Sữa bỉm luôn nằm trong top những sản phẩm có nhu cầu sử dụng cao, được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn. Bạn cũng đang có ý định bán mặt hàng này, nhưng chưa biết mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền, nguồn hàng ở đâu? Bài viết dưới đây của bePOS sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc này, hãy cùng theo dõi nhé!
Vì sao chọn kinh doanh mặt hàng bỉm sữa?
Trước khi nghiên cứu mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền, bạn cần hiểu rõ tiềm năng kinh doanh của mặt hàng này. Sữa bỉm là một trong những mặt hàng có nhu cầu sử dụng rất lớn và ít khi thay đổi. Tuy vậy, tại Việt Nam hiện nay có rất ít các cơ sở chuyên kinh doanh bỉm sữa một cách chuyên nghiệp.
Trong khi đó, theo xu thế nâng cao sức khỏe, nhiều gia đình Việt Nam rất chú trọng lựa chọn các sản phẩm sữa chất lượng tốt cho con trẻ. Vì vậy, việc kinh doanh mặt hàng bỉm sữa có tiềm năng đem lại lợi nhuận rất cao, nếu bạn biết cách cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền?
Vốn nhập hàng
Vốn nhập hoàn là điểm cần quan tâm khi tính toán mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền. Tùy vào khách hàng mục tiêu, bạn có thể lựa chọn số lượng sản phẩm sao cho phù hợp. Nhìn chung, bạn chỉ cần nhập mỗi dòng sữa bỉm từ khoảng 2 đến 4 loại sản phẩm. Để thực hiện công việc này, bạn có thể bỏ ra từ vài chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu nếu bạn mua vào số lượng lớn và nhập của hãng cao cấp.
Chi phí thuê mặt bằng
Địa điểm kinh doanh bỉm sữa có thể dao động từ 50m2 để bày bán sữa, nếu rộng rãi hơn thì có thể lên đến 100m2. Nếu bạn mở cửa hàng ở trung tâm thành phố, khu đông dân cư, tiền thuê có thể lên đến 20-50 triệu/tháng.
Đối với các khu vực nông thôn, ngoại thành, hoặc khu thưa dân, số tiền bạn phải bỏ ra sẽ ít hơn, chỉ khoảng 7-15 triệu/tháng. Ngoài ra, khi thuê mặt bằng kinh doanh bỉm sữa, bạn thường phải đặt cọc và trả góp đợt đầu từ 3 đến 6 tháng.
Chi phí đầu tư cơ sở vật chất
Một số trang thiết bị cơ bản bạn cần có để kinh doanh sữa bỉm là giá kệ, quầy thu ngân, tủ lạnh, tủ đông, thiết bị bán hàng, hệ thống camera, rổ đựng, xe đẩy,…Về cơ bản, để setup cửa hàng và đảm bảo hoạt động ổn định, bạn có thể phải bỏ ra từ 30 đến 100 triệu.
Các chi phí khác
Để tính toán mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền, bạn còn phải xem xét một số khoản sau:
- Chi phí tổ chức khai trương, sự kiện khi mới mở khoảng 5 triệu đối với shop nhỏ và có thể đắt hơn nếu có quy mô lớn.
- Chi phí marketing, quảng cáo cửa hàng có thể rơi vào khoảng 5 đến 7 triệu/tháng hoặc hơn, tùy vào gói mà bạn chọn.
- Chi phí booth, thuê PG thường được nhãn hàng hỗ trợ thời điểm đầu, nếu bạn bán hàng tại khu đông dân cư hoặc là đại lý tiềm năng.
Một số mô hình cửa hàng bán bỉm sữa phổ biến
Đáp án câu hỏi mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền cũng sẽ phụ thuộc vào mô hình mà bạn hướng đến. Hiện nay, cửa hàng bán bỉm sữa bao gồm các hình thức như sau:
- Cửa hàng sữa bột: Đây là cửa hàng bán sữa bột nguyên chất, không cần diện tích quá lớn. Mặt bằng kinh doanh mô hình này chỉ cần từ 30m2 và bỏ ra số vốn khoảng 200 triệu.
- Cửa hàng sữa bỉm: Đây là mô hình cửa hàng bán cả tã giấy và sữa bột cho trẻ em. Tuy nhiên, tã giấy có mức giá đắt hơn sữa bột, nên sẽ đòi hỏi ngân sách lớn hơn.
- Cửa hàng mẹ và bé: Mô hình mẹ và bé được cho là đem đến hiệu quả cao nhất, bởi có sự đa dạng về sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.
Các bước cơ bản mở cửa hàng bỉm sữa thành công
Để mở một cửa hàng sữa bỉm thành công, bạn cần nghiên cứu quy trình thực hiện sao cho thật khoa học và hợp lý, cụ thể:
- Bước 1: Nghiên cứu mở cửa hàng bỉm sữa cần giấy tờ gì và các thủ tục liên quan. Thông thường, hình thức kinh doanh được lựa chọn là hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, để đưa ra lựa chọn chính xác nhất, bạn có thể nhờ luật sư tư vấn.
- Bước 2: Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp với mô hình hướng đến.
- Bước 3: Tìm kiếm nguồn hàng và làm việc với các nhà cung cấp. Bạn có thể nhập hàng từ các công ty, nhập trực tiếp từ thương hiệu, hoặc nhập hàng từ các đại lý.
- Bước 4: Quảng bá hình ảnh cho cửa hàng sữa bỉm. Trước khi khai trương, bạn cần đẩy mạnh các chiến dịch marketing để khách hàng biết đến mình, chủ yếu thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok,…
- Bước 5: Khai trương và bắt đầu bày bán. Bạn có thể tự tổ chức khai trương, hoặc làm việc với một bên thứ 3 để triển khai hoạt động này.
Tổng hợp kinh nghiệm mở cửa hàng bỉm sữa thành công
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu khi mở cửa hàng
Đối với mặt hàng bỉm sữa, hầu hết mọi người sẽ đến và đánh giá trực tiếp sản phẩm tại cơ sở kinh doanh. Đối tượng khách hàng chủ yếu của bạn sẽ là các bà mẹ bỉm sữa và sẽ khá cẩn thận trong việc lựa chọn sản phẩm. Bạn nên tìm hiểu kỹ về nhu cầu của họ, cũng như nắm chắc kiến thức về các loại sữa bỉm đang bày bán.
>> Xem thêm: Hướng dẫn 5 bước xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu để kinh doanh hiệu quả
Hình thức và chu kỳ nhập hàng
Hình thức và chu kỳ nhập hàng là một yếu tố quan trọng quyết định mở cửa hàng bỉm sữa cần bao nhiêu vốn. Hiện nay, các cửa hàng bỉm sữa áp dụng 2 hình thức và chu kỳ nhập hàng chủ yếu là nhập trực tiếp từ thương hiệu và nhập qua bên trung gian. Mỗi hình thức sẽ có những ưu nhược khác nhau:
- Nhập hàng trực tiếp từ thương hiệu: Đây là lựa chọn an toàn, bởi bạn chắc chắn lấy được sản phẩm chính hãng, chất lượng cao. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp khó khăn về chỉ tiêu bán hàng và sau khi hoàn thành thì bạn mới nhận được chiết khấu đã cam kết.
- Nhập hàng qua bên trung gian: Với hình thức này, bạn có thể nhập số lượng tùy theo ý muốn và không bị áp chỉ tiêu doanh số. Hoa hồng và chiết khấu cũng sẽ được tính ngay vào đơn hàng, vốn kinh doanh không tồn đọng. Tuy nhiên, khi nhập hàng qua bên thứ ba thì bạn không thể kiểm soát hoàn toàn chất lượng sản phẩm.
Chọn địa điểm kinh doanh bỉm sữa thế nào?
Tốt nhất, nếu có thể bạn nên chọn khu vực gần trung tâm thành phố, hoặc gần khu dân cư, chung cư, trường mầm non. Bởi lý do, tâm lý các mẹ bỉm sữa thường thích sự tiện lợi, nhanh gọn khi mua sắm gần nhà. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt cửa hàng gần các siêu thị lớn, vì sẽ khó cạnh tranh hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những con phố không quá nguy hiểm, khó đi, ví dụ như đoạn đường hay xảy ra tai nạn giao thông. Một điểm cần lưu ý khác là cửa hàng của bên cần có mặt tiền đủ rộng rãi, thoáng đãng để có chỗ đậu xe.
Nên bán nhiều hay chỉ tập trung một mặt hàng?
Tốt nhất, bạn chỉ nên tập trung vào một số ít mặt hàng nhất định, nhưng đảm bảo chất lượng tốt, uy tín. Ví dụ, nếu chuyên bán sữa, bạn có thể lựa chọn kinh doanh sữa bột trẻ em, váng sữa, sữa cho người gầy, sữa cho người già,…
Mặc dù chỉ tập trung vào một mặt hàng, nhưng bạn cần cung cấp nhiều sự lựa chọn nhất có thể. Bạn có thể nhập hàng từ nhiều thương hiệu nổi tiếng, với các mức giá khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Cách thiết kế cửa hàng và trưng bày sản phẩm bỉm sữa
Sữa bỉm là các mặt hàng có trọng lượng nặng, chiếm nhiều diện tích. Vì vậy, bạn nên sử dụng các loại kệ chất lượng cao, tránh mất tiền sửa chữa khi có hỏng hóc. Bạn có thể sử dụng kệ trưng bày hàng tương tự như trong các shop nhỏ, hàng tạp hóa, hoặc kệ trưng bày nhiều tầng bằng inox, sắt.
Một kinh nghiệm mở cửa hàng bỉm sữa thành công là bạn phải trưng bày hàng hóa cũng sao cho thật khoa học, hợp lý, giúp khách hàng dễ tìm kiếm sản phẩm nhất có thể. Ví dụ, bạn có thể xếp hàng theo thứ tự tăng, giảm dần mức giá, theo thương hiệu,…
Các điểm cần lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa
Để mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa thành công, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Nghiên cứu kỹ thủ tục kinh doanh: Đối với mặt hàng bỉm sữa, uy tín cơ sở kinh doanh là yếu tố được quan tâm rất nhiều. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu mở cửa hàng bỉm sữa cần giấy tờ gì và đảm bảo đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu luật pháp.
- Chọn hãng bỉm sữa phù hợp: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sữa bỉm khác nhau. Bạn cần lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt, mức giá phù hợp với kinh tế của khách hàng mục tiêu, sau đó chọn nhập hàng từ nguồn uy tín.
- Bảo quản sản phẩm tốt: Sữa bỉm là mặt hàng có thời hạn sử dụng khá ngắn. Nếu không biết cách quản lý, bạn rất khó để biết tình trạng hàng hóa. Vì vậy, cửa hàng của bạn nên sử dụng tủ đông, tủ lạnh, kệ đựng và phần mềm hỗ trợ quản lý kho hàng.
Làm sao để tối ưu vốn ban đầu khi mở cửa hàng kinh doanh sữa bỉm?
Thương lượng chính sách với nhà phân phối, đại lý
Mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền cũng sẽ phụ thuộc vào việc đàm phán với nhà phân phối. Bạn có thể đàm phán với nhà phân phối về gói thanh toán linh hoạt hơn, cho phép trả tiền trong một khoảng thời gian dài hơn. Bằng cách này, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn tối ưu số vốn nhập hàng, sử dụng để chi trả thêm cho các khoản khác và trả tiền cho nhà phân phối khi đã có doanh số bán hàng.
Thúc đẩy bán sản phẩm sớm để huy động vốn
Nhiều thương hiệu sữa thường xuyên cho ra mắt sản phẩm mới theo tháng, theo quý và theo năm… Khi này, bạn có thể trao đổi với đại lý về sản phẩm mới này, hỏi trước mẫu dùng thử. Nhờ đó, bạn có thể tăng cường quảng cáo, khuyến khích khách hàng đặt hàng trước sản phẩm và trưng bày mẫu thử tại các gian hàng.
Sử dụng gói vay vốn, thẻ tín dụng, nhà đầu tư, bạn bè, người thân
Thiếu vốn là một trong những khó khăn nhiều người gặp phải khi tìm hiểu mở cửa hàng bỉm sữa cần bao nhiêu vốn. Để giải quyết, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của bạn bè, người thân, hoặc kết nối từ các nhà đầu tư khác.
Nếu vẫn chưa thể huy động đủ vốn, bạn có thể tham khảo các gói vay kinh doanh tại các ngân hàng lớn. KBank Loan là một trong những giải pháp được khá nhiều người tìm đến. KBank Loan là sản phẩm vay tín chấp kinh doanh của ngân hàng top đầu Thái Lan – KBank, với hạn mức lên đến 300 triệu đồng, lãi suất từ 1,25%/tháng, không thế chấp và không phát sinh chi phí ẩn.
Trên đây, bePOS đã trả lời câu hỏi mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền, làm sao để tối ưu vốn ban đầu và một số cách kinh doanh hiệu quả. Nếu cảm thấy bài viết có ích, bạn hãy tiếp tục theo dõi website bePOS để cập nhật kiến thức mới nhé!
FAQ
Nên chọn kinh doanh sữa của những hãng nào?
Bạn có thể chọn kinh doanh một số hãng bán chạy nhất hiện nay như Friso Gold, Abbott, Enfa A+, Physiolac, Vinamilk, Morinaga, Aptamil,…
Có nên mở cửa hàng bỉm sữa ở nông thôn không?
Kinh doanh tại các vùng ngoại ô, nông thôn chắc chắn không có nhiều thuận lợi như tại thành phố lớn. Điều này không có nghĩa bạn không thể mở cửa hàng bỉm sữa tại nông thôn, bởi đây là mặt hàng có nhu cầu lớn bất kể vị trí nào. Tuy nhiên, bạn nên chọn những vị trí đẹp, gần khu dân cư, gần trường học và nên chọn các sản phẩm có giá thành bình dân.
Follow bePOS: