Trang chủBlogs Tài chínhDoanh thu là gì? Ý nghĩa và cách tính doanh thu chuẩn nhất

Doanh thu là gì? Ý nghĩa và cách tính doanh thu chuẩn nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng Chín 09, 2023
Thu Hằng
Thu Hằng
1014 Đã xem

Doanh thu là một trong những cụm từ mà người làm kinh doanh nghe đến nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải cũng hiểu hết bản chất của thuật ngữ này. Vậy doanh thu là gì, có các loại nào? Doanh số và doanh thu liệu có phải là một không? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ tổng hợp tất cả những kiến thức quan trọng nhất về nội dung này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Doanh thu là gì?

Doanh thu là toàn bộ các khoản tiền thu được trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của một cá nhân hoặc một tổ chức. Dựa vào con số doanh thu thực tế, người ta có thể xây dựng bảng báo cáo doanh thu cho cá nhân/doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kế toán, doanh thu được định nghĩa là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các sản xuất – kinh doanh, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Do đó, thông thường, nếu hỏi doanh thu là gì, người ta sẽ hiểu đây là khoản tiền mà một cá nhân, hoặc doanh nghiệp thu được, thông qua quá trình buôn bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Doanh thu cao cho thấy doanh nghiệp đang vận hành hiệu quả. 

Theo chuẩn mực kế toán, định nghĩa doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán. Các giá trị này phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, qua đó làm tăng vốn chủ sở hữu. 

Có thể nói, mọi hoạt động của doanh nghiệp hầu hết đều hướng đến mục tiêu chung là tăng doanh thu một cách bền vững và lâu dài. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng đạt được mục tiêu trên. Để thực hiện điều này, nhà quản trị cần hiểu rõ bản chất doanh thu là gì, cũng như tìm các phương pháp tăng trưởng hiệu quả.  

chu-doanh-nghiep-can-hieu-doanh-thu-la-gi
Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất doanh thu là gì?

Các loại doanh thu

Để hiểu rõ hơn định nghĩa doanh thu, bạn cần biết cách phân biệt các loại doanh thu, hoặc hiểu đơn giản là nguồn doanh thu: 

  • Doanh thu bán hàng: Đây là doanh thu kiếm được từ hoạt động buôn bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng rất quan trọng, là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính và giảm phụ thuộc vào các khoản vay.
  • Doanh thu từ hoạt động tài chính: Đây là các phần tiền lãi, lợi nhuận, khoản thu mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tài chính như mua bán chứng khoán, góp vốn liên doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác. 
  • Doanh thu trong nội bộ doanh nghiệp: Khoản doanh thu này chưa được nhiều người biết đến. Cụ thể, doanh thu nội bộ là số tiền doanh nghiệp có được thông qua việc mua bán sản phẩm, dịch vụ giữa các đơn vị thuộc cùng công ty, tập đoàn. 
  • Doanh thu bất thường: Doanh thu bất thường có được từ các hoạt động ít xảy ra, không phải việc kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Ví dụ như bán vật tư, bán vật dụng dư thừa, thanh lý tài sản,… 
cac-loai-doanh-thu-la-gi
Tìm hiểu các loại doanh thu là gì, đặc điểm thế nào

>> Xem thêm: Doanh thu thuần là gì và làm sao để tính doanh thu thuần chính xác?

Công thức tính doanh thu

Về cơ bản, cách tính doanh thu được thực hiện qua công thức như sau:

  • Tổng doanh thu: Đây là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ quá trình bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. 

Tổng doanh thu = Giá bán x Sản lượng

hoặc

Tổng doanh thu = Giá bán dịch vụ x Số lượng khách hàng

  • Doanh thu thuần: Đây là số tiền thực để tính lãi lỗ của doanh nghiệp, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động.

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong cách tính doanh thu trên, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giá háng bán trả lại, hoặc giảm giá hàng bán. Trong phần dưới, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về từng loại giảm trừ doanh thu này, nên hãy tiếp tục theo dõi nhé!

cong-thuc-tinh-doanh-thu-la-gi
Cần nắm chắc công thức tính khi nghiên cứu doanh thu là gì

Ý nghĩa của doanh thu là gì?

Doanh thu là một trong các chỉ số tài chính rất quan trọng, có tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có doanh thu để chi trả chi phí vận hành, đồng thời đây cũng chính là nguồn vốn cho kỳ kinh doanh tiếp theo. 

Nếu doanh nghiệp có mức doanh thu ổn định, tăng trưởng đều thì dòng tiền vốn luân chuyển cũng được gia tăng. Nhờ đó, khả năng thanh khoản sẽ được cải thiện rất nhiều, tạo điều kiện quay vòng vốn, tái đầu tư vào mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh thu cũng cho thấy uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, chiếm được sự tin tưởng của các nhà đầu tư khác và khách hàng. 

doanh-thu-cao-cho-thay-doanh-nghiep-hoat-dong-tot
Ý nghĩa của doanh thu là gì? – Doanh thu cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu được quy định trong Thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo đó, doanh thu được ghi nhận khi phát sinh giao dịch kinh tế, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, không kể đã thu được tiền hay chưa.

Một số quy định cụ thể về việc ghi nhận doanh thu là:

  • Đối với doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ: Doanh thu từ hoạt động này quy định cụ thể trong Điểm 1.6.10 Điều 79 Thông tư 200. Ví dụ, giao dịch theo chương trình giảm giá thì thông qua hệ thống tích điểm thưởng. Người bán phải quy định rõ ràng về thời gian, nếu quá hạn thì khách hàng không được áp dụng.
  • Đối với doanh thu từ hợp đồng xây dựng: Hoạt động này quy định tại Điểm 1.6.11 Thông tư 200. Ví dụ, doanh thu từ hợp đồng xây dựng có thể tăng giảm theo từng trường hợp, tăng khi giá cả tăng, giảm khi nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ,…  
  • Doanh thu từ việc thuê tài sản: Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản quy định tại Điểm 1.6.12 Thông tư 200. Cụ thể, bên đi thuê không được hủy ngang hợp đồng thuê, nếu xảy ra thì doanh nghiệp cho thuê không phải trả lại số tiền đã nhận. 

Tuy nhiên, dù thực hiện dưới nguyên tắc nào, thì điều quan trọng là kế toán phải ghi toàn bộ quá trình này một cách chính xác, minh bạch và trung thực. Nếu xảy ra sai sót trong quá trình ghi nhận doanh thu, thì các bên liên quan phải chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, ghi thiếu doanh thu làm ảnh hưởng thủ tục thuế, khiến doanh nghiệp chịu phạt tăng thuế.

quy-tac-ghi-nhan-doanh-thu-la-gi
Các nguyên tắc cần nắm khi ghi nhận doanh thu là gì?

Các khoản giảm trừ doanh thu phải biết

Các khoản giảm trừ là khái niệm quan trọng khi nghiên cứu cách tính doanh thu là gì. Giảm trừ doanh thu là các khoản phát sinh khi thực hiện giao dịch kinh tế, được giảm trừ vào doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn liệt kê các khoản giảm trừ doanh thu cơ bản nhất.

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá so với giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn. Chiết khấu thương mại được thể hiện qua nhiều hình thức, như chiết khấu theo từng lần mua hàng, chiết khấu sau nhiều lần mua hàng,… Ví dụ, khách hàng mua lần đầu tiên có thể được giảm giá, hoặc mua nhiều lần với lượng lớn,…

Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua, do hàng kém chất lượng, sai quy cách hoặc bị lạc hậu so với thị hiếu chung. Ví dụ, quần áo mùa hè tồn kho phải giảm giá vào cuối mùa, trước khi chuyển sang mùa đông. Giảm giá hàng bán có nhiều hình thứ, như giảm giá ngay khi mua hàng (thể hiện trên hóa đơn), hoặc giảm sau nhiều đợt bán (thể hiện trên hóa đơn cuối cùng).

giam-gia-hang-ban-doanh-thu
Giảm giá hàng bán – Một loại giảm trừ cần biết khi tìm hiểu doanh thu là gì

Giá trị hàng bán bị trả lại

Đây là một khái niệm bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu các khoản giảm trừ doanh thu là gì. Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng đã xác định là bán ra và được tiêu thụ, nay bị khách trả lại và từ chối thanh toán. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vi phạm thỏa thuận, hàng không đúng chất lượng cam kết,…

Các loại thuế

Ngoài ra, các loại thuế cũng được tính là khoản giảm trừ doanh thu, cụ thể: 

  • Thuế doanh thu: Là loại thuế được đánh vào doanh thu của hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với mỗi lần phát sinh doanh thu bán hàng. 
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là thuế đánh vào một số loại hàng hóa mang tính chất xa xỉ, là công cụ để nhà nước điều tiết việc sản xuất, tiêu dùng. Một số hàng hóa bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là rượu, thuốc lá, ô tô,…
  • Thuế giá trị gia tăng: Là loại thuế tính dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, tăng thêm trong quá trình sản xuất, lưu thông đến người dùng. Trong đó, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp sẽ được đánh trên doanh thu của doanh nghiệp, tỷ lệ tùy theo từng ngành nghề.
giam-tru-doanh-thu-la-gi
Thuế cũng là một khái niệm phải biết khi tìm hiểu giảm trừ doanh thu là gì

Doanh số và doanh thu liệu có giống nhau? 

Doanh số và doanh thu là hai thuật ngữ rất dễ gây hiểu lầm. Tuy nhiên, chúng không phải là một và người làm kinh doanh phải phân biệt rõ các nội dung này. Vậy doanh số là gì, khác nhau thế nào? Hiểu đơn giản, doanh số là tổng số tiền doanh nghiệp thu được trong một khoảng thời gian nhất định, còn doanh thu thì theo kỳ kế toán.

Ngoài ra, doanh số có được từ hoạt động bán hàng, còn doanh thu kiếm được từ nhiều nguồn khác nhau. Một số nguồn kiếm doanh thu như đã nói ở trên bao gồm mua bán chứng khoán, cho vay, cho thuê tài sản, lãi suất tiền gửi ngân hàng, đầu tư vào doanh nghiệp khác,…

phan-biet-doanh-thu-voi-doanh-so
Doanh số là gì, doanh số và doanh thu khác nhau thế nào?

Mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu là gì?

Vậy điểm khác biệt giữa lợi nhuận và doanh thu là gì? Đây là câu hỏi khá nhiều người thắc mắc, nhưng không phải ai cũng tìm được câu trả lời. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về hai khái niệm gây nhầm lẫn này.

So sánh Doanh thu Lợi nhuận
Khái niệm Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được trong kỳ kế toán, thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.  Lợi nhuận là tài sản mà doanh nghiệp nhận được, sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan. 
Vị trí trong Báo cáo tài chính Nằm ở dòng trên cùng báo cáo kết quả kinh doanh, còn được gọi là Revenue, hay Net Sales (doanh thu ròng).  Nằm ở dòng cuối báo cáo kinh doanh, còn được gọi là Net Income. 
Công thức Doanh thu = Giá bản sản phẩm, dịch vụ x Sản lượng Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
doanh-thu-va-loi-nhuan
Doanh thu (Net Sales) được ghi ở dòng đầu còn lợi nhuận (Net Income) được ghi nhận ở dòng cuối

Lợi nhuận mà mọi người thường nhắc đến là lợi nhuận ròng, chứ không phải lợi nhuận gộp hay lợi nhuận hoạt động. Lợi nhuận ròng chính là phần doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí. Vì vậy, một công ty dù có doanh thu thì vẫn có thể bị lỗ, do chi phí bỏ ra quá lớn. 

>> Để hiểu rõ hơn dòng doanh thu là gì, có ý nghĩa thế nào, bạn hãy tham khảo ví dụ sau:

Công ty J.C Penney trong báo cáo kinh doanh năm 2017 có tổng doanh thu thuần là 12,5 tỷ USD. Lợi nhuận gộp của công ty là 12,5 tỷ, trừ đi 8,17 tỷ giá vốn bán hàng => còn lại 4,33 tỷ. Lợi nhuận hoạt động, tức là lấy doanh thu trừ đi các chi phí cố định và biến đổi, còn lại 116 triệu đồng. Lợi nhuận ròng của J.C Penny là – 116 triệu USD, nghĩa là vẫn bị lỗ dù làm ra doanh thu.

Làm thế nào để doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả?

Vậy cách tăng doanh thu là gì, lên kế hoạch sao cho hiệu quả? Đây là câu hỏi mà hầu hết mọi chủ doanh nghiệp đều quan tâm và dành thời gian nghiên cứu. Về cơ bản, để tăng doanh thu, có hai khía cạnh bạn cần chú ý là kích thích bán hàng và cắt giảm chi phí. 

Doanh thu bán hàng có được từ việc buôn bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Để kích thích doanh thu này, nhà quản trị nên:

  • Xác định tệp khách hàng phù hợp: Để có doanh thu ổn định, bạn phải phác họa chân dung tệp khách hàng mà mình hướng đến, đồng thời tìm cách chinh phục họ. Càng nhiều người là khách hàng trung thành, doanh nghiệp càng giữ được doanh thu bền vững và có chỗ đứng trên thị trường. 
  • Chú trọng chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn là yếu tố chính để giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo ngày càng nâng cao giá trị và lợi ích, giúp thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. 
  • Đẩy mạnh các chiến dịch Marketing, quảng cáo: Trước hết, nhà quản trị nên chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ bán hàng, vì đây chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngoài ra, thực hiện Marketing trên các nền tảng số cũng không thể thiếu trong thời kỳ 4.0 như hiện nay. 
ke-hoach-marketing-thong-minh-thuc-day-doanh-thu
Kế hoạch Marketing thông minh giúp thúc đẩy doanh thu

Cắt giảm chi phí là một khía cạnh khác giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu hiệu quả. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể tìm những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu phù hợp, đồng thời trở thành đối tác lâu dài để nhận nhiều ưu đãi. Ngoài ra, nhà quản trị cần cân đối thu chi hợp lý, không chi tiêu nhiều hơn doanh thu. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một phương án tốt để tối ưu hóa quá trình vận hành và giảm chi phí. 

Nếu bạn đang tìm một phần mềm quản lý bán hàng, quản lý tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần mềm bePOS là lựa chọn hợp lý. bePOS đã và đang là đối tác của rất nhiều chuỗi nhà hàng, Spa, cửa hàng bán lẻ,… tại Mỹ, Úc, Việt Nam. Theo thống kê, sau khi sử dụng bePOS, nhiều chuỗi đã tăng đến 30% doanh thu và giảm 50% thời gian quản lý. Một số tính năng cơ bản của phần mềm này là quản lý doanh thu, quản lý hàng tồn kho, phân quyền nhân viên, báo cáo tài chính và Marketing.

sieu-app-quan-ly-ban-hang-bepos-nhieu-tinh-nang-vuot-troi
Siêu App quản lý bán hàng bePOS có nhiều tính năng vượt trội giúp tăng doanh thu 

ĐĂNG KÝ NGAY

Trên đây, bePOS đã giúp bạn trả lời doanh thu là gì, có những loại nào, phân biệt điểm khác nhau giữa doanh thu và doanh số, cũng như phương pháp tăng doanh thu hiệu quả. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, bạn hãy tiếp tục truy cập Website bePOS để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

FAQ

Điểm khác nhau giữa doanh thu và lợi nhuận là gì?

Doanh thu là tổng thu nhập doanh nghiệp tạo ra từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ trong kỳ nhất định. Lợi nhuận là khoản còn lại sau khi đã trừ các khoản phải trả, chi phí vận hành,… Doanh nghiệp vẫn có thể lỗ, ngay cả khi tạo ra doanh thu, đây chính là điểm cơ bản giúp bạn phân biệt điểm khác nhau giữa dòng lợi nhuận và dòng doanh thu là gì trong BCTC. 

Hàng bán bị trả lại trong những trường hợp nào?

Hàng bán bị trả lại khi doanh nghiệp không giao hàng đúng thỏa thuận, ví dụ chất lượng không đảm bảo, số lượng không đủ, thời gian và địa điểm không theo cam kết. Ngoài ra, người mua cũng có thể trả lại hàng do những thay đổi trong kế hoạch của mình, nhưng có thể phát sinh nhiều chi phí kèm theo.