Thực tế, công nợ không còn là một khái niệm quá xa lạ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Báo cáo công nợ được coi là một yếu tố quan trọng mà bất cứ nhân viên kế toán công nợ hay người kinh doanh nào cũng cần phải nắm rõ. Vậy báo cáo công nợ là gì? Cách làm báo cáo công nợ như thế nào? Có các mẫu báo cáo công nợ nào? Hãy cùng với bePOS khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Báo cáo công nợ là gì?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu báo cáo công nợ là gì? Báo cáo công nợ là một trong những loại báo cáo quan trọng để tạo lập và cập nhật định kỳ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm cũng như theo yêu cầu của ban quản trị của doanh nghiệp.
Báo cáo công nợ được lập ra nhằm mục đích giúp doanh nghiệp của bạn luôn ở thế chủ động trong việc kiểm soát cũng như quản trị chặt chẽ các khoản nợ phải thu, các khoản nợ phải trả. Từ đó, bạn sẽ đưa ra các kế hoạch tịch thu tài sản, giao dịch thanh toán công nợ để quản lý tài chính một cách hợp lý, giảm thiểu tối đa rủi ro và quản trị dòng chảy tiền trong doanh nghiệp hiệu quả.

Cách làm báo cáo công nợ
Trong một bản báo cáo công nợ có rất nhiều thông tin quan trọng để đảm bảo khả năng quản lý công nợ, cũng như đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ. Việc báo cáo công nợ là một việc mà bất kỳ kế toán công nợ hay chủ doanh nghiệp nào cũng cần thiết phải nắm rõ.
Công nợ trong doanh nghiệp sẽ phân thành 2 loại, bao gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả. Vì vậy, báo cáo công nợ phản ánh được tất cả về tình hình nợ phải thu và phải trả của doanh nghiệp. Mỗi loại công nợ cần thể hiện rõ ràng, chi tiết trên từng thông số báo cáo riêng biệt, được chia ra là báo cáo công nợ phải thu và báo cáo công nợ phải trả.

>> Xem thêm: Báo cáo tài chính là gì? Cách lập và đọc báo cáo tài chính chuẩn xác nhất
Tuy nhiên, có những điểm khác biệt trong báo cáo công nợ phải thu và báo cáo công nợ phải trả. Song, nhìn chung một mẫu công nợ thường sẽ đều bao gồm các nội dung nằm trong khung cơ bản đã được hướng dẫn theo thông tư 200 quy định như sau:
- Báo cáo công nợ phải thể hiện được khoảng thời gian tổng hợp công nợ bắt đầu từ ngày nào và kết thúc vào ngày nào.
- Cần xác định tài khoản sử dụng để định khoản là 131 dành cho báo cáo tổng hợp công nợ phải thu, và 331 dành cho báo cáo tổng hợp công nợ phải trả.
- Mã số và họ tên của từng nhà cung cấp hay khách hàng của doanh nghiệp,…
- Số dư nợ đầu kỳ được lấy ra từ số dư nợ đầu kỳ trong sổ chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, hoặc khách hàng cụ thể của doanh nghiệp.
- Số dư đầu kỳ được lấy ra từ số dư nợ đầu kỳ ghi chép tại sổ chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp hoặc khách hàng của doanh nghiệp.
- Số tiền phát sinh trong kỳ gồm cả phát sinh nợ và phát sinh có.
- Số dư còn lại cuối kỳ.
- Tổng cộng số công nợ phải thu và công nợ phải trả dựa trên số dư đầu kỳ và toàn bộ phát sinh trong kỳ, để xác định doanh nghiệp còn cần phải trả hay phải thu bao nhiêu.

>> Xem thêm: Quản lý công nợ bằng Excel – Đơn giản, nhanh gọn và có hiệu quả cao?
Các mẫu báo cáo công nợ phổ biến trong doanh nghiệp
Hiện nay báo cáo công nợ bao gồm báo cáo công nợ phải thu và báo cáo công nợ phải trả, nên cũng có những mẫu báo cáo công nợ riêng dành cho từng loại. Một số mẫu báo cáo công nợ quan trọng phải kể đến là:
Mẫu báo cáo công nợ phải thu
Mẫu báo cáo công nợ phải thu của doanh nghiệp dưới đây được ban hành theo Quyết định số 07/2003/QĐ – BTC ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài Chính. Mẫu được trình bày như sau:

>> Tải ngay: Mẫu báo cáo công nợ phải thu mới nhất
Mẫu báo cáo công nợ phải trả
Mẫu Báo cáo công nợ phải trả của doanh nghiệp dưới đây được ban hành theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BTC ngày 17/01/2003 của Bộ Tài Chính. Mẫu được trình bày như sau:

>> Tải ngay: Mẫu báo cáo công nợ phải trả mới nhất
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ báo cáo công nợ là gì, các yếu tố cần thiết khi lập báo cáo công nợ. bePOS hy vọng rằng những thông tin trên sẽ có thể giúp các doanh nghiệp tối ưu hoạt động quản trị công nợ của mình và đưa ra kế hoạch tịch thu nợ hiệu suất cao nhất.
FAQ
Khi báo cáo công nợ bằng Excel cần chú ý các nội dung nào?
Báo cáo công nợ bằng Excel rất đa dạng và có nhiều mẫu cho bạn lựa chọn. Tuy vậy, bạn cần chú ý đến một số nội dung quan trọng sau đây:
- Ngày/tháng/năm đề cập dữ liệu cho một báo cáo công nợ.
- Mã số nhà cung cấp/khách hàng.
- Tên của nhà cung cấp/khách hàng.
- Hàng tồn đầu kỳ.
- Số tiền phát sinh tăng thêm trong kỳ.
- Số công nợ đã trả được giảm trừ.
- Tồn nợ còn lại cuối kỳ tại thời điểm xem và làm báo cáo công nợ.
- Chú thích điều cần thiết khác nếu có.
Để tạo một bản cáo cáo cần dựa vào các chỉ tiêu nào?
Để có thể giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn trong quá trình nhập liệu vào thẳng báo cáo, bạn cần chú ý đến một số danh mục sau đây:
- Danh mục sản phẩm: Bao gồm tất cả các loại sản phẩm thuộc quyền sử hữu, sự quản lý của doanh nghiệp.
- Danh mục khách hàng: Danh sách thông tin khách hàng đã mua sản phẩm của danh nghiệp.
- Danh mục nhà cung cấp: Danh sách tất cả các nhà cung cấp hiện nay đang hợp tác với doanh nghiệp.
- Tồn đầu kỳ: Số dư đầu kỳ tính đến thời điểm bắt đầu nhập file Excel để làm cáo cáo công nợ tổng hợp.
Báo cáo công nợ tổng hợp được tạo lập bởi nhiều báo cáo chi tiết khác nhau. Các loại báo cáo chi tiết này đều có mối quan hệ rất mật thiết và quan trọng đối với nội dung báo cáo tổng hợp, bao gồm thông tin từ công nợ phải thu của khách hàng, phải trả cho nhà cung cấp theo thời gian xác thực.
Follow bePOS: