toán nhanh những khoản nợ ngắn hạn.

Mỗi doanh nghiệp đều có những khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn sẽ phải ưu tiên giải quyết sớm. Vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng những tài sản có tính thanh khoản cao, tức là những tài sản có thể sử dụng ngay lập tức. Đối với tài sản không phải là tiền mặt, tính thanh khoản cao hay thấp dựa vào khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của chúng nhanh hay chậm.

ty-so-thanh-toan-nhanh-la-gi
Tỷ số thanh toán nhanh hay tỉ số thanh khoản nhanh là gì?

Tỷ số thanh toán nhanh có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?

Tỷ số thanh toán nhanh chỉ ra rằng liệu doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng nguồn tài sản ngắn hạn của mình, mà không phải bán đi thêm hàng tồn kho hay không. 

Tỷ số thanh toán nhanh sẽ phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành trong một số trường hợp cụ thể. 

Chẳng hạn, một doanh nghiệp nếu dự trữ quá nhiều hàng tồn kho thì sẽ có hệ số thanh toán nhanh hiện hành cao hơn. Bởi hàng tồn kho là tài sản khó có thể hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém chất lượng và lỗi thời. Chính vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không thể phản ánh hết và chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần loại trừ ảnh hưởng của hàng tồn kho, khi đó tỷ số thanh toán nhanh sẽ được sử dụng đến.

ty-so-thanh-toan-nhanh-co-y-nghia-nhu-nao-voi-doanh-nghiep
Tỷ số thanh toán nhanh có ý nghĩa như nào với doanh nghiệp

Nếu tỷ số thanh toán nhanh < 1 tức là khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các nguồn tài sản ngắn hạn khi không tính đến hàng tồn kho, không đủ để thanh toán cho những khoản nợ ngắn hạn hiện tại. Doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét đến khả năng có thể phải đem bán hàng hoá tồn kho để có tiền trả nợ cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.

Nếu tỷ số thanh toán nhanh gần sát về 0 và tỷ số thanh toán hiện hành cũng gần về 0 thì cho thấy doanh nghiệp đang gặp tình trạng cạn kiệt về mặt tài chính trong ngắn hạn. Lúc này doanh nghiệp không còn khả năng chi trả các khoản nợ, gây ảnh hưởng đến các hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Khả năng cao doanh nghiệp sẽ phải ngừng hoạt động, thậm chí là phá sản.

Nếu tỷ số thanh toán nhanh thấp hơn nhiều so với tỷ số thanh toán hiện hành chứng tỏ doanh nghiệp đang tập trung quá nhiều nguồn lực vào hàng tồn kho, mà không tập trung nắm giữ tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền để có thể linh hoạt trong việc thanh toán cho nhà cung cấp và các nguồn nợ ngắn hạn.

Nếu tỷ số thanh toán nhanh > 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn ổn định và ở trạng thái tốt. Doanh nghiệp không cần phải lo lắng về việc thanh lý hàng tồn kho để kịp thời thanh toán những khoản nợ khi đến hạn.

>> Xem thêm: Từ A-Z về hệ số thanh toán ngắn hạn trong doanh nghiệp

Cách tính tỷ số thanh toán nhanh và đơn giản

Cách tính tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) được tính theo công thức tính tỷ số thanh toán nhanh sau đây: 

Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho / Nợ ngắn hạn

Trong đó: 

  • Tài sản ngắn hạn bao gồm: Các khoản vốn bằng tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản bắt buộc phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
  • Nợ ngắn hạn: Chính là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong năm, gồm có vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản mục phải chi trả khác.
cach-tinh-ty-so-thanh-toan-nhanh
Công thức tính tỷ số thanh toán nhanh

Kết quả của tỷ số thanh toán nhanh sẽ cho thấy khả năng thanh toán thực sự ở hiện tại của doanh nghiệp. Việc tính toán tỷ số thanh toán nhanh sẽ phụ thuộc vào Bảng cân đối kế toán vào doanh nghiệp.

Ví dụ minh hoạ: 

Tại một công ty cổ phần XYZ có báo cáo những số liệu như sau:

Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần XYZ tính đến ngày 31/12/2021 

TÀI SẢN Năm 2021 Năm 2020
Tài sản ngắn hạn 49.000 43.600
1. Tiền và tài sản quy đổi tương đương tiền 2.200 2.000
2. Các nguồn đầu tư tài chính ngắn hạn 1.800 1.600
3. Các khoản phải thu 18.000 16.000
4. Hàng tồn kho 27.000 24.000
Tài sản dài  hạn 30.000 26.000
5. Tài sản cố định 30.000 26.000
Tổng tài sản 79.000 69.000
NGUỒN VỐN Năm 2021 Năm 2020
Nợ ngắn hạn 36.400 31.300
6. Các khoản nợ phải trả 14.000 12.000
7. Chi phí trả cho người lao động 1.700 1.300
8. Các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng 13.500 11.600
9. Khoản nợ dài hạn đến hạn trả 2.000 1.600
10. Các khoản nợ ngắn hạn khác 5.200 4.800
Nợ dài hạn 14.000 12.000
11. Nợ dài hạn 14.000 12.000
Vốn chủ sở hữu 28.600 26.300
12. Vốn cổ phần 28.600 26.300
Tổng nguồn vốn 79.000 69.600

(Đơn vị: đôla)

Áp dụng công thức tính tỷ số thanh toán nhanh ta có:

Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho/Nợ ngắn hạn = 49.000 – 27.000/36.400 = 0,6

Vậy tỷ số thanh toán nhanh của công ty cổ phần XYZ trong năm 2021 bằng 0,6 < 1. Kết quả này cho thấy tại thời điểm 31/12/2021, công ty cổ phần XYZ có 0,6 đô tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn không tính tới ảnh hưởng của hàng tồn kho.

>> Xem thêm: Tổng hợp các chỉ số tài chính quan trọng trong doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh là một chỉ số tài chính quan trọng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ số thanh toán nhanh phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây: 

  • Ngành hoạt động của doanh nghiệp: Khả năng thanh toán nhanh có thể biến đổi đáng kể giữa các ngành. Trong các ngành có dòng tiền ổn định và dự đoán, chỉ số thanh toán nhanh thấp hơn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong các ngành biến động hoặc theo mùa, tỷ lệ thanh toán nhanh cao hơn có thể giúp đối phó với sự thiếu hụt doanh thu.
  • Rủi ro: Sự sẵn sàng đối diện với rủi ro có thể ảnh hưởng đến quyết định về chỉ số thanh toán nhanh. Một số doanh nhân có thể chấp nhận mức tỷ lệ thấp hơn, trong khi người khác có thể muốn nắm giữ tỷ lệ cao hơn để tránh rủi ro.
  • Tăng trưởng: Công ty đang phát triển nhanh có thể cần tỷ lệ cao hơn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và mở rộng. Ngược lại, công ty ổn định hoặc đang giảm sút có thể hoạt động tốt với tỷ lệ thấp hơn do đã thiết lập mối quan hệ ổn định với các đối tác kinh doanh.
  • Điều kiện kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế không ổn định, bạn có thể muốn tăng tỷ lệ thanh toán nhanh để đối phó với những cú sốc khó lường. Ngược lại, trong thời gian tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ này có thể được điều chỉnh xuống.
  • Hàng tồn kho: Loại hàng tồn kho của bạn có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh. Nếu bạn có hàng tồn kho dễ dàng thanh lý mà không cần áp dụng chiết khấu lớn, tỷ số khả năng thanh toán nhanh hiện hành có thể là chỉ báo tốt hơn về tính thanh khoản.
  • Các khoản phải thu: Nếu các khoản phải thu của bạn khó thu, bạn có thể muốn tăng tỷ số thanh toán nhanh bằng cách có thêm tiền mặt dự phòng. Tuy nhiên, nếu bạn có các khoản phải thu có chu kỳ ngắn và dự đoán được, tỷ số này có thể giảm xuống.
  • Quá cao: Tuyệt đối tránh tỷ số thanh toán nhanh quá cao, vì điều này cho thấy một phần tiền của bạn không được sử dụng một cách hiệu quả. Điều này có thể gây thiệt hại cho lợi nhuận của công ty. Hãy xem xét giảm tỷ số khả năng thanh toán nhanh này xuống ít nhất là mức trung bình của ngành của bạn.

Để cải thiện tỷ số thanh toán nhanh của mình, các doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều biện pháp, bao gồm tối ưu hóa lợi nhuận ròng, quản lý tốt tiền mặt và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền, cắt giảm chi phí không cần thiết và trả nợ. Điều này có thể giúp tăng cường thanh khoản của công ty và cải thiện tình hình tài chính.

cac-yeu-to-anh-huong-toi-ty-so-thanh-toan-nhanh
Chỉ số thanh toán nhanh phụ thuộc vào yếu tố nào?

Tỷ số thanh toán nhanh bao nhiêu là tốt?

Hệ số thanh toán nhanh, được tính bằng công thức (Giá trị tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn, là một chỉ số quan trọng trong tài chính doanh nghiệp. Đây là một thước đo cho biết khả năng của doanh nghiệp để sử dụng tài sản lưu động để trả nợ ngắn hạn mà không cần phải dựa vào thu nhập từ hoạt động bán hàng.

Ở Việt Nam, tỷ số thanh toán nhanh này thường nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 được coi là bình thường. Khi hệ số này nhỏ hơn 0,5, điều này thường biểu hiện rằng doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn mà không cần phải dựa vào doanh thu từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Điều này có thể cho thấy một tình trạng tài chính không ổn định và cần phải được quản lý cẩn thận để tránh rủi ro tài chính.

ti-so-thanh-toan-nhanh-bao-nhieu-la-tot
Ty số thanh toán nhanh bao nhiêu là tốt?

Trên đây là những thông tin cơ bản để giái đáp câu hỏi tỷ số thanh toán nhanh là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách tính tỷ số này, từ đó áp dụng hiệu quả vào thực tế.

FAQ

Tỷ số thanh toán nhanh cao có tốt hay không?

Tỷ số thanh toán nhanh cao là một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. Nó cho biết tần suất mà doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ trong thời gian quy định. Tỷ số càng cao thì doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán nhanh chóng và đảm bảo tính ổn định tài chính. Tuy nhiên, việc có một tỷ số thanh toán nhanh cao không đảm bảo rằng doanh nghiệp đó hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận. Do đó, việc đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Tại sao cần phải đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?

Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể giúp ban lãnh đạo nắm bắt được tình trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp và đưa ra những điều chỉnh phù hợp, kịp thời, cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp đang ở tình trạng tài chính tốt: Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, khả năng trả nợ các khoản thanh toán ổn định, năng lực tài chính cao, từ đó doanh nghiệp đưa ra chiến lược mở rộng để phát triển hơn.
  • Đối với doanh nghiệp đang gặp tình trạng tài chính xấu: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang kém hiệu quả, các khoản nợ chưa thể đảm bảo có thể chi trả đúng hạn. Từ đó làm giảm uy tín doanh nghiệp và rất có thể doanh nghiệp sẽ rơi vào hoàn cảnh phá sản.
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/ty-so-thanh-toan-nhanh/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]