Trang chủBlogs Bán lẻBáo cáo ngành bán lẻ 2022 và xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam 2023

Báo cáo ngành bán lẻ 2022 và xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam 2023

Cập nhật lần cuối: Tháng Một 01, 2024
Avatar
Chu Hanh
942 Đã xem

Năm 2022 có lẽ là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt đã phấn đấu để phục hồi sau thời gian đại dịch Covid, cùng với đó, ngành bán lẻ cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng bePOS điểm qua báo cáo ngành bán lẻ 2022 và xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam 2023 nhé. 

Phân tích báo cáo thị trường bán lẻ Việt Nam 2022

Do áp lực lạm phát ảnh hưởng tới chi tiêu của người tiêu dùng, vì thế tăng trưởng của ngành bán lẻ năm 2022 không cao như kỳ vọng. Áp lực lạm phát từ tháng 6/2022 khi giá xăng dầu tăng vượt bậc, các loại phí giáo dục, nhà ở cũng tăng khiến người dân thêm áp lực. Vì thế, trong quý II và quý III, người dân bắt đầu cắt giảm chi tiêu cho các sản phẩm tiêu dùng không thiết yếu, mức tăng trưởng vẫn dương nhưng có phần thấp hơn năm ngoái. Cho tới quý IV của năm 2022 thì tiêu dùng không thiết yếu đã giảm rõ rệt. 

Báo cáo thị trường bán lẻ Việt Nam 2022
Báo cáo thị trường bán lẻ Việt Nam 2022

Cùng điểm qua tình hình kinh doanh của một số mảng bán lẻ theo báo cáo ngành bán lẻ Việt Nam: 

  • Mảng ICT & CE (điện thoại di động và điện máy): Tăng trưởng ổn định hơn so với mức cơ sở thấp của năm 2021 
  • Mảng trang sức: Nhu cầu mua vàng trong nửa đầu năm 2022 tăng theo xu hướng người dân mua vàng để tích trữ trong giai đoạn lạm phát 
  • Mảng dược phẩm thương mại điện tử: Phát triển, mở rộng nhanh bởi sự ảnh hưởng của các biến chủng Covid-19, khách hàng vì sự an toàn đã chọn mua thuộc qua sàn thương mại điện tử thay vì các hiệu thuốc truyền thống 
  • Thương mại điện tử: Tiếp tục thu hút khách hàng vì sự an toàn, tiện lợi. Doanh thu trực tuyến của Thế giới di động và FPT Retail tăng lần lượt 52% và 39% so với cùng kỳ năm trước
  • Xuất nhập khẩu tăng trưởng chậm: Từ quý IV/2022, các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, thủy sản, du lịch, đồ gỗ, da giày,… là những ngành đóng góp lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu đều tăng trưởng chậm, có xu hướng chững lại. Chính vì vậy, xuất khẩu đã ảnh hưởng lớn tới thu nhập và chi tiêu của phần lớn lao động
  • Cửa hàng bách hóa: Kết quả kinh doanh của nhiều chuỗi cửa hàng bách hóa giảm mạnh, nhiều chợ truyền thống đóng cửa. Với sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, Thế Giới Di Động đã phải cơ cấu lại hoạt động của chuỗi Bách Hóa Xanh, xử lý hàng tồn, thay đổi các sản phẩm và cắt giảm nhiều khoản chi phí, ngừng mở cửa hàng mới, do đó doanh thu Bách Hóa Xanh giảm 7% so với cùng kỳ năm 2021. Chuỗi cửa hàng Winmart cũng giảm doanh thu 9% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Các doanh nghiệp bán lẻ có dư nợ tính bằng USD sẽ phải chịu khoản lỗ nếu USD tăng giá. Có thể thấy, tình hình kinh doanh bán lẻ năm 2022 của thị trường đều khá ảm đạm. 

>> Tham khảo chi tiết: Báo cáo ngành bán lẻ Việt Nam của SSI 

Bảng xếp hạng ngành bán lẻ năm 2022

Theo báo cáo ngành bán lẻ 2022 của Reputa, xếp hạng các ngành bán lẻ tháng 10/2022 như sau: 

Ngành Điện tử, điện lạnh, viễn thông 

Dẫn đầu là một cái tên bất ngờ Hoàng Hà Mobile, tăng lên 13 hạng với Total Score gấp 8,2 lần tháng 9/2022. Lý do của kết quả bất ngờ này chính là nhờ những bài đăng bắt trend của Hoàng Hà Mobile trên mạng xã hội đã nhận được hàng trăm ngàn lượt tương tác, tăng doanh số lên đáng kể. 

Viettel Store cũng có những bước nhảy vọt trong bảng xếp hạng, vươn lên vị trí số 3 chỉ sau Hoàng Hà Mobile và FPT Shop nhờ chương trình kết hợp với nhãn hàng “Viettel Store cùng Samsung tổ chức mini game: Chụp đêm khác biệt cùng Galaxy Z Fold4) đã nhận được hơn 31 ngàn lượt tương tác. 

bang-xep-hang-nganh-dien-tu-dien-lanh-vien-thong
Bảng xếp hạng ngành Điện tử, điện lạnh, viễn thông

Ngành Thời trang 

Dẫn đầu bảng xếp hạng ngành thời trang tháng 10/2022 là The Blues với Total Score gấp 1,4 lần thương hiệu thứ 2 là Yody. Tuy nhiên, An Phước mới là cái tên nổi bật nhất trong bảng xếp hạng nhờ tăng 13 hạng so với tháng trước, lọt top 5 bảng xếp hạng ngành Thời trang.

xep-hang-nganh-thoi-trang-lam-dep-my-pham
Báo cáo ngành bán lẻ 2022 – Xếp hạng ngành thời trang và làm đẹp, mỹ phẩm

Ngành Mỹ phẩm làm đẹp 

Tototoes là cái tên dẫn đầu khi tăng vượt bậc 16 hạng, tiếp đến là Beauty Box tăng 8 hạng để vươn lên vị trí số 2. Một cái tên nữa là Boshop.vn cũng tăng 9 bậc để lọt top 5 bảng xếp hạng ngành Mỹ phẩm. Các chương trình Minigame đã giúp những thương hiệu này vươn lên các vị trí đầu ngành. 

>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm các nhà bán hàng cần biết

Top mặt hàng nổi bật được đề cập trên Mạng xã hội 

Mặt hàng “Thiết bị điện lạnh” là mặt hàng được người tiêu dùng đề cập nhiều nhất trong ngành Điện tử, điện lạnh, viễn thông. Tiếp theo là “Thiết bị điện dân dụng”. Trong ngành Thời trang thì “Phụ kiện” là mặt hàng được trao đổi nhiều nhất trên mạng xã hội, “Chăm sóc cơ thể” là mặt hàng được quan tâm nhất trong ngành Mỹ phẩm và làm đẹp. 

top-mat-hang-duoc-de-cap-nhieu-tren-mang-xa-hoi
Báo cáo ngành bán lẻ 2022 – Top các mặt hàng được đề cập nhiều trên Mạng xã hội (Nguồn: Reputa)

Xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam 2023

Tổng quan ngành bán lẻ Việt Nam năm 2023 sẽ có 3 xu hướng chính theo kinh tế thị trường và những thói quen mua hàng của người tiêu dùng thay đổi: 

Bán hàng trực tuyến trên các mạng xã hội bùng nổ 

Năm 2023, người tiêu dùng sẽ đọc và chuyển qua xem các video, bài viết đánh giá, review của các KOL, KOC. Các doanh nghiệp cũng đầu tư marketing vào hình thức này, thuê, chi trả hoa hồng hoặc tặng quà cho các KOL, KOC để lên video đánh giá, unbox sản phẩm của họ. Từ đó, doanh thu từ các mạng xã hội tăng trưởng vượt bậc. 

ban-hang-truc-tuyen-bung-no
Bán hàng trực tuyến bùng nổ

>> Xem thêm: Cửa hàng tiện lợi – Mô hình thống trị thị trường bán lẻ Việt Nam

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng khi mua hàng 

Thời buổi cạnh tranh cao, 69,2% các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tăng chi phí marketing. Trong đó, hơn 2/3 số doanh nghiệp cho biết, họ sẽ phân bổ tới các hạng mục marketing liên quan tới trải nghiệm và quản trị khách hàng. Quá trình cá nhân hóa, tăng tính trải nghiệm khách hàng, tăng độ tương thích giữa sản phẩm và nhu cầu khách hàng sẽ giúp họ tăng doanh số. 

Bán hàng đa kênh phát triển 

Các cửa hàng truyền thống kết hợp với các kênh mua bán thương mại điện tử, kênh mạng xã hội sẽ giúp chiến lược bán hàng đa kênh của doanh nghiệp phát triển. Các kênh có vai trò hỗ trợ nhau, tăng trải nghiệm mua hàng của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ tập trung vào chiến lược marketing đa kênh để xây dựng một hành trình mua hàng hoàn thiện của khách hàng. 

Trên đây là thông tin về báo cáo ngành bán lẻ 2022. Mặc dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, về lâu dài, các doanh nghiệp vẫn có những hướng đi tích cực để tạo đà hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao. Lúc này, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ kế hoạch, hướng đi lâu dài để phát triển bền vững. 

FAQ 

Những cái tên nổi bật trong ngành bán lẻ của Việt Nam là ai? 

Top các công ty bán lẻ hàng đầu Việt Nam gồm: Thế giới di động, Vincommerce, FPT, MediaMart Việt Nam, AEON Việt Nam, Saigon co.op, Lotte Việt Nam,… 

Những yếu tố nào tác động tới tình hình phát triển ngành bán lẻ Việt Nam? 

Các yếu tố tác động tới sự phát triển của ngành bán lẻ: Lạm phát, lãi suất ngân hàng, giá cả thị trường, thu nhập, chi tiêu của người tiêu dùng, các chính sách kích cầu của chính phủ,…