Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpMẫu checklist đánh giá nhà cung cấp hiệu quả, toàn diện nhất

Mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp hiệu quả, toàn diện nhất

Tháng tám 08, 2024
Avatar
Chu Hanh
1345 Đã xem

Trong bất cứ ngành nghề nào, việc chọn lựa nguồn cung cấp là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp đòi hỏi sự cẩn trọng, hiệu quả. Và để thực hiện điều này, một mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp là công cụ hữu ích không thể thiếu. bePOS sẽ giới thiệu cho chủ doanh nghiệp những mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp chuẩn nhất hiện nay.

Tại sao cần checklist đánh giá nhà cung cấp?

Checklist đánh giá nhà cung cấp là một danh sách các tiêu chí đánh giá để kiểm tra và đánh giá nhà cung cấp về các yêu cầu về chất lượng, an toàn, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi,…. Việc đánh giá nhà cung cấp giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hạn chế các tình huống rủi ro trong tương lai.

Vậy vai trò của checklist là gì khi đánh giá nhà cung cấp? Dưới đây là một số lý do quan trọng nhất:

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Checklist đánh giá nhà cung cấp giúp chắc chắn rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mà chủ kinh doanh nhận được đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp đề ra.
  • Xác định rủi ro và đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng: Việc đánh giá nhà cung cấp giúp chủ kinh doanh xác định các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cung ứng sản phẩm và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
  • Tối ưu hóa quản lý chi phí: Nhờ có checklist đánh giá hiệu suất và giá trị từ nhà cung cấp, chủ kinh doanh có thể tối ưu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tránh việc nhập nguồn hàng không đảm bảo chất lượng, phải tiêu hủy, gây lãng phí.
  • Đánh giá hiệu suất và hiệu quả của nhà cung cấp: Việc đánh giá nhà cung cấp giúp chủ kinh doanh theo dõi và đánh giá hiệu suất của họ trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này giúp chủ kinh doanh thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo rằng mình đang làm việc với những đối tác hiệu quả nhất.
Tại sao cần checklist đánh giá nhà cung cấp
Bảng đánh giá nhà cung cấp giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng

Một số người thắc mắc “Tạo checklist đánh giá có làm ảnh hưởng đến quá trình mua sắm, hợp tác nhà cung cấp không?”. Câu trả lời là “Không“, checklist đánh giá nhà cung cấp là một công cụ hữu ích, có ảnh hưởng tích cực đến quy trình mua sắm và quản lý nhà cung cấp. Ngoài những lợi ích kể trên, biểu mẫu đánh giá nhà cung cấp giúp doanh nghiệp tìm kiếm các nhà cung cấp mới phù hợp hơn nếu cần thiết.

Các mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp phổ biến

Mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp cơ bản 

  • Mục đích: Đánh giá và xác minh khả năng của nhà cung cấp để đảm bảo rằng nhà cung cấp đáp ứng được nhu cầu của bạn.
  • Thông tin cần có trong checklist: Thông tin cơ bản về nhà cung cấp bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên hệ. Đồng thời, kiểm tra năng lực sản xuất hoặc cung ứng, quản lý chất lượng, tình hình tài chính cơ bản, và nếu có, chấp thuận từ các khách hàng khác.
Mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp cơ bản
Mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp cơ bản

>> Tham khảo Mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp cơ bản Tại đây.

Mẫu checklist đánh giá năng lực nhà cung cấp mới 

  • Mục đích: Xác minh khả năng của nhà cung cấp mới để hợp tác.
  • Thông tin cần có: Thông tin cơ bản về nhà cung cấp, năng lực sản xuất, quản lý chất lượng, tài chính, chấp thuận từ khách hàng khác (nếu có).
Mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp mới
Mẫu checklist ví dụ về đánh giá nhà cung cấp mới

>> Tham khảo Mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp mới Tại đây.

Mẫu checklist đánh giá hiệu suất nhà cung cấp 

  • Mục đích: Đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp trong quá trình cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Thông tin cần có: Sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp, tuân thủ hợp đồng, chất lượng sản phẩm, hiệu suất tài chính, phản hồi từ khách hàng.
Mẫu checklist đánh giá hiệu suất nhà cung cấp
Mẫu đánh giá nhà cung cấp về hiệu suất làm việc

>> Tham khảo Mẫu checklist đánh giá hiệu suất nhà cung cấp Tại đây

Mẫu checklist đánh giá hoạt động nhà cung cấp 

  • Mục đích: Đánh giá quá trình hoạt động của nhà cung cấp và đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn.
  • Thông tin cần có: Hoạt động sản xuất hoặc cung ứng, quản lý rủi ro, an ninh thông tin, tuân thủ tiêu chuẩn và quy định.
Mẫu checklist đánh giá hoạt động nhà cung cấp
Mẫu đánh giá nhà cung cấp về quá trình hoạt động

>> Tham khảo Mẫu checklist đánh giá hoạt động nhà cung cấp Tại đây

Mẫu checklist đánh giá lại nhà cung cấp

  • Mục đích: Đánh giá lại khả năng và hiệu suất của nhà cung cấp hiện tại.
  • Thông tin cần có: Lịch sử và hiệu suất trước đây, phản hồi từ khách hàng hiện tại, đánh giá lại hợp đồng và cam kết, kiểm tra lại tài chính.
Mẫu checklist đánh giá lại nhà cung cấp
Mẫu checklist đánh giá lại nhà cung cấp

>> Tham khảo Mẫu checklist đánh giá lại nhà cung cấp Tại đây

Quy trình đánh giá nhà cung cấp theo quy chuẩn ISO

Quy trình đánh giá nhà cung cấp đòi hỏi sự tuân thủ và hệ thống hoá từ những bước cơ bản ban đầu đến bước cuối cùng của việc thiết lập hợp đồng với nhà cung cấp. Cách thực hiện quy trình này có sự khoa học và tuần tự để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang làm việc với những đối tác đủ uy tín, đáng tin cậy. Dưới đây là quy trình đánh giá nhà cung cấp theo ISO:

Bước 1 – Xây dựng các điều kiện, tiêu chí đánh giá 

Quy trình đánh giá nhà cung cấp dựa trên việc xác định xem nhà cung cấp có đáp ứng các tiêu chí mà doanh nghiệp đề ra hay không. Sau đó, sự so sánh với những nhà cung cấp khác giúp lựa chọn đơn vị phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp. Bước quan trọng đầu tiên trong quá trình này là thiết lập các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp.

Chủ kinh doanh có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá thành bảng đánh giá nhà cung cấp. Những tiêu chí này sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, các yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, và điều kiện cụ thể của thị trường. Một số tiêu chí cần có trong checklist đánh giá nhà cung cấp là:

  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Sự đánh giá về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp, cũng như chất lượng của nguyên vật liệu.
  • Uy tín của nhà cung cấp: Mức độ tin tưởng và uy tín của nhà cung cấp trong ngành.
  • Giá cả: Sự cân nhắc giữa giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ và ngân sách của doanh nghiệp.
  • Phương thức thanh toán: Các điều khoản thanh toán và điều kiện tài chính với nhà cung cấp.
  • Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ: Khả năng của nhà cung cấp trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ theo yêu cầu và thời gian quy định.
  • Tính bền vững của nhà cung cấp: Điều này liên quan đến khả năng của nhà cung cấp duy trì và phát triển trong dài hạn.
  • Rủi ro tài chính của nhà cung cấp: Đánh giá về tình hình tài chính của nhà cung cấp và khả năng của họ để duy trì các cam kết.
Quy trình đánh giá nhà cung cấp - Tạo tiêu chí
Cần xây dựng những tiêu chí cơ bản để đánh giá nhà cung cấp

Bước 2 – Tìm kiếm các đơn vị cung cấp tiềm năng

Với sự bùng nổ của Internet và các nền tảng công nghệ, việc tìm kiếm các nhà cung cấp đã trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn đáng kể. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm, liệt kê các đối tác vào checklist đánh giá nhà cung cấp thông qua nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm:

  • Tìm kiếm trực tuyến: Tìm kiếm trên các kênh mạng xã hội, sàn thương mại điện tử các nhà cung cấp có liên quan đến ngành của mình.
  • Quảng cáo và thông tin trực tiếp: Các thông tin về các nhà cung cấp thường được quảng cáo trực tiếp qua các kênh truyền thông, như trên truyền hình, radio, hoặc trên trang web và truyền thông xã hội.
  • Thư chào hàng: Gửi thư chào hàng hoặc yêu cầu báo giá đến các nhà cung cấp tiềm năng để thu thập thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ của họ.
  • Kiểm tra dữ liệu và hồ sơ trước đây: Xem xét lịch sử và kết quả làm việc với các nhà cung cấp trong quá khứ và tiềm năng trong tương lai.
  • Tương tác với cộng đồng kinh doanh: Tìm kiếm ý kiến và đánh giá từ cộng đồng kinh doanh hoặc lĩnh vực kinh doanh để tìm hiểu về các nhà cung cấp tiềm năng.
Quy trình đánh giá nhà cung cấp - Tìm kiếm nhà cung cấp
Tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng qua Internet, hoặc các mối quan hệ ngoại giao

Bước 3 – Gửi yêu cầu báo giá và hồ sơ năng lực đến nhà cung cấp

Sau khi đã xác định được danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, chủ kinh doanh cần tiến hành liên hệ với họ để yêu cầu thông tin báo giá và hồ sơ năng lực. Việc này có thể được thực hiện qua các kênh liên lạc như điện thoại, email, hoặc hình thức khác tương tự.

Đồng thời, chủ kinh doanh cũng nên đưa ra những yêu cầu đặc biệt hoặc thông tin cụ thể nếu cần thiết. Tất cả những thông tin này sẽ được sử dụng để hỗ trợ quá trình đánh giá và xác định xem nhà cung cấp có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hay không.

Quy trình đánh giá nhà cung cấp - Gửi báo giá
Xem báo giá và hồ sơ năng lực của nhà cung cấp

Bước 4 – Đánh giá nhà cung cấp và đưa ra những sàng lọc sơ bộ 

Để lựa chọn nhà cung cấp tốt và phù hợp nhất, bước tiếp theo trong quy trình là tiến hành checklist đánh giá nhà cung cấp. Đánh giá này phụ thuộc vào sự đảm bảo từ cả hai bên: nhà cung cấp và doanh nghiệp. Do đó, sẽ có cuộc trao đổi giữa hai bên để lắng nghe đề xuất từ nhà cung cấp và để họ hiểu rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Kết quả của đánh giá sơ bộ bao gồm:

  • Ưu điểm và nhược điểm của từng nhà cung cấp.
  • Nhà cung cấp nào có tổng số điểm đánh giá cao nhất.
  • Nhà cung cấp nào đưa ra báo giá hoặc cam kết về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất.

Nếu danh sách các nhà cung cấp tiềm năng quá nhiều, doanh nghiệp có thể phân loại đánh giá thành từng vòng khác nhau. Ví dụ, vòng 1 có thể tiến hành đánh giá sơ bộ của hồ sơ của nhà cung cấp. Các vòng đánh giá tiếp theo có thể thực hiện chi tiết dựa trên những tiêu chí đã đề ra. Hoặc, doanh nghiệp có thể đề xuất cho nhà cung cấp tiến hành thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ để chứng minh khả năng đáp ứng nhu cầu của họ.

Quy trình đánh giá nhà cung cấp - Sàng lọc sơ bộ
Sàng lọc sơ bộ những cái tên được ưu tiên trong form đánh giá nhà cung cấp 

Bước 5 – Thương lượng, đàm phán 

Tiếp theo là quá trình thương lượng và đàm phán hợp đồng nhằm thiết lập các điều khoản, điều kiện mà cả hai bên đã thống nhất trước khi ký kết hợp đồng. Sau khi đàm phán kết thúc, doanh nghiệp sẽ tiếp tục loại bỏ các nhà cung cấp không phù hợp với những tiêu chí đã đề ra.

Bước 6 – Đánh giá kỹ thuật 

Quá trình đánh giá kỹ thuật được thực hiện bằng cách sử dụng sản phẩm mẫu hoặc bằng cách doanh nghiệp đánh giá quy trình sản xuất mẫu sản phẩm của nhà cung cấp tại cơ sở sản xuất của họ.

Ngoài ra, có những doanh nghiệp có thể chọn tiết kiệm chi phí bằng cách đánh giá dựa trên các chứng chỉ và ghi chú đã được cấp cho sản phẩm như ISO 9001, ISO 22000, GMP và nhiều tiêu chuẩn khác.

Quy trình đánh giá nhà cung cấp - Đánh giá kỹ thuật
ISO là tiêu chí kỹ thuật được nhiều người dùng để đánh giá nhà cung cấp

Bước 7 – Tiến hành ký hợp đồng 

Quá trình ký kết hợp đồng là kết quả của các đàm phán và thỏa thuận giữa hai bên. Hợp đồng này chứa những điều khoản và điều kiện ràng buộc phổ biến như: chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, giá thành, phương thức giao hàng, thanh toán, trách nhiệm xã hội, và nhiều điểm khác.

Bước 8 – Quyết định đặt hàng 

Trong trường hợp mua hàng một lần, đơn hàng sẽ được gắn liền với hợp đồng. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng lớn và có nhiều lần giao hàng, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc đặt hàng trong phạm vi thời gian và số lượng đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Đơn hàng sẽ chi tiết các thông tin sau:

  • Sản phẩm hoặc hàng hóa cần mua
  • Đàm phán về giá
  • Số lượng nhập hàng
  • Các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hàng hóa
  • Ngày dự kiến giao hàng
  • Địa điểm giao hàng
  • Các yếu tố khác có liên quan
Quy trình đánh giá nhà cung cấp - Đặt hàng
Quyết định đặt hàng tại nhà cung cấp có tiềm năng

Bước 9 – Kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện của nhà cung cấp 

Doanh nghiệp cần thực hiện một quá trình giám sát và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo rằng nhà cung cấp tuân thủ các điều khoản, điều kiện đã thỏa thuận. Họ cũng cần phản ứng nhanh chóng và đưa ra giải pháp khi gặp vấn đề hoặc vi phạm.

Theo tiêu chuẩn ISO 9001, doanh nghiệp cần lựa chọn mức độ kiểm soát nhà cung cấp tùy thuộc vào mức độ tác động tiềm ẩn của sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà cung cấp đó mang lại.

Bước 10 – Tái đánh giá định kỳ

Doanh nghiệp nên thực hiện đánh giá định kỳ của nhà cung cấp ít nhất là hàng năm một lần, tuỳ thuộc vào mức độ kiểm soát nhà cung cấp mà họ lựa chọn. Việc tái đánh giá định kỳ hàng năm giúp đảm bảo rằng nhà cung cấp duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo những tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp đã thiết lập từ đầu.

Quy trình đánh giá nhà cung cấp - Tái đánh giá
Tái đánh giá định kỳ thông qua các form đánh giá nhà cung cấp

>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm hiệu quả cho doanh nghiệp

10 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp cho doanh nghiệp

Competence – Năng lực

Competence – Năng lực, tức là checklist đánh giá nhà cung cấp nên trả lời các câu hỏi sau:

  • Nhà cung cấp có đủ năng lực để cung cấp nguyên liệu theo nhu cầu của công ty không?
  • Nhà cung cấp có đủ khả năng xử lý đơn hàng của công ty đúng, đủ và nhanh không?

Dấu hiệu cho thấy nhà cung cấp có năng lực tốt là có nhà xưởng lớn, hiện đại, máy móc đầy đủ, hoặc một nhà kho lớn. Muốn biết điều này, bạn phải đến tận nơi làm việc của nhà cung cấp để xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định.

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp - Năng lực
Nhà cung cấp có năng lực tốt được thể hiện qua nhà máy, nhà kho hiện đại

Capacity – Năng suất

Đảm bảo hiệu suất cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Các yếu tố trong checklist đánh giá nhà cung cấp liên quan đến vấn đề hiệu suất là:

  • Thời gian thực hiện đơn hàng: Thời gian mà nhà cung cấp cần để thực hiện và giao hàng cho doanh nghiệp là một yếu tố quyết định trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng hiệu quả.
  • Độ tin cậy của giao hàng: Việc đảm bảo rằng nhà cung cấp giao hàng đúng thời gian theo thỏa thuận là rất quan trọng để chủ doanh nghiệp có thể duy trì sự liên tục trong hoạt động kinh doanh của mình.
  • Giao hàng đúng: Sản phẩm hoặc dịch vụ cần phải đúng loại hàng hóa, đúng chất lượng và số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Tính linh hoạt: Khả năng của nhà cung cấp thích ứng và thay đổi khi các điều kiện liên quan thay đổi cũng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ cung ứng mạnh mẽ.
Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp - Năng suất
Checklist đánh giá nhà cung cấp phải tính đến khả năng cung ứng hàng hóa

Commitment – Sự cam kết

Phiếu đánh giá nhà cung cấp phải trả lời câu hỏi “Nhà cung cấp có tuân thủ đúng cam kết với công ty bạn không?”. Dấu hiệu cho thấy một công ty có sự cam kết là đưa ra những chứng chỉ đạt yêu cầu về chất lượng, như ISO, NSF,… Ngoài ra, nhà cung cấp phải có chính sách bồi thường nếu không thực hiện đúng cam kết.

Control – Kiểm soát

Control – Kiểm soát tức là nhà cung cấp phải có quy trình, thủ tục, chuỗi cung ứng chuyên nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo sản phẩm đầu kỳ và cuối kỳ giao đồng nhất về chất lượng. Một nhà cung ứng tốt phải kiểm soát tốt tất cả công đoạn trong quy trình chuỗi cung ứng của mình.

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp - Kiểm soát
Nhà cung cấp phải kiểm soát toàn bộ công đoạn trong quy trình sản xuất

Cash – Tiền mặt

Một yếu tố nữa nên có trong checklist đánh giá nhà cung cấp là dòng tiền mặt của nhà cung cấp. Liệu nhà cung cấp có dòng tiền tốt không, tình hình tài chính thế nào? Những công ty có dòng tiền mặt tích cực chứng tỏ đang hoạt động tốt, có vị thế cao và có khả năng vượt qua thăng trầm khi nền kinh tế bất ổn. Nhà cung cấp có sức mạnh tài chính cũng giúp công ty của bạn đứng vững khi xảy ra biến động thị trường.

Cost – Chi phí

Yếu tố này có tác động trực tiếp đến khả năng mua sắm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp hai nhà cung cấp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng và hiệu suất tương tự, giá cả cũng như phương thức thanh toán sẽ quyết định lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp.

Các yếu tố trong checklist đánh giá nhà cung cấp liên quan đến vấn đề giá cả:

  • Sự cạnh tranh: Giá phải cạnh tranh và tương đương với giá của các nhà cung cấp khác cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. So sánh giá từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để đảm bảo bạn đang nhận được giá tốt nhất có thể.
  • Sự ổn định: Giá cả cần phải ổn định và hạn chế thay đổi quá nhanh theo thời gian.
  • Sự chính xác: Giá trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn cần phải tương đối chính xác và không có chênh lệch lớn.
  • Thay đổi giá: Nhà cung cấp cần thông báo trước về bất kỳ thay đổi giá nào để bạn có thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình.
  • Độ nhạy cảm về chi phí: Nhà cung cấp nên hiểu rằng doanh nghiệp cần giảm chi phí, vì vậy họ cũng nên đề xuất phương án để tiết kiệm chi phí cho chủ doanh nghiệp.
  • Minh bạch trong thanh toán: Thời gian trung bình để nhận được thông tin về thanh toán cần phải hợp lý. Các chi phí ước tính không nên thay đổi đáng kể so với hóa đơn cuối cùng. Hóa đơn từ nhà cung cấp cần phải được cung cấp đúng thời hạn và dễ đọc và hiểu.
Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp - Chi phí
Checklist đánh giá nhà cung cấp bao gồm chính sách về giá

Consistency – Tính nhất quán

Nhà cung cấp phải đảm bảo hàng hóa, dịch vụ của mình luôn đạt chất lượng tốt, cụ thể bao gồm một số tiêu chí như:

  • Độ tin cậy: Xác suất sản phẩm hoặc dịch vụ gặp sự cố hoặc hỏng hóc có cao không, và bạn có thể chấp nhận được những sự cố đó không?
  • Độ bền: Tuổi thọ của sản phẩm hoặc sự lâu dài của dịch vụ có đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp bạn không?
  • Sự phù hợp: Sản phẩm hoặc dịch vụ có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cụ thể của doanh nghiệp bạn không?
  • Tính thẩm mỹ: Hình thức, cảm giác, âm thanh hoặc các yếu tố khác về sản phẩm hoặc dịch vụ có đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ không?
  • Chất lượng cảm nhận: Sản phẩm hoặc dịch vụ được đánh giá như thế nào từ góc nhìn của khách hàng hoặc đối tác của bạn?
Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp - Sự nhất quán
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp phải đảm bảo sự nhất quán

Culture – Văn hóa

Đây là yếu tố nên có trong checklist đánh giá nhà cung cấp, nhưng nhiều người lại bỏ quên. Tốt nhất, văn hóa làm việc của nhà cung cấp nên đồng nhất với văn hóa làm việc của bạn. Chẳng hạn, văn hóa của bạn là đề cao chất lượng, nhưng nhà cung cấp lại đề cao sự nhanh chóng và chi phí thấp. Sự khác biệt này có thể tạo ra những khó khăn trong quá trình hợp tác.

Clean – Sự trong sạch

Trong quá trình đánh giá nhà cung cấp, uy tín của họ đóng một vai trò quan trọng và có thể quyết định việc lựa chọn hợp tác hay không. Các yếu tố trong checklist đánh giá nhà cung cấp liên quan đến sự uy tín, trong sạch:

  • Thông tin minh bạch: Cần kiểm tra xem nhà cung cấp có thông tin địa chỉ, phương thức liên lạc và giấy phép kinh doanh hợp lệ hay không.
  • Minh bạch trong hợp tác: Xem xét các yếu tố pháp lý, thỏa thuận hợp đồng với nhà cung cấp có đủ minh bạch, rõ ràng không.
  • Tuân thủ pháp luật: Kiểm tra các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp đồng quá khứ và hiện tại của nhà cung cấp, đảm bảo rằng họ tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
  • Bảo vệ môi trường: Những nhà cung cấp uy tín thường thể hiện cam kết với môi trường bằng cách quản lý chất thải, giảm thiểu tác động đến môi trường và sử dụng năng lượng và nguyên liệu hiệu quả.
do-uy-tin-cua-nha-cung-cap-la-tieu-chi-quan-trong
Checklist đánh giá nhà cung cấp bao gồm đánh giá mức độ uy tín

Communication – Sự giao tiếp

Sự giao tiếp rất quan trọng trong quá trình hợp tác với nhà cung cấp. Checklist đánh giá nhà cung cấp cần trả lời một số câu hỏi như sau:

  • Khả năng kết nối thông tin giữa bạn và nhà cung cấp có tốt hay không?
  • Nhà cung cấp có kế hoạch trao đổi thông tin như thế nào khi xảy ra các khiếu nại?

Trên đây là 10 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp được áp dụng rộng rãi. Trên thực tế, với đặc thù ngành nghề, mỗi doanh nghiệp sẽ phải xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá riêng cho mình. Điều quan trọng là phải đảm bảo nguyên tắc thu thập dữ liệu đầy đủ và khách quan, phản ánh đúng tình hình thực tế.

Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp - Sự giao tiếp
Sự giao tiếp giữa bạn và nhà cung cấp phải diễn ra thuận lợi

Cách lập bảng đánh giá nhà cung cấp hiệu quả

Vậy làm thế nào để lập phiếu đánh giá nhà cung cấp? Dưới đây, bePOS xin gợi ý một số bước cơ bản để tạo checklist đánh giá nhà cung cấp:

  • Bước 1 – Xác định đối tượng, mục tiêu: Đầu tiên, cần xác định mục tiêu của việc đánh giá và các đối tượng được đánh giá. Dù cùng là đánh giá nhà cung cấp, nhưng có thể có mục tiêu khác nhau. Ví dụ, checklistđánh giá hiệu suất nhà cung cấp sẽ tập trung nhiều vào tiêu chí Capacity – Năng suất.
  • Bước 2 – Chọn định dạng tài liệu: Phổ biến nhất hiện nay là dùng phiếu đánh giá tạo bằng Google Forms hoặc bằng Excel, Google Sheet. Ưu điểm là dễ sử dụng, không tốn chi phí nhưng hơi thủ công, khó quản lý nếu số lượng checklist nhiều.
  • Bước 3 – Liệt kê các tiêu chí cần đánh giá: Hãy làm một bản nháp liệt kê tất cả tiêu chí, chỉ tiêu cần đánh giá. Bước này giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất, sắp xếp, thêm hoặc loại bỏ những chỉ tiêu không cần thiết.
  • Bước 4 – Xác định thời gian đánh giá: Thời gian là yếu tố quan trọng khi xây dựng checklist đánh giá nhà cung cấp. Bạn có thể đánh giá nhà cung cấp trong một khoảng thời gian nào đó, hoặc theo từng giai đoạn.
  • Bước 5 – Xây dựng hệ thống đánh giá: Hệ thống đánh giá chính là cách chấm điểm của bạn. Ví dụ, chấm điểm theo thang 100 điểm, chấm theo tiêu chí Đạt/Không Đạt, chấm theo tỷ lệ %,…
  • Bước 6 – Tạo phiếu đánh giá hoàn chỉnh: Bạn kết hợp các tiêu chí đánh giá với hệ thống đánh giá, sắp xếp, phân bổ chúng vào trong biểu mẫu. Bạn phải đảm bảo checklist thật dễ hiểu, rõ ràng, chi tiết và khách quan, phản ánh đúng tình hình thực tế.
Cách lập biểu mẫu đánh giá nhà cung cấp
Excel dễ sử dụng, nhưng khó quản lý khi số lượng checklist nhiều

Số hóa checklist đánh giá nhà cung cấp với beChecklist

Hiện nay, để tối ưu hóa checklist đánh giá nhà cung cấp nói riêng và quy trình quản lý chất lượng nói chung, nhiều chủ kinh doanh đã nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ 4.0. Một trong số đó là app beChecklist của bePOS – app số hóa quản lý chất lượng, đồng nhất chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp F&B.

Ứng dụng này giúp số hóa biểu mẫu đánh giá nhà cung cấp và các loại biểu mẫu quản lý chất lượng khác tại doanh nghiệp. Với beChecklist, người dùng có thể đánh giá hiệu suất của các nhà cung cấp dựa trên những tiêu chuẩn quy định và tùy chỉnh theo các mẫu đánh giá. Nhờ đó, chủ kinh doanh có thể quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng, đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng.

Để biết vấn tất tần tật về công nghệ mới này, bạn hãy liên hệ qua hotline 0247 771 6889, nhắn tin Fanpage/Zalo hoặc điền nhanh vào form đăng ký dưới đây nhé! Đội ngũ bePOS sẽ liên lạc ngay cho bạn và tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho mô hình kinh doanh của bạn!

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Số hóa checklist nhà hàng với beChecklist
Số hóa checklist đánh giá nhà cung cấp, quản lý chất lượng F&B với beChecklist

Trên đây, bePOS đã tổng hợp tất cả thông tin cần thiết về checklist đánh giá nhà cung cấp và một số mẫu checklist phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng rằng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho các chủ doanh nghiệp trong việc quản lý và cải thiện chuỗi cung ứng, đồng thời mang lại sự hài lòng cho khách hàng và thành công trong kinh doanh của mình.