Khi sử dụng các gói dịch vụ hỗ trợ tài chính, nhiều khách hàng được tư vấn mua bảo hiểm khoản vay. Điều này khiến không ít người cảm thấy phân vân, thậm chí hoang mang, lo lắng, do sợ phải gánh thêm một loại chi phí khác. Vậy khái niệm bảo hiểm khoản vay là gì, có bắt buộc phải mua không? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng nhất về nội dung này để bạn đọc hiểu rõ hơn.
Bảo hiểm khoản vay là gì?
Trước tiên, bạn cần hiểu khái niệm bảo hiểm khoản vay là gì? Hiểu đơn giản, đây là loại bảo hiểm được áp dụng với khoản vay vốn tại ngân hàng. Đối với ngân hàng, chúng giúp đảm bảo thu hồi vốn, ngay cả khi người vay mất khả năng trả nợ. Đối với khách hàng, khoản bảo hiểm này cũng sẽ giúp họ phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống, như tử vong, thương tật, hỏng hóc tài sản,…
Vậy bảo hiểm khoản vay chi trả trong trường hợp nào? Giả dụ, nếu bên vay bị tử vong, nghĩa vụ trả nợ sẽ không mất đi mà chuyển sang người thừa kế tài sản trong phạm vi di sản được thừa kế. Tuy nhiên, nếu mua bảo hiểm, nghĩa vụ này sẽ do công ty bảo hiểm thực hiện.
Theo giải thích của các nhân viên bên ngân hàng, đây là giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích của cả hai phía. Không chỉ xuất hiện với các gói vay tín chấp, loại bảo hiểm này còn có thể được áp dụng với hình thức thế chấp tài sản. Cụ thể, nếu tài sản đảm bảo bị hỏng hóc, cháy nổ gây mất giá trị, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả thay cho bạn.
Để tham gia bảo hiểm khoản vay, bạn phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản như đủ tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đã được ngân hàng xét duyệt cho vay. Ngoài ra, theo chính sách nhiều nơi, loại bảo hiểm này thường chỉ áp dụng với số tiền giải ngân từ 10 triệu đồng trở lên.
Phân loại bảo hiểm khoản vay
Để nắm rõ khái niệm bảo hiểm khoản vay là gì, bạn phải biết cách phân chia các loại bảo hiểm. Thông thường, các tổ chức tín dụng thường áp dụng hai loại bảo hiểm khoản vay như sau.
Bảo hiểm khoản vay tín chấp
Nếu đã tìm hiểu bảo hiểm khoản vay là gì, chắc chắn bạn không thể bỏ qua khái niệm bảo hiểm khoản vay tín chấp là gì. Bảo hiểm khoản vay rất phổ biến với hình thức vay này. Do khách hàng không có tài sản đảm bảo, nên các tổ chức tín dụng rất dễ gặp phải trường hợp không thể thu hồi vốn. Việc áp dụng bảo hiểm khoản vay tín chấp sẽ làm giảm thiểu rủi ro trên.
Điểm khác biệt giữa bảo hiểm khoản vay thế chấp và bảo hiểm khoản vay tín chấp là đối tượng của bảo hiểm. Đối với hình thức thế chấp, việc mua bảo hiểm sẽ giúp đảm bảo giá trị tài sản. Ngược lại, đối tượng của bảo hiểm vay tín chấp lại là chính khách hàng, ví dụ như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe,…
>> Xem thêm: Lừa đảo vay tín chấp – Những chiêu trò bạn cần cảnh giác
Bảo hiểm khoản vay thế chấp
Vậy với trường hợp thế chấp, bảo hiểm khoản vay là gì? Khi này, bảo hiểm thường được áp dụng lên chính tài sản thế chấp, nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của bên vay. Người vay vẫn được phép sử dụng, nhưng không được cố ý làm mất giá trị tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại nhiều rủi ro có thể xảy ra mà hai bên không lường trước được, ví dụ cháy nổ, hỏng hóc,… Lúc này, việc mua bảo hiểm cho tài sản sẽ phát huy tác dụng.
Phải đóng tiền bảo hiểm khoản vay bao nhiêu phần trăm? Cách tính bảo hiểm khoản vay
Phí bảo hiểm khoản vay là gì, cách tính ra sao? Phí bảo hiểm khoản vay cũng giống các loại phí bảo hiểm thông thường. Cách tính bảo hiểm khoản vay phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của các tổ chức tín dụng, nhưng nhìn chung sẽ được tính trên phần trăm tổng số tiền vay. Công thức cụ thể là:
Phí bảo hiểm khoản vay = Mức bảo hiểm (tính theo tỷ lệ %) x Số tiền vay theo hợp đồng
Mức bảo hiểm sẽ do phía ngân hàng quy định, hoặc thông qua thỏa thuận với người vay. Trong thực tế, con số này thường dao động từ 5% đến 6% tổng số tiền vay. Ví dụ, bạn vay ngân hàng A số tiền là 500 triệu đồng, mức bảo hiểm là 6%, thì tổng số phí bảo hiểm bạn phải trả cho khoản vay này là 30 triệu đồng.
Cách đóng phí bảo hiểm khoản vay là gì cũng là một trong những thắc mắc của khách hàng. Các ngân hàng rất linh hoạt trong vấn đề này. Bạn có thể được khấu trừ ngay khi giải ngân, hoặc cộng dồn vào tổng số tiền nợ. Kỳ hạn đóng phí có thể tính theo tháng, quý, năm,…
>> Xem thêm: Tất toán khoản vay là gì và tất cả bạn cần biết về phí tất toán
Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?
Bên cạnh câu hỏi bảo hiểm khoản vay là gì, bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Pháp luật hiện nay không có quy định nào yêu cầu bạn phải mua bảo hiểm khi vay tiền tại ngân hàng. Đồng thời, nhà nước cũng không cấm các tổ chức tài chính kinh doanh sản phẩm dịch vụ kèm bảo hiểm.
Việc mua bảo hiểm khoản vay phụ thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều nơi sẽ khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm. Bởi lẽ, đây là biện pháp rất an toàn nhằm phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong suốt thời gian vay.
Thế nhưng, trong thực tế xuất hiện không ít trường hợp các tổ chức tín dụng nài nỉ, thậm chí ép buộc khách hàng mua bảo hiểm để chạy KPI. Nhiều nhân viên còn nói dối khách hàng rằng đây là quy định của nhà nước. Để tránh điều này xảy ra, bạn nên chọn vay tại những ngân hàng uy tín và tìm hiểu kỹ thông tin chi tiết.
Không mua bảo hiểm khi vay vốn có sao không?
Như đã nói ở trên, việc mua bảo hiểm khoản vay là hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện. Các tổ chức tín dụng chỉ có thể khuyến khích tham gia, chứ không được bắt buộc. Thậm chí, các hành vi ép mua dịch vụ có thể coi là vi phạm luật kinh doanh bảo hiểm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mặc dù vậy, việc mua bảo hiểm cũng đem lại khá nhiều lợi ích cho khách hàng. Điều này giúp bạn tránh khỏi rủi ro mất khả năng trả nợ trong tương lai. Ví dụ, tài sản bị thiệt hại nặng, cháy nổ, người vay mắc bệnh, bị thương tật dẫn đến tình trạng không thể tạo ra thu nhập ổn định,…
Khi vay tiền ngân hàng bị ép mua bảo hiểm thì xử lý như thế nào?
Vậy cách xử lý khi bị ép mua bảo hiểm khoản vay là gì? Trước khi đi vay, bạn nên tìm hiểu kỹ quy định pháp luật, cũng như chính sách ngân hàng. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, cũng như không làm ảnh hưởng đến kế hoạch cá nhân,
Nếu có bằng chứng bị ngân hàng ép mua bảo hiểm, bạn có thể gửi đơn lên Ngân hàng Nhà nước, kèm bằng chứng để được giải quyết theo quy định. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã thiết lập đường dây nóng hotline để nhận phản ánh người dân về tình trạng này, cụ thể:
- Số điện thoại cố định: (024) 3936.1017.
- Số điện thoại di động: 0942.966.854.
- Email: duongdaynong.cqttgsnh@sbv.gov.vn
Trên đây, bePOS đã giúp bạn trả lời câu hỏi bảo hiểm khoản vay là gì, bảo hiểm khoản vay bao nhiêu phần trăm,… Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và đừng quên tiếp tục theo dõi các trang thông tin của bePOS nhé!
Hiện nay, bePOS đang hợp tác với những ngân hàng uy tín hàng đầu Việt Nam như Vietcombank, VPBank, MSB, UOB, Sacombank, KBank để triển khai các gói vay vốn kinh doanh, vay cá nhân. Đặc biệt, gói vay KBank với hạn mức 300 triệu không có phí ẩn, không mua bảo hiểm đang là sản phẩm HOT được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Ngoài ra, khách hàng có thể nhận hạn mức lên đến 7 tỷ đồng, lãi từ 9%/năm với vay thế chấp; hạn mức 1,6 tỷ đồng, lãi từ 1,59%/tháng với vay tín chấp. Hơn nữa, những gói vay này không phát sinh chi phí ẩn, có thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ hotline 024 7771 6889 hoặc điền vào form dưới.
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/14RhfEHGGTm2XkeO7XJOgng2n1gz?__hstc=244425114.39ab6f88bfe6381fffba85a66ca7eae8.1662370275987.1684205057385.1684207688513.298&__hssc=244425114.8.1684207688513&__hsfp=2752693192″ text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]
FAQ
Cách chỉ định công ty bảo hiểm khoản vay là gì, có được tự chọn không?
Nhìn chung, bạn có thể tự lựa chọn công ty mua bảo hiểm khoản vay. Tuy nhiên, nhân viên tư vấn thường khuyến khích bạn lựa chọn đơn vị đã có liên kết với ngân hàng cho vay. Bởi lẽ, quy trình làm việc diễn ra nhanh và bạn sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn.
Tiền bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?
Việc số tiền bảo hiểm khoản vay có được trả lại không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp, cụ thể như sau:
- Tiền bảo hiểm lớn hơn dư nợ khoản vay: Lúc này, công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ khoản nợ. Số tiền thừa nếu có sẽ được hoàn trả lại cho người vay.
- Bên mua chấm dứt hợp đồng bảo hiểm: Nếu bạn muốn chấm dứt hợp đồng bảo hiểm khoản vay, công ty sẽ hoàn trả lại cho bạn một phần tiền bảo hiểm. Thông thường, con số này rơi vào khoảng 70%.
- Bên bán chấm dứt hợp đồng bảo hiểm: Với trường hợp này, bên bán sẽ hoàn trả lại 100% phí bảo hiểm khoản vay.
Các hình thức thanh toán bảo hiểm khoản vay là gì?
Điều này phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng cho vay và thỏa thuận của hai bên. Một số hình thức thanh toán phổ biến hiện nay là:
- Khách hàng trực tiếp nộp tiền tại quầy làm việc ngân hàng.
- Chuyển khoản qua ứng dụng Online của ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm.
- Nộp tiền qua thu phí viên của công ty bảo hiểm.
Follow bePOS: