Trang chủBlogs MarketingTừ A-Z kinh nghiệm xây dựng thương hiệu thành công, bền vững

Từ A-Z kinh nghiệm xây dựng thương hiệu thành công, bền vững

Cập nhật lần cuối: Tháng mười hai 12, 2023
Thanh Ngoan
631 Đã xem

Xây dựng thương hiệu là yêu cầu bắt buộc với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, đây không phải là quá trình dễ dàng thực hiện. Trong nội dung bài chia sẻ, hãy cùng bePOS tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này để mang lại hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

Tìm hiểu về thương hiệu và xây dựng thương hiệu

Định nghĩa về thương hiệu 

Thương hiệu (Branding) có thể được hiểu là dấu hiệu dùng để nhận biết, phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tuy vậy, mỗi người sẽ có những nhận định riêng về thuật ngữ này. Ví dụ, tỷ phú Jeff Bezos từng chia sẻ: “Thương hiệu là tất cả những thứ mà người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó”.

Nhưng có một điều chắc chắn, đây là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong kinh doanh, giúp khách hàng, đối tác dễ dàng nhận biết các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thương hiệu được tạo nên bởi những yếu tố cốt lõi như: giá trị nội tại, giá trị hình ảnh của chủ thể và đánh giá từ cộng đồng.

dinh-nghia-ve-thuong-hieu

Định nghĩa về thương hiệu

Hiện nay, có nhiều cách phân loại thương hiệu. Trong đó, chúng ta có thể chia thương hiệu thành 5 nhóm phổ biến là:

  • Thương hiệu của cá nhân, tổ chức.
  • Thương hiệu doanh nghiệp.
  • Thương hiệu sản phẩm, dịch vụ.
  • Thương hiệu chứng nhận.
  • Thương hiệu riêng.

Tùy thuộc vào mỗi nhóm mà sẽ có cách thực hiện khác nhau. Ví dụ: xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp từ chất lượng sản phẩm,… Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan tới thương hiệu doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là quá trình kiến thiết và quảng bá sâu rộng những dấu hiệu đặc trưng của chủ thể, gồm tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,… thông qua những chiến dịch, chiến thuật cụ thể. Ở đây, có hai nhiệm vụ chính cần hướng tới:

  • Một là kiến thiết, hình thành dấu hiệu đặc trưng, chính xác hơn là giá trị nội tại của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức. Tùy thuộc vào đặc thù của chủ thể, những giá trị bên trong này có thể là chất lượng dịch vụ, năng lực chuyên môn hay phẩm chất đạo đức,… Song, tất cả cần mang tính tích cực. 
  • Hai là quảng bá sâu rộng những giá trị nội tại để nhiều người biết đến, nhớ đến. Đích cuối cùng của thương hiệu là tạo ra đơn hàng, tạo ra tầm ảnh hưởng trước số đông. Vì thế, việc truyền thông, tiếp thị là điều không thể thiếu.

Tóm lại, nếu chỉ thực hiện một trong hai nhiệm vụ, thương hiệu sẽ thiếu sự bền vững, thậm chí là không mang lại giá trị nào đối với chủ thể.

xay-dung-thuong-hieu

Xây dựng thương hiệu là gì?

Vậy, mục đích của xây dựng thương hiệu là gì? Đó chính là định vị giá trị trong lòng khách hàng, đối tác và nâng cao vị thế của doanh nghiệp, cá nhân,… trên thị trường. Để làm được như vậy, xây dựng một thương hiệu phải mang tính dài hơi, cần thời gian, công sức và đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao.

>> Xem thêm: TỪ A-Z CÁCH ÁP DỤNG MÔ HÌNH 4P TRONG MARKETING HIỆU QUẢ 100% 

Ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu là gì?

Tạo tính nhận diện cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân

Thương hiệu cũng tương tự như giấy tờ xác minh danh tính của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, giúp người khác biết chủ thể có “tồn tại”. Xét trên phương diện thương mại, việc đầu tiên của kinh doanh là làm cho khách hàng biết bạn đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì, thuộc lĩnh vực nào. 

Điều này đặc biệt cần thiết đối với các doanh nghiệp mới, còn non trẻ trên thị trường. Khi việc làm thương hiệu đủ tốt, người tiêu dùng sẽ không đặt ra câu hỏi “Bạn đang bán gì?” mà họ sẽ nhận thức “Nếu muốn mua thứ này, hãy chọn bạn!”.

Tạo niềm tin với khách hàng 

Việc xây dựng một thương hiệu thành công sẽ tạo nên niềm tin mạnh mẽ đối với người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ lệ chốt đơn, sở hữu một lượng lớn khách hàng quen thuộc và nhiều hơn thế. Hoặc trong trường hợp bạn là cá nhân, sức ảnh hưởng trước công chúng và người hâm mộ rõ ràng được nâng lên đáng kể.

y-nghia-cua-xay-dung-thuong-hieu

Ý nghĩa của việc xây dựng một thương hiệu

Song, như đã chia sẻ, muốn đạt tới “đẳng cấp” này, quá trình làm thương hiệu cần đánh đổi bằng thời gian, công sức và chi phí không hề nhỏ. Đặc biệt, chủ thể phải sở hữu một giá trị nội tại nào đó tương xứng. Nếu là doanh nghiệp bán hàng cần đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ…. Nếu là cá nhân thì cần mang đến những lợi ích cho cộng đồng như chia sẻ, lời khuyên,…

Ví dụ, ở lĩnh vực sản xuất, cung cấp điện thoại thông minh, Xiaomi được biết đến với giá trị nội tại là “hiệu năng cao và mức giá rẻ”.

Tạo sự khác biệt cho chủ sở hữu thương hiệu

Ở đây, có hai yếu tố giúp tạo sự khác biệt cho chủ sở hữu thương hiệu, một là giá trị nội tại và hai là khả năng “khai thác” khách hàng. Rõ ràng, mỗi cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức đều có giá trị nội tại riêng, tương tự như 7 tỷ người, chẳng ai hoàn toàn giống ai. Quá trình xây dựng một thương hiệu sẽ làm nổi bật những giá trị của chủ thể, đồng nghĩa nhấn mạnh sự khác biệt bên trong giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, khi có cách xây dựng thương hiệu phù hợp, niềm tin người tiêu dùng đối với chủ thể được nâng cao thì rõ ràng, việc “khai thác” khách hàng trở nên hiệu quả hơn. Điều này cũng chính là lý do thứ hai đã được chia sẻ ở trên. Nghĩa là, doanh nghiệp có thể bán được nhiều đơn hàng, tạo dựng được lượng khách hàng quen thuộc đông đảo,… Đặt lên bàn cân với các đối thủ cạnh tranh, đây vừa là điểm tích cực khi nâng cao vị thế của doanh nghiệp, vừa gia tăng khoảng cách khác biệt giữa doanh nghiệp với số còn lại.

thuong-hieu-tao-su-khac-biet-cho-doanh-nghiep-ca-nhan

Thương hiệu tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp, cá nhân

Thương hiệu góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ

Nhắc tới điện thoại Apple, người tiêu dùng hiểu rằng đó là những sản phẩm có hiệu năng hàng đầu và hơn thế, chúng cho thấy sự “đẳng cấp” của chủ sở hữu. Kể cả khi so sánh với flashship của SamSung, Xiaomi – vốn có hiệu năng tương tự và mức giá thấp hơn, đa số vẫn ưu tiên lựa chọn smartphone nhà Apple.

Như vậy, thương hiệu gắn liền với giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ một chiều mà là sự tương tác qua lại. Cụ thể, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị nội tại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng nên thương hiệu của mình. Và khi thương hiệu đủ lớn, chính thương hiệu là yếu tố giúp nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Cũng vì thế, việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp phải đi đôi với cách xây dựng thương hiệu sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó, cả hai quá trình cần được thực hiện đồng thời, song song.

thuong-hieu-giup-nang-tam-san-pham-dich-vu

Thương hiệu giúp nâng tầm sản phẩm, dịch vụ

3 bước cơ bản giúp xây dựng thương hiệu tốt hơn

Tùy thuộc vào nhóm thương hiệu và đặc thù của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức mà quy trình làm thương hiệu sẽ có những khác biệt nhất định. Trong phần này, bePOS xin chia sẻ những vấn đề tổng quan nhất về các bước xây dựng thương hiệu và việc vận dụng sẽ phụ thuộc vào định hướng của bạn.

Bước 1: Khảo sát, phân tích thị trường

Trước khi thực hiện bất kỳ kế hoạch nào bạn cũng cần khảo sát, phân tích thị trường để có cái nhìn toàn diện nhất về bản thân và những yếu tố xoay quanh. Ở đây, mục tiêu cần tập trung, đặc biệt với doanh nghiệp là xác định khách hàng mục tiêu và nắm bắt về đối thủ cạnh tranh.

  • Xác định khách hàng mục tiêu

Tất nhiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu về toàn bộ tệp khách hàng, từ khách hàng tiềm năng, khách hàng thông thường đến khách hàng lâu năm,… Song, khách hàng mục tiêu phải là trọng tâm. Bởi lẽ, nhóm người dùng này có thể tạo ra những đột phá trong kinh doanh, cũng như phù hợp với doanh nghiệp non trẻ vốn cần “giới hạn” chi phí.

Mặt khác, khách hàng mục tiêu có sự tiệm cận nhất với những giá trị nội tại mà doanh nghiệp hướng tới, mang đến nhiều thuận lợi cho quá trình xây dựng nên thương hiệu.

3-buoc-xay-dung-thuong-hieu

3 bước cơ bản giúp xây dựng thương hiệu tốt hơn

  • Nắm bắt về đối thủ

Không cần nói quá nhiều về vấn đề này, khi mà “biết mình biết ta thì trăm trận trăm thắng”. Điều này càng chính xác khi một trong những ý nghĩa lớn nhất của thương hiệu là tạo sự khác biệt. Hãy giả sử, doanh nghiệp không nắm bắt rõ về đối thủ, khả năng “trùng lặp” sẽ khá cao.

Bước 2: Kiến thiết thương hiệu 

Trong bước này, doanh nghiệp cần xác định giá trị nội tại của mình, hình tượng hóa chúng thông qua việc thiết kế logo, xác định thông điệp,…

  • Xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức

Một lần nữa, cần phải nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những giá trị nội tại khác nhau. Vấn đề ở đây là phải tìm ra đó là gì, có phù hợp với thị hiếu chung của thị trường hay không? Và chỉ bản thân doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mới hiểu rõ và có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này. 

  • Hình tượng hóa giá trị nội tại

Rõ ràng, giá trị nội tại dù đã được xác định nhưng chúng còn khá trừu tượng. Vì thế, doanh nghiệp cần cụ thể và hình tượng hóa chúng. Một trong những công cụ đắc lực nhất để thực hiện việc này, đó là logo, thông điệp, slogan,… và hành động. Ví dụ, Nike nổi tiếng với “Just Do It” và logo Swoosh; Apple với slogan “Think different” và hình ảnh quả táo khuyết;…

logo-va-slogan-cua-apple

Logo và Slogan của Apple

Nhìn chung, ý tưởng xây dựng hình ảnh cho thương hiệu có thể đến từ bất cứ đâu. Song, hãy đảm bảo phía sau đó là một câu chuyện mang ý nghĩa. Đặc biệt logo, slogan cần có sự nhất quán, thống nhất với nhau và với chính thương hiệu.

Về mặt hành động, đây cũng là cách để cụ thể hóa giá trị nội tại. Hãy trở lại với ví dụ về thương hiệu Xiaomi – “hiệu năng cao và mức giá rẻ”. Ta thấy rằng đó không chỉ là lời hứa, là câu nói mà nhà sản xuất đã hiện thực hóa qua sản phẩm của mình. Từ Xiaomi Mi8 đến Mi10, Mi11 hay Mi Mix 2,… tất cả đều được cộng đồng chứng thực và đánh giá cao.

>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CHI TIẾT NHẤT

Bước 3: Quảng bá thương hiệu

Để hoàn tất các bước xây dựng thương hiệu, quảng bá là công đoạn cuối cùng. Cụ thể hơn, doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức cần triển khai những chiến dịch tiếp thị, quảng cáo cụ thể trên nhiều kênh khác nhau. Đây cũng là vấn đề mang tính đặc thù của mỗi doanh nghiệp nên chúng ta khó đưa ra đáp án chi tiết nhất tại đây. 

Song, lời khuyên dành cho bạn đó là hãy khéo léo kết hợp nhiều phương pháp, kỹ thuật cũng như phương tiện truyền thông để tối ưu hóa kết quả. Ví dụ: xây dựng thương hiệu doanh nghiệp không quên cách xây dựng thương hiệu sản phẩm tương ứng; xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook song song với Instagram,…

Trên đây là những chia sẻ của bePOS về xây dựng thương hiệu. Hy vọng rằng, bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp quá trình thực hiện trong thực tế đạt hiệu quả tốt hơn. 

FAQ

Thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?

Về bản chất, cả 2 thuật ngữ này khá tương đồng, đều có thể được hiểu là dấu hiệu dùng để nhận biết, phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhãn hiệu thường được dùng trong pháp luật, còn thương hiệu được sử dụng rộng rãi hơn, trong kinh doanh, đầu tư và đời sống.

Ý nghĩa của việc xây dựng một thương hiệu là gì?

Việc xây dựng một thương hiệu có nhiều ý nghĩa khác nhau, trong đó nổi bật là 4 ý nghĩa sau đây: 

  • Tạo tính nhận diện cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
  • Tạo niềm tin với khách hàng.
  • Tạo sự khác biệt cho chủ sở hữu thương hiệu.
  • Thương hiệu góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ.
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/xay-dung-thuong-hieu/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]