Trang chủBlogs Sổ tay ChecklistQuy trình vận hành QA trong nhà hàng chuẩn và chi tiết nhất

Quy trình vận hành QA trong nhà hàng chuẩn và chi tiết nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng Năm 05, 2024
Avatar
Chu Hanh
142 Đã xem

Hầu hết các nhà hàng hiện nay đều triển khai hoạt động QA, nhằm tuân thủ quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ. Vậy quy trình vận hành QA trong nhà hàng có những nội dung nào, làm sao để thực hiện hiệu quả? Cùng bePOS tìm hiểu từ A đến Z về vấn đề này trong bài viết dưới đây! 

Quy trình vận hành QA trong nhà hàng

Vai trò của QA trong nhà hàng 

Vai trò của QA nhà hàng là xác định xây dựng quy trình làm việc chuẩn, đảm bảo nhân viên làm theo quy trình và liên tục cải tiến để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Quy trình vận hành QA trong nhà hàng bao quát nhiều khía cạnh, như vệ sinh an toàn thực phẩm, sự sạch sẽ, chất lượng món ăn, sự hài lòng của khách hàng,…

Hầu hết các nhà hàng hiện nay đều có một bộ phận QA để triển khai công việc này. Lý do bởi, F&B là lĩnh vực hết sức cạnh tranh, khách hàng luôn có nhiều lựa chọn trên thị trường. Nếu nhà hàng của bạn không có chất lượng tốt, thì khách hàng ngay lập tức để lại phản hồi xấu, ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu. 

Vai trò quy trình vận hành QA trong nhà hàng
Vai trò của quy trình vận hành QA trong nhà hàng

Lợi ích của việc thực hiện quy trình vận hành QA trong nhà hàng

Một quy trình vận hành QA trong nhà hàng chuẩn và chính xác có thể đem lại nhiều lợi ích lớn, cụ thể:

  • Nâng cao chất lượng dịch vụ: Khi nhà hàng làm việc theo một quy trình tối ưu, thì chắc chắn chất lượng dịch vụ sẽ được giữ ở mức tốt, ổn định. Chất lượng ở đây không chỉ là chất lượng món ăn, mà còn là cung cách phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên.
  • Nâng cao uy tín trong cộng đồng: Quy trình vận hành QA trong nhà hàng giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà hàng. Nếu cơ quan nhà nước kiểm tra đột xuất, thì nhà hàng của bạn vẫn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, được cộng đồng đánh giá cao về độ uy tín. 
  • Dễ dàng quản lý nội bộ: Bộ phận QA có thể dựa trên các checklist để đánh giá năng lực, thái độ làm việc của nhân viên. Ngoài ra, checklist QA cũng là cơ sở để ban quản lý training nhân viên mới, đảm bảo cách làm việc chuẩn ngay từ đầu. 
Lợi ích của quy trình QA nhà hàng
Quy trình QA giúp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng

>> Xem thêm: QA là gì và tất cả bạn cần biết về bộ phận QA trong doanh nghiệp

Mẫu quy trình vận hành QA trong nhà hàng chuẩn

Mẫu quy trình vận hành QA trong nhà hàng nêu rõ tiêu chuẩn về nhân sự, hạng mục công việc cần làm và tần suất thực hiện cho bộ phận QA, cụ thể:

  • Nhân sự bộ phận QA

Mỗi nhà hàng sẽ có cách thức tổ chức riêng, bộ phận QA cũng từ đó mà khác biệt. Về cơ bản, thì bộ phận QA nhà hàng thường bao gồm 01 QA Manager và các nhân viên QA. Trưởng bộ phận QA sẽ là người quản lý, đốc thúc các nhân viên còn lại QA nhà hàng theo tiêu chuẩn đã đề ra. 

Lưu ý, nhân viên nào phụ trách việc gì phải được ghi rõ trong quy trình vận hành QA trong nhà hàng để tránh chồng chéo nhiệm vụ. 

  • Số lượng nhà hàng cần kiểm tra

Nếu kinh doanh theo chuỗi, thì bạn phải ghi rõ số lượng nhà hàng cần kiểm tra theo quy trình vận hành QA. 

Các hạng mục quy trình vận hành QA nhà hàng
Các hạng mục nhân sự, số lượng trong mẫu quy trình vận hành QA nhà hàng
  • Tần suất checklist nhà hàng

Tần suất kiểm tra checklist sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của mỗi nhà hàng. Nhìn chung, mỗi nhà hàng, chinh nhánh nhà hàng sẽ được kiểm tra từ 1 – 2 lần/tháng, tối thiểu phải kiểm tra hàng tháng. Ngoài ra, với những nhà hàng đạt điểm quá thấp từ lần trước, mắc quá nhiều lỗi hoặc lặp lại một lỗi nhiều lần, thì bộ phận QA phải kiểm tra lại.

  • Kiểm tra nhà hàng theo ngày

Nhà hàng cần kiểm tra tất cả các hạng mục của nhà hàng theo ngày, nhất là về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các khu vực tại nhà hàng, từ ngoài sân, sảnh đón, nhà ăn uống, quầy thu ngân, bếp/bar, nhà vệ sinh đều phải đảm bảo sự sạch sẽ. Hàng hóa trong kho phải được đóng bao gói, dán tem nhãn theo tiêu chuẩn, sắp xếp theo vị trí khoa học. 

Nhân viên nhà hàng phải làm việc theo quy trình đã xây dựng từ trước. Ví dụ, nhà hàng dùng phương pháp rã đông chậm, rã đông khi còn nguyên bao bì. Nhân viên phải tuân thủ các quy định về vệ sinh cá nhân, rửa tay theo hướng dẫn trước khi sơ chế, chế biến.

Mẫu checklist kiểm tra hàng ngày nhà hàng
Mẫu công việc checklist kiểm tra hàng ngày tại nhà hàng

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách ứng dụng kỹ thuật bước đi số 8 trong QLCL nhà hàng

  • Tần suất làm báo cáo định kỳ

Với quy trình vận hành QA trong nhà hàng, Báo cáo được thực hiện định kỳ theo ngày, tuần, tháng, phải gửi cho các phòng ban liên quan và đính kèm hình ảnh lỗi. Đối với báo cáo theo ngày, nhân viên QA gửi vào cuối ngày hoặc chậm nhất là sau 3 ngày. 

Đối với báo cáo theo tuần, nhân viên tổng hợp tất cả lỗi, điểm chấm theo checklist và gửi mail cho các bộ phận liên quan. Tần suất thực hiện báo cáo tuần là 1 lần/tuần, thường gửi vào thứ 7 hàng tuần hoặc chậm nhất là sáng thứ 2 tuần sau. 

Đối với báo cáo tháng, nhân viên cũng tổng hợp lỗi và điểm cho các bộ phận liên quan. Chu kỳ báo cáo là từ 01 – 30 hàng tháng, nhân viên gửi trước ngày quy định, ví dụ chậm nhất là ngày mùng 5. 

Quy trình báo cáo QA nhà hàng
Quy trình làm báo cáo QA tại nhà hàng

Tối ưu hiệu suất hoạt động QA trong nhà hàng với beChecklist

Làm báo cáo bằng phương pháp truyền thống có thể gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả của hoạt động QA. Nhân viên QA phải chấm điểm trên giấy, sau đó làm báo cáo trên Excel, đính kèm hình ảnh, rồi mới gửi email tới ban lãnh đạo. Điều này khiến ban lãnh đạo không phản ứng kịp thời vấn đề phát sinh, dẫn đến ảnh hưởng chất lượng dịch vụ nhà hàng.

beChecklist chính là giải pháp tuyệt vời cho vấn đề nêu trên. beChecklist là app chuyển đổi số quy trình vận hành QA trong nhà hàng do công ty beChecklist phát triển. Sau khi sử dụng app, doanh nghiệp đạt được sự đồng nhất trong cách vận hành và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng và trên toàn chuỗi nhà hàng. 

Phần mềm beChecklist QA nhà hàng
Phần mềm beChecklist giúp số hóa quy trình vận hành QA trong nhà hàng

Một số tính năng nổi bật của phần mềm beChecklist mà chủ nhà hàng không nên bỏ lỡ:

  • Cho phép tạo mới, cập nhật, xóa checklist và quản lý nhiều checklist cùng lúc, tùy chỉnh checklist theo nhu cầu kinh doanh.
  • Luồng thông tin diễn ra liền mạch, nhân viên chấm điểm, cập nhật hình ảnh ngay trên app beChecklist, ban lãnh đạo có thể xem ngay.
  • Quản lý danh mục checklist, quản lý kết quả checklist, quản lý câu hỏi,…
  • Quản lý các loại lỗi, theo dõi tình trạng lỗi và đốc thúc nhân viên giải quyết triệt để. 
  • Báo cáo thống kê theo thời gian, theo câu hỏi, các loại lỗi, giúp ban lãnh đạo dễ dàng đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng. 

Hãy để beChecklist giúp bạn số hóa hoạt động QA nhà hàng với chi phí hợp lý nhất và hiệu quả cao nhất! Nhanh tay liên hệ hotline 0247 771 6889, nhắn tin tại Fanpage, Zalo hoặc điền vào form dưới đây để tải mẫu quy trình vận hành QA nhà hàng, cũng như tham khảo thêm thông tin về beChecklist nhé!

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Trên đây, bePOS đã giới thiệu đến bạn quy trình vận hành QA trong nhà hàng chuẩn và chi tiết nhất. QA, hay Quality Assurance, là yếu tố không thể thiếu tại các cơ sở kinh doanh F&B, nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tiếp tục theo dõi website bePOS để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé!

FAQ

Nhân viên QA trong nhà hàng là gì?

Nhân viên QA nhà hàng, hay Quality Assurance, là người đảm bảo nhà hàng vận hành theo quy trình định sẵn nhằm đáp ứng những tiêu chí cụ thể, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, tăng sự hài lòng của khách hàng. 

Nhân viên QA và IC trong nhà hàng khác nhau như thế nào? 

Nhân viên QA là người chịu trách nhiệm đảm bảo nhà hàng vận hành theo quy trình nhất định, đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra. Còn nhân viên IC chủ yếu chịu trách nhiệm về giấy tờ pháp lý, sổ sách tài chính trong nhà hàng, đảm bảo các tài liệu này đúng và đủ theo yêu cầu.