Vay thế chấp là hình thức vay vốn phổ biến nhất tại các ngân hàng hiện nay. Khách hàng vay thế chấp thường là những người có nhu cầu vay số tiền lớn để phục vụ các mục đích như kinh doanh sản xuất, sắm thiết bị máy móc nhà xưởng, mua nhà, mua đất,…. Vậy khái niệm vay thế chấp là gì? Để vay thế chấp tại ngân hàng cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục và quy trình vay thế chấp như thế nào? Cùng bePOS tìm hiểu tất cả các thông tin về vay thế chấp trong bài viết sau.
Vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp (Equity Loan) là hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo nhằm mục đích đảm bảo cho khoản vay của bạn với đơn vị cho vay. Tài sản đảm bảo đem vay thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của người vay. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đảm bảo của người đi vay sẽ được ngân hàng giữ lại làm hồ sơ trong suốt thời gian vay vốn.
Các tài sản phổ biến thường được sử dụng để làm tài sản đảm bảo đi vay thế chấp tại ngân hàng là: Quyền sử dụng đất, giấy tờ có giá, xe cộ, máy móc nhà xưởng, tài sản hình thành trong tương lai,….
Đặc điểm của vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp tại các ngân hàng có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Tài sản vẫn thuộc sở hữu của người vay: Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản thuộc về người vay làm bằng chứng, còn tài sản vẫn thuộc sở hữu của người đi vay.
- Đa dạng các loại tài sản đảm bảo: Các ngân hàng hiện nay chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo như như sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, máy móc, thiết bị có giá trị,…
- Thời gian cho vay linh hoạt: Ở hình thức thế chấp, thời gian vay có thể rất linh hoạt theo điều kiện khách hàng, tối đa lên đến 25 năm. Thời gian này thường dài hơn nhiều so với hình thức vay tín chấp (thường chỉ tối đa 5 năm).
- Lãi suất khá ưu đãi: Vay thế chấp có lãi suất thấp hơn so với hình thức vay tín chấp. Trung bình lãi suất vay tín chấp ở các ngân hàng có thể lên đến từ 9% đến hơn 10% một năm. Con số này giảm còn khoảng 7% với vay thế chấp.
- Hạn mức vay cao: Bạn có thể vay tối đa từ 70% đến 100% giá trị tài sản thế chấp. Hình thức này phù hợp với những khoản vay để đầu tư kinh doanh dài hạn, mua nhà đất, ô tô,….
Lợi ích khi vay thế chấp là gì?
Vay tín chấp mang lại nhiều lợi ích tài chính cho khách hàng như:
- Hạn mức vay vốn lớn: Tùy vào giá trị của tài sản đảm bảo mà bạn có thể vay tín chấp với hạn mức cao, lên tới hàng chục tỷ đồng. Trong khi với hình thức vay tín chấp, số tiền vay tối đa thường chỉ dưới 1 tỷ đồng. Số tiền vay lớn đáp ứng được nhu cầu cao như đầu tư kinh doanh, mua nhà, mua xe,…
- Giảm gánh nặng tài chính: Bạn không thể huy động một số tiền lớn ngay lập tức để kinh doanh đầu tư hay mua nhà đất. Nhờ có vay thế chấp, bạn có thể có một số tiền lớn, giảm gánh nặng tài chính.
- Thời gian trả vốn dài: Thời gian vay vốn có thể lên tới 25 năm, vì vậy bạn sẽ có thời gian lập kế hoạch trả nợ dần dần, không gấp rút.
- Đa dạng hình thức trả nợ: Lãi có thể trả theo tháng, quý, năm, tiền gốc trả dần hoặc 1 lần.
- Vẫn giữ quyền sở hữu tài sản: Ngân hàng chỉ giữ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đảm bảo để làm hồ sơ, bạn vẫn là chủ của tài sản.
Các hình thức vay thế chấp ngân hàng là gì?
Hiện nay tại các ngân hàng triển khai đa dạng các sản phẩm vay tín chấp nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng từ vay đầu tư kinh doanh tới mua sắm bất động sản, mua ô ô, tiêu dùng,… Dưới đây là một số hình thức vay tín chấp phổ biến.
Vay thế chấp kinh doanh
Vay kinh doanh là hình thức vay vốn dành cho các khách hàng là các cá nhân/doanh nghiệp muốn vay vốn để đầu tư phát triển công việc kinh doanh, ví dụ mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, bổ sung vốn kinh doanh lưu động,….
Đặc điểm của hình thức vay này đó là:
- Thường yêu cầu có Giấy phép đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp
- Có các chính sách ưu đãi cho các khách hàng như lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu
- Hạn mức vay cao từ 80 – 100% giá trị tài sản đảm bảo, lên tới 10 tỷ đồng
- Thời gian vay tối đa 25 năm.
Các điều kiện cho vay kinh doanh thế chấp của ngân hàng thường là các cá nhân/tổ chức phải chứng minh được thu nhập trong quá trình kinh doanh như sổ sách ghi chép, hóa đơn chứng từ với hộ kinh doanh, báo cáo tài chính với doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn phải có phương án sử dụng vốn khả quan để chứng minh với ngân hàng, tăng khả năng phê duyệt khoản vay.
Vay thế chấp mua bất động sản
Hình thức này dành cho các khách hàng có nhu cầu mua nhà đất, chung cư, căn hộ nhưng chưa có đủ nguồn tiền. Đặc điểm của hình thức này là:
- Ngân hàng hỗ trợ 100% nhu cầu vốn, tối đa 75% giá nhà
- Thời gian vay để mua nhà tối đa từ 25 – 35 năm tùy vào dự án và quy định của các ngân hàng.
Vay thế chấp mua ô tô
Vay thế chấp mua ô tô là hình thức vay có ở hầu hết các ngân hàng hiện nay. Bạn có thể áp dụng với cả mua xe cũ và xe mới với các mức lãi suất trung bình từ 7 – 10%/năm. Tùy vào ngân hàng sẽ quy định hạn mức và thời gian vay, thông thường là từ 6 – 7 năm. Thủ tục vay mua ô tô khá đơn giản, nhanh chóng hơn so với hình thức vay thế chấp kinh doanh hay mua bất động sản.
Vay thế chấp để tiêu dùng
Nhu cầu vay tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. Vay tiêu dùng với nhiều mục đích khác nhau như mua sắm, du học, du lịch, khám chữa bệnh,… Các ngân hàng có thể đáp ứng tối đa 100% nhu cầu vốn và số tiền lên tới hàng tỷ đồng cho khách hàng. Thời gian vay tiêu dùng thường tối đa khoảng 10 năm.
Điều kiện vay thế chấp là gì?
Điều kiện để vay thế chấp ngân hàng thông thường gồm:
- Khách hàng là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 18 – 60 tuổi
- Có khả năng trả nợ, chứng minh thu nhập bằng bảng lương, hợp đồng lao động
- Có tài sản đảm bảo phù hợp với nhu cầu vay
- Không có nợ xấu hay các tiền án tiền sự
Hồ sơ, thủ tục vay thế chấp ngân hàng
Hồ sơ vay vốn thế chấp ngân hàng gồm:
- Đề nghị vay thế chấp theo mẫu của từng ngân hàng
- CCCD/CMND/Hộ chiếu
- Hộ khẩu/Đăng ký tạm trú
- Giấy tờ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê ngân hàng, sao kê thu nhập, doanh thu từ kinh doanh, giấy phép kinh doanh,….
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đảm bảo: Chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu các tài sản khác, giấy tờ xe, các giấy tờ có giá,….
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản mới nhất
Quy trình vay thế chấp ngân hàng là gì?
Khách hàng có thể đăng ký vay thế chấp online hoặc offline. Với hình thức offline, khách hàng có thể gọi tới Hotline của ngân hàng để được tư vấn trực tiếp. Với hình thức online, khách hàng có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Khách hàng chọn sản phẩm vay tín chấp trên các website của Ngân hàng hoặc Mobile banking của ngân hàng
- Bước 2: Điền thông tin theo yêu cầu trên website của Ngân hàng
- Bước 3: Nhân viên ngân hàng sẽ gọi và xác minh khoản vay
- Bước 4: Nhân viên tư vấn và khách hàng hoàn thiện hồ sơ tới chi nhánh ngân hàng để yêu cầu vay vốn
- Bước 5: Nhân viên nhận hồ sơ, thẩm định
- Bước 6: Ngân hàng thông báo cho khách hàng về khoản vay có được phê duyệt không và giải ngân khoản vay.
Vay thế chấp ở đâu uy tín, lãi suất tốt?
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều triển khai các sản phẩm cho vay thế chấp phục vụ nhu cầu của khách hàng. Cùng tham khảo 5 ngân hàng cho vay thế chấp uy tín hàng đầu hiện nay.
Ngân hàng Vietcombank
Vietcombank là một trong những ngân hàng uy tín top đầu tại Việt Nam. Hiện Vietcombank đang triển khai các gói vay thế chấp như cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua bất động sản với lãi suất cạnh tranh.
- Cho vay mua ô tô: Thời gian vay tối đa 7 năm, hạn mức vay 70% giá trị xe nếu thế chấp bằng chính chiếc xe mua và 100% giá trị xe nếu thế chấp bằng tài sản đảm bảo khác.
- Cho vay mua bất động sản: Gồm các gói cho vay mua nhà dự án, vay xây sửa nhà đất với thời gian vay tối đa lên tới 20 năm và hạn mức lên tới 100% giá trị căn hộ, nhà đất.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: Đa dạng các gói vay gồm kinh doanh tài lộc, An tâm kinh doanh, Vay đầu tư cơ sở lưu trú, Vay đầu tư trang trại nuôi heo,… với hạn mức vay lên tới 5 tỷ đồng.
- Cho vay tiêu dùng: Cho vay cầm cố GTCG, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo hạn mức lên tới 1 tỷ đồng
Ngoài ra, hiện tại bePOS đang hợp tác với Vietcombank nhằm cung cấp tới các hộ kinh doanh/doanh nghiệp gói vay thế chấp Vietcombank phục vụ mục đích kinh doanh với hạn mức lớn lên tới 7 tỷ đồng.
Đặc điểm gói vay:
- Đối tượng: Các hộ kinh doanh/công ty ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
- Kinh doanh liên tục trong 12 tháng
- Hạn mức lên tới 70% giá trị tài sản đảm bảo, tối đa 7 tỷ đồng
- Lãi suất chỉ từ 9%/năm
- Kỳ hạn thanh toán: 12 tháng
- Phê duyệt nhanh chỉ trong 1 tuần.
Điều kiện vay:
- Khách hàng từ 18 tuổi trở lên
- Không có nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng nào
- Có tài sản đảm bảo gồm: BĐS, GTCG, sổ tiết kiệm, trái phiếu chính phủ,…
Ngân hàng Sacombank
Sacombank cũng là một ngân hàng Thương mại cổ phần uy tín, cung cấp đa dạng các gói vay thế chấp tới khách hàng.
- Vay thấu chi sản xuất kinh doanh: Đáp ứng nhu cầu chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán của hộ kinh doanh/doanh nghiệp
- Vay phố chợ, phố thương mại: Dành cho các tiểu thương kinh doanh khu vực chợ, hạn mức vay lên tới 70% giá trị bất động sản
- Vay nông nghiệp: Phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đầu tư đất đai với số tiền vay không giới hạn, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
- Vay sản xuất kinh doanh: Số tiền vay không giới hạn nhằm bổ sung vốn lưu động, mua sắm thiết bị máy móc, xây dựng nhà xưởng,…
Ngân hàng BIDV
Ngân hàng BIDV hiện cũng là một trong những ngân hàng có rất nhiều sản phẩm cho vay thế chấp đa dạng tùy vào nhu cầu và mục đích vay vốn của khách hàng gồm các sản phẩm:
- Vay nhu cầu nhà ở: Thời hạn vay tối đa lên tới 30 năm, mức cho vay tối đa 100% giá trị hợp đồng mua bán/chuyển nhượng đất
- Vay mua ô tô: Thời hạn cho vay tối đa 84 tháng, hạn mức 100% giá trị xe mua
- Vay du học: Thời hạn vay tối đa 10 năm, hạn mức cao lên tới 100% tổng chi phí du học
- Vay tiêu dùng: Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng, mức vay tối đa 100% giá trị TSĐB, tối đa 3 tỷ đồng/khách hàng
- Vay sản xuất kinh doanh: Vay tối đa 84 tháng đối với vay theo món, 12 tháng với vay theo hạn mức tín dụng/thấu chi, hạn mức vay lên tới 100% tổng nhu cầu vốn của dự án.
Ngân hàng VPBank
VPBank hiện là ngân hàng thương mại với số vốn lớn hàng đầu tại Việt Nam. Với tiềm lực nguồn vốn lớn, VPBank cung cấp các gói vay thế chấp cung cấp giải pháp tài chính cho khách hàng bao gồm:
Khách hàng cá nhân:
- Vay kinh doanh: Hạn mức lên tới 85% giá trị TSĐB, tối đa 10 tỷ đồng, thời gian vay tối đa 10 năm
- Vay mua nhà đất, căn hộ: Hỗ trợ vay 75% giá nhà, tối đa 20 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi 10%/năm, thời hạn vay 25 – 35 năm.
- Vay mua ô tô trả góp: Hạn mức vay lên tới 85% giá trị xe, vay tối đa 96 tháng với ô tô mới và 84 tháng với ô tô cũ
- Vay tiêu dùng: Hỗ trợ 100% nhu cầu vay vốn, tối đa 3 tỷ đồng, vay tối đa 10 năm
- Vay sửa chữa nhà: Hạn mức vay tối đa 3 tỷ đồng, thời gian vay tối đa 25 năm
Hộ kinh doanh
Gói vay thế chấp sạp chợ dành cho các hộ kinh doanh theo giá trị sạp chợ, tối đa 500 triệu đồng. Thời gian vay linh hoạt từ 12 – 60 tháng với lãi suất ưu đãi theo từng thời kỳ của VPBank.
Ngân hàng Vietinbank
Vietinbank là một trong những ngân hàng có đa dạng gói vay thế chấp nhất hiện nay trên thị trường. Vì vậy khách hàng không cần lo lắng khi có nhu cầu vay vốn. Các gói vay tại Vietinbank gồm:
Cho vay tiêu dùng
- Cho vay mua, sửa chữa nhà ở, nhận quyền sử dụng đất
- Cho vay mua nhà dự án
- Cho vay mua ô tô
- Cho vay du học
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, GTCG
Cho vay sản xuất kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh siêu nhỏ
- Sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ
- Cho vay phát triển nông nghiệp
- Cho vay kinh doanh tại chợ
- Cho vay nhà hàng, khách sạn
- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán,….
Cách tính lãi suất vay thế chấp là gì?
Hiện nay, các ngân hàng chủ yếu áp dụng phương thức trả góp với tiền lãi tính theo dư nợ giảm dần. Khách hàng sẽ trả một phần gốc cố định và lãi giảm dần theo thời gian. Gốc tính riêng và lãi dựa vào phần gốc còn lại.
Công thức để tính lãi suất vay vốn thế chấp ngân hàng:
- Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/số tháng vay
- Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng
- Tiền lãi các tháng tiếp = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay theo tháng
Lãi suất vay theo tháng = Lãi suất năm/12 tháng
Phân biệt hình thức vay tín chấp và vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp và tín chấp là hai hình thức vay phổ biến nhất tại các ngân hàng hiện nay. Dưới đây là một số tiêu chí để phân biệt vay thế chấp và vay tín chấp.
Tiêu chí | Vay thế chấp | Vay tín chấp |
Tài sản đảm bảo | Sổ đỏ, sổ hồng, xe cộ, máy móc thiết bị nhà xưởng, giấy tờ có giá,… | Không cần TSĐB |
Lãi suất | Thường có lãi suất ưu đãi hơn so với vay tín chấp. Lãi suất giảm dần theo dư nợ gốc. | Lãi thường cao hơn vay thế chấp bởi không có tài sản đảm bảo |
Hạn mức vay | Hạn mức vay cao, có thể lên tới 20 – 30 tỷ đồng, 70 – 100% giá trị TSĐB | Hạn mức vay thấp, trung bình từ 10 – 500 triệu đồng |
Thời hạn vay | Thời gian vay lâu năm, có thể lên tới 25 – 35 năm | Thời hạn vay ngắn, từ 12 – 60 tháng |
Thủ tục đăng ký, xét duyệt | Thủ tục phức tạp, cần nhiều hồ sơ giấy tờ nên thời gian phê duyệt lâu hơn | Thủ tục đơn giản, chỉ cần giấy tờ cá nhân và bảng lương, hợp đồng lao động, sao kê ngân hàng. |
>> Tìm hiểu thêm: Phân biệt hình thức vay thế chấp và vay tín chấp
Trên đây là thông tin về vay thế chấp là gì, các thủ tục, quy trình vay thế chấp và các gói vay tại các ngân hàng uy tín dành cho bạn lựa chọn. Hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình gói vay phù hợp.
FAQ
Lãi suất vay thế chấp trung bình hiện nay tại các ngân hàng là bao nhiêu?
So với vay tín chấp, lãi suất vay thế chấp thường được ưu đãi hơn. Hiện nay tại các ngân hàng có mức lãi suất vay thế chấp trung bình khoảng 7%.
Nên vay tín chấp hay thế chấp?
Tùy vào mục đích vay vốn bạn có thể chọn phương án vay phù hợp. Nếu muốn vay vốn kinh doanh hay mua nhà đất trong thời gian dài, bạn nên vay thế chấp. Nếu cần nguồn vốn gấp, có thể trả nợ trong ngắn hạn thì bạn nên vay tín chấp.
Follow bePOS: