Circle K là gì, Circle K của nước nào và bán gì? Circle K là thương hiệu siêu thị bán lẻ nổi tiếng trên thế giới và đang dần trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về chuỗi cửa hàng này, cùng theo dõi ngay nhé!
Circle K của nước nào? Lịch sử hình thành và phát triển
Circle K là thương hiệu đến từ nước Mỹ, được thành lập vào năm 1951 tại El Paso, Texas. Công ty ban đầu của Circle K xin bảo hộ phá sản vào năm 1990, sau đó thương hiệu đang được sở hữu bởi Alimentation Couche-Tard trụ sở tại Canada.
Cho đến nay, Circle K đã có mặt tại hầu hết 50 tiểu bang của Mỹ, tất cả các tỉnh Canada, một số quốc gia Châu Âu. Tại Châu Á và Châu Mỹ Latinh, Circle K phát triển dưới hình thức kinh doanh nhượng quyền.
Tháng 12/2008, Circle K mở chi nhánh nhượng quyền đầu tiên tại TPHCM, Việt Nam theo giấy phép của Circle K Mỹ. Đến năm 2015, Circle K khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội và từ đó cho đến nay đã có hơn 400 cơ sở tại các thành phố lớn và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Tổng quan mô hình kinh doanh của Circle K
Đối tượng khách hàng
Sau khi đã tìm hiểu Circle K của nước nào, chúng ta hãy cùng khám phá đối tượng khách hàng mà thương hiệu này nhắm tới.
Đối tượng khách hàng chủ yếu của Circle K bao gồm những nhóm như sau:
- Người dân thành thị: Những người sống ở đô thị, thích sự tiện lợi, nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu sống bận rộn.
- Người đã đi làm: Những người đi làm không có thời gian đi chợ truyền thống, thích đi siêu thị để mua đồ ăn, mua cafe và các nhu yếu phẩm khác.
- Sinh viên và học sinh: Những người tiêu dùng trẻ thích đồ ăn nhanh, thường sử dụng không gian chung tại Circle K để học tập, làm việc, gặp gỡ bạn bè.
Hàng hóa
Circle K bán gì, có những mặt hàng nào? Hàng hóa tại Circle vô cùng phong phú, bao gồm các nhu yếu phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ ăn đóng gói, đồ uống, sữa,… Snack là mặt hàng đa dạng nhất ở Circle K, với nhiều lựa chọn từ các thương hiệu trong nước lẫn quốc tế hoặc các sản phẩm riêng của Circle K.
Một số sản phẩm đang bày bán tại Circle K là:
- Đồ giải khát: Cafe Việt Nam, nước ngọt đóng chai, đồ uống pha chế.
- Thực phẩm khô: Các loại snack, bò khô, gà khô, mì gói, rong biển, bánh kẹo, bim bim, kem, sữa chua, gói trà, cafe,…
- Đồ ăn nhanh: Mỳ trộn, bánh mì, xúc xích, bánh bao, bánh ngọt, cơm nắm Nhật Bản, hoa quả gọt sẵn, đồ tráng miệng,…
- Hàng tiêu dùng tổng hợp: Một số loại mỹ phẩm chăm sóc da, dụng cụ vệ sinh cá nhân, ô dù, áo mưa, khẩu trang,…
Đối tác và nguồn sản phẩm
Bên cạnh câu hỏi Circle K của nước nào, chủ đầu tư nên tìm hiểu về các mạng lưới công ty, đối tác của thương hiệu, cụ thể:
- Nhà cung cấp: Những nhà cung cấp thực phẩm tươi sống, đồ ăn nhẹ và đồ uống, cafe, hàng tiêu dùng và các loại hàng hóa khác.
- Đối tác nhượng quyền: Các doanh nghiệp nhận nhượng quyền và tổ chức điều hành cửa hàng tiện lợi Circle K.
- Đối tác dịch vụ: Các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán thay cho Circle K như ngân hàng, tổ chức dịch vụ tín dụng,…
- Đối tác xây dựng thương hiệu: Các công ty hợp tác với Circle K để phát triển chiến lược marketing, tiếp thị và các dự án kinh doanh doanh khác.
Giá trị thương hiệu
Dù Circle K của nước nào, khi hoạt động ở đâu thì thương hiệu này đều nhận được sự ủng hộ đông đảo của người tiêu dùng. Thương hiệu được đánh giá tốt với dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời, thái độ nhân viên thân thiện, đem đến những trải nghiệm mua sắm hoàn hảo. Không gian – Sự tiện lợi – Thời gian là 3 yếu tố hàng đầu giữ chân khách hàng của hệ thống cửa hàng bán lẻ Circle K.
Bài học từ chiến lược kinh doanh thành công của Circle K
Chiến lược “tạo điểm đến”
Khi mới tới Việt Nam, Circle K có diện tích khá khiêm tốn, chỉ dao động trong khoảng 25 – 50m2. Nhờ sự tiện lợi với các mặt hàng đồ ăn nhanh, Circle K tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với người dùng, giúp mọi người dễ dàng đón chào sự xuất hiện của thương hiệu này tại Việt Nam. Sau đó, Circle K dần phát triển trên những mặt bằng lớn hơn, diện tích khoảng 100m2, tập trung tại những khu vực đô thị, trường học, nơi nhiều người qua lại.
Thương hiệu tiếp tục áp dụng chiến lược marketing “tạo điểm đến” bằng cách kết hợp bán hàng tạp hóa với đồ ăn nhanh, cà phê và có cả khu ghế ngồi dành cho mọi người có thể nghỉ chân và ăn uống.
Khu vực nghỉ ngơi của Circle K thực sự thu hút khách hàng, bao gồm học sinh, sinh viên, người đã đi làm và khách du lịch. Vào những giờ trưa, giờ tan tầm, bạn sẽ luôn thấy cửa hàng kín chỗ vì khu vực này đảm bảo an toàn, tiện lợi, có điều hòa mát mẻ và wifi để mọi người tranh thủ công việc riêng.
Thiết kế cửa hàng tiện lợi
Khi đặt chân tới Việt Nam, ông Tony Yan – Tổng giám đốc Hệ thống Circle K, khẳng định: “Kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam không thể thành công nếu không cung cấp chỗ ngồi”. Chính vì vậy, trong quá trình mở rộng quy mô, Circle K đã tập trung vào mặt bằng diện tích từ 100m2 – 120m2 để có không gian cho mọi người ngồi.
Nội thất cả Circle K được phân chia khéo léo và đảm bảo mọi công năng sử dụng. Cửa hàng thiết kế hệ thống giá kệ để trưng bày sản phẩm một cách có hệ thống, đem tới sự khoa học, hợp lý và nâng cao tính thẩm mỹ. Nếu cửa hàng rộng, khu vực ăn uống sẽ được đặt tách biệt, còn diện tích nhỏ thì bàn kê sát tường, đóng trực tiếp vào tường để tối ưu không gian.
Tạo thói quen tiêu dùng Patience – 3P
Circle K mong muốn tạo thói quen 3P cho người tiêu dùng, đó chính là Patience – “Kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn”. Mọi nhân viên của Circle K đều giữ vững tâm thế “làm việc 24 giờ mỗi ngày”, phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi. Sự kiên nhẫn thể hiện ở việc luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, tư vấn và giải đáp thắc mắc.
>> Xem thêm: Chiến lược marketing – Hướng dẫn 6 bước thực hiện và ví dụ chi tiết
Circle K có nhượng quyền không?
Circle K có nhượng quyền, tuy nhiên tại mỗi quốc gia sẽ Circle K sẽ được vận hành bởi một công ty đại diện tại thị trường đó. Ở Việt Nam, công ty đại diện vận hành hệ thống Circle K duy nhất chỉ có Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ.
Bất kể Circle K của nước nào, khi đến một quốc gia mới thì mọi hoạt động nhượng quyền đều được thực hiện thông qua công ty đại diện này. Phí nhượng quyền Circle K dao động khoảng 25.000 USD, tổng mức đầu tư dao động từ 170.000 USD trở lên. Ngoài ra, bên nhận nhượng quyền phải trả 4,5% doanh thu cho công ty, nếu không nhận tài trợ thì giảm còn 3,7%.
>> Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm nhượng quyền Circle K cho người mới
Cách tìm cửa hàng Circle K gần bạn
Cách tìm cửa hàng Circle K gần bạn cũng là một trong những nội dung nhiều người quan tâm bên cạnh câu hỏi Circle K của nước nào. Bạn có thể tìm cửa hàng Circle K là qua app CK Club, cụ thể:
Bước 1: Tải app CK Club trên AppStore hoặc CH Play.
Bước 2: Sau khi tải xong, bạn vào app, điền thông tin được yêu cầu để đăng ký, điền xong thì nhấn Continue. Hệ thống gửi mã về số điện thoại đã đăng ký, bạn chỉ cần nhấn Verify OTP đó là được.
Bước 3: Đăng ký thành công, bạn chuyển đến giao diện chính app, vào mục Thêm ở thanh menu dưới cùng, chọn Tìm cửa hàng. Bạn tải ứng dụng Circle K của nước nào thì hệ thống sẽ hiển thị danh sách tất cả chi nhánh ở nước đó để bạn có thể tham khảo.
Nếu không dùng app CK Club, bạn có thể truy cập đường link hệ thống tất cả cửa hàng Circle K tại Việt Nam https://www.circlek.com.vn/vi/he-thong-circle-k/. Một cách nhanh hơn là bạn vào Google Map, gõ cụm từ “Circle K gần tôi” là app sẽ trả kết quả những chi nhánh gần nhất.
Trên đây, bePOS đã giúp bạn giải đáp câu hỏi Circle K của nước nào, Circle K bán gì và giới thiệu tổng quan mô hình kinh doanh của thương hiệu này. Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến lĩnh vực bán lẻ, bạn hãy tiếp tục theo dõi website của bePOS nhé!
FAQ
Cửa hàng Circle K mở cửa đến mấy giờ?
Circle K là cửa hàng hoạt động 24/7, mở cửa xuyên đêm sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc. Tuy nhiên, có một số chi nhánh Circle K chỉ cho khách ngồi đến 2h sáng, còn lại là phục vụ mang đi.
Thương hiệu Circle K của nước nào? Thuộc công ty nào?
Circle K là thương hiệu đến từ nước Mỹ. Circle K hiện tại đang thuộc quyền quản lý của Alimentation Couche-Tard có trụ sở ở Canada. Tuy nhiên, bất kể Circle K ở nước nào, khi đến một quốc gia mới thì thương hiệu này đều hoạt động thông qua một công ty đại diện tại thị trường đó. Chẳng hạn, Circle K Việt Nam thuộc sở hữu của Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ.
Follow bePOS: