Điểm hòa vốn được ứng dụng trong tài chính kinh doanh, là một công cụ quan trọng không thể thiếu cho các nhà quản trị. Biết cách tính điểm hòa vốn sẽ giúp xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong tương lai. Vậy điểm hòa vốn là gì và công thức điểm hòa vốn ra sao? Cùng bePOS đi tìm lời giải trong bài viết này!
Điểm hoà vốn là gì?
Điểm hòa vốn là điểm thể hiện mức sản xuất hoặc bán hàng mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí bỏ ra, mức lợi nhuận bằng 0.
Vậy điểm hòa vốn tiếng Anh là gì? Dịch sang tiếng anh, điểm hoà vốn là Breakeven Point, hay viết tắt là BEP. Để xác định điểm hòa vốn, ba tiêu chí quan trọng cần xem xét bao gồm sản lượng sản phẩm hòa vốn, doanh thu tiêu thụ tại điểm hòa vốn, và thời gian đạt đến điểm hòa vốn.
Điểm hòa vốn được chia thành 2 loại chính như sau:
- Điểm hòa vốn trong kinh doanh: Trong kinh doanh, điểm hòa vốn là sự cân bằng giữa tài sản và nợ của doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo rằng công ty có khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động ổn định.
- Điểm hòa vốn trong tài chính: Trong tài chính cá nhân hoặc tổ chức, điểm hòa vốn thường liên quan đến khả năng chi trả nghĩa vụ tài chính và duy trì sự ổn định tài chính. Điểm hòa vốn trong tài chính có thể được tính bằng cách so sánh giá trị của tài sản sở hữu, chẳng hạn như nhà đất, cổ phiếu, trái phiếu.
>> Xem thêm: Các chỉ số tài chính quan trọng doanh nghiệp không nên bỏ qua
Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh
Nhìn chung, có 2 cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh mà doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng.
Công thức điểm hòa vốn cho một loại sản phẩm
Để tính toán điểm hòa vốn cho một loại sản phẩm, chúng ta sử dụng công thức sau:
Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định / (Giá bán 1 sản phẩm – Chi phí biến đổi của 1 sản phẩm)
Trong đó:
- Tổng chi phí cố định là tổng chi phí mà doanh nghiệp phải chịu ngay cả khi không có sản phẩm nào được sản xuất hay bán ra.
- Giá bán 1 sản phẩm là giá doanh nghiệp đặt ra cho mỗi đơn vị sản phẩm.
- Chi phí biến đổi của 1 sản phẩm là chi phí biến đổi mà doanh nghiệp phải chịu cho mỗi đơn vị sản phẩm, bao gồm cả các chi phí sản xuất và chi phí bán hàng.
Ví dụ về điểm hòa vốn của một loại sản phẩm được tính như sau:
Nếu một sản phẩm có tổng định phí là 1.000.000 VNĐ, đơn giá bán là 20.000 VNĐ và biến phí một đơn vị là 5.000 VNĐ, áp dụng công thức trên ta có:
Điểm hòa vốn = 1.000.000/ (20.000 – 5.000) = 67
Do đó, để đạt được điểm hòa vốn, doanh nghiệp cần sản xuất khoảng 67 đơn vị của sản phẩm đó. Công thức trên giúp xác định số lượng sản phẩm cần bán để chi phí tổng cộng bằng giá bán, điểm mà doanh nghiệp không gặp lỗ hay có lãi.
Công thức tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm
Khi thực hiện quá trình mua bán nhiều sản phẩm với giá thành khác nhau, việc xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn thường yêu cầu sự linh hoạt để áp dụng cho từng loại hàng hóa. Một trong những phương pháp phổ biến là sử dụng phương pháp tính tương đối theo chỉ tiêu bình quân. Dưới đây là các bước cụ thể của công thức tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm:
- Bước 1: Tính tỷ lệ sản phẩm
Tính bằng cách chia doanh thu mặt hàng cho tổng doanh thu doanh nghiệp, sau đó nhân với 100%.
- Bước 2: Tính tỷ lệ phần trăm số dư bình quân đảm phí
Phần trăm số dư bình quân đảm phí được tính bằng cách nhân tỷ lệ số dư đảm phí của từng mặt hàng với tỷ lệ tương ứng của mặt hàng đó.
- Bước 3: Tính doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn được tính bằng cách chia tổng định phí cho tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.
- Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn của các sản phẩm
Doanh thu hòa vốn của sản phẩm được tính bằng cách nhân doanh thu hòa vốn với tỷ lệ kết cấu của mặt hàng cần tính.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp bán sản phẩm A, B và C với tỷ lệ doanh thu lần lượt là 30%, 40% và 30%, và sản phẩm A có giá thành cao hơn, quy trình này giúp đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp với từng sản phẩm dựa trên các tỷ lệ và giá trị cụ thể của chúng. Cách tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm như vậy có tính áp dụng cũng rất cao.
Cách tính điểm hòa vốn trong tài chính (chứng khoán)
Trong tài chính, đặc biệt là lĩnh vực chứng khoán, điểm hòa vốn là một khái niệm quan trọng giúp đầu tư gia tăng hiểu biết về mức độ rủi ro và cân nhắc về cấu trúc vốn. Công thức để tính điểm hòa vốn lúc này là:
Điểm hòa vốn = (Số tiền mua chứng khoán + lãi vay)/ Số cổ phiếu
Để giúp bạn dễ hình dung hơn, hãy nhìn vào ví dụ về điểm hòa vốn trong chứng khoán sau đây:
Giả sử bạn mua 200 cổ phiếu của công ty ABC với giá 30,000 VNĐ mỗi cổ phiếu. Để thực hiện giao dịch này, bạn vay thêm 5.000.000 VNĐ. Áp dụng vào công thức, điểm hòa vốn của bạn sẽ là:
Điểm hoà vốn = [(200 x 30.000) + 5.000.000]/ 200 = 11.000.000/ 200 = 55.000
Trong trường hợp này, điểm hòa vốn là 55.000 VNĐ mỗi cổ phiếu. Cách tính điểm hòa vốn trong chứng khoán sẽ giúp bạn đánh giá mức độ rủi ro cũng như sự ổn định của đầu tư, đồng thời quyết định khi nào nên bán/mua thêm cổ phiếu, điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp,…
>> Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán BIDV nhanh nhất
Ý nghĩa khi xác định điểm hoà vốn của doanh nghiệp
Theo dõi, phân tích và biết cách tính điểm hòa vốn mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
- Đánh giá lợi nhuận sản phẩm: Điểm hòa vốn giúp xác định lợi nhuận của từng dòng sản phẩm, từ đó doanh nghiệp có thể tập trung vào những sản phẩm mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Quản lý doanh số bán hàng: Hiểu được mức độ biến động của doanh số bán hàng giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro và thiết lập kế hoạch kinh doanh linh hoạt hơn.
- Dự đoán, ước lượng ảnh hưởng của giá và chi phí: Dự đoán trước được cách thay đổi giá bán và chi phí sẽ ảnh hưởng thế nào đến tổng doanh thu, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược bán hàng.
- Quản lý chi phí cố định: Hiểu rõ mối quan hệ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư tài sản cố định một cách thông minh để tối ưu hóa lợi nhuận.
Một số lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn
Mặc dù cách tính điểm hoà vốn khá thực tế và hữu ích, khi phân tích điểm hòa vốn đừng bỏ qua một số lưu ý quan trọng sau:
- Biến động giá bán hàng: Giá bán sản phẩm thường thay đổi theo cung cầu trên thị trường và số lượng bán ra. Điều này làm cho việc giả định giá bán không thay đổi ở mọi mức số lượng trở nên không còn khả thi nữa.
- Chi phí biến đổi và chi phí cố định: Để tính toán điểm hòa vốn, cần xác định và phân chia rõ ràng giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định. Sự chính xác trong việc này ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích.
- Sự đa dạng của sản phẩm: Doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau với giá và chi phí biến đổi khác nhau. Điều này làm cho việc xác định điểm hòa vốn trở nên phức tạp, và có thể đòi hỏi quy đổi các sản phẩm về một sản phẩm chuẩn.
- Ảnh hưởng của lạm phát: Trong trường hợp lạm phát cao, phân tích điểm hòa vốn có thể bị sai lệch do công thức tính không phụ thuộc vào giá trị tiền tệ, nên cần lưu ý đến giá trị tiền tệ thay đổi theo thời gian.
- Hiển thị trên đồ thị điểm hòa vốn: Việc thể hiện vị trí điểm hòa vốn trên đồ thị điểm hòa vốn giúp quan sát và xác định xu hướng kinh doanh, đặc biệt khi phân tích điểm hòa vốn qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về cách tính điểm hòa vốn, cũng như một số lưu ý quan trọng để việc phân tích, tính toán được chính xác và hiệu quả hơn. Đừng quên thường xuyên theo dõi bePOS để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
FAQ
Điểm hòa vốn tiếng anh là gì?
Điểm hoà vốn trong tiếng Anh là Breakeven Point – BEP. Để xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp, có 3 tiêu chí quan trọng cần xem xét: sản lượng, doanh thu và thời gian.
Doanh nghiệp có thể hoà vốn sau bao lâu?
Thời kỳ hòa vốn trong kinh doanh và tài chính biến đổi tùy vào các yếu tố: bù đắp chi phí, thời điểm giá trị đầu tư bằng giá thị trường,…
Làm thế nào để đảm bảo điểm hòa vốn tốt?
Để đảm bảo điểm hòa vốn tốt cần theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính, giảm nợ và tăng giá trị tài sản sở hữu.
Follow bePOS: