Một nhà hàng thành công không chỉ phụ thuộc vào chất lượng thực phẩm và dịch vụ mà còn dựa vào sự quản lý xuất sắc và tổ chức nhân sự kỹ lưỡng. Trong bất kỳ nhà hàng nào, vai trò của trưởng ca nhà hàng vô cùng quan trọng. Trưởng ca nhà hàng là người có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng trong ca, từ việc phục vụ thực phẩm cho đến quản lý nhân viên và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Trong bài viết này, bePOS sẽ đi sâu vào mô tả công việc của trưởng ca nhà hàng từ A-Z.
Trưởng ca nhà hàng là gì?
Trưởng ca nhà hàng hay Captain là một thuật ngữ thông dụng trong ngành Nhà hàng và Khách sạn. Đó là vị trí của tổ trưởng, người chịu trách nhiệm quản lý một nhóm nhân viên phục vụ, giám sát hoạt động của họ tại một khu vực cụ thể trong nhà hàng.
Công việc của trưởng ca nhà hàng bao gồm kiểm tra và đảm bảo sự chuẩn bị bàn ăn theo quy định và tiêu chuẩn của nhà hàng, cũng như phục vụ trực tiếp khách hàng khi cần thiết. Captain thường là người có kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo để đảm bảo sự suôn sẻ trong dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Vai trò của Captain – Trưởng ca nhà hàng là gì?
Vai trò của trưởng ca nhà hàng là quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng trong ca làm để đảm bảo dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả, khách hàng hài lòng, và doanh nghiệp hoạt động lợi nhuận. Một số nhiệm vụ và trách nhiệm chính, công việc của trưởng ca nhà hàng đó là:
- Quản lý nhân viên: Trưởng ca nhà hàng phải quản lý và hướng dẫn nhân viên trong ca làm, đảm bảo họ hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả. Bao gồm giao việc, đào tạo, theo dõi hiệu suất, và giải quyết các vấn đề nhân sự.
- Quản lý hoạt động hàng ngày: Trưởng ca nhà hàng cần đảm bảo rằng mọi hoạt động hàng ngày của nhà hàng diễn ra suôn sẻ, bao gồm tiếp đón khách hàng, phục vụ thực đơn, quản lý lịch trình, đảm bảo chất lượng dịch vụ.
- Quản lý dịch vụ khách hàng: Trưởng ca nhà hàng cần đảm bảo rằng khách hàng được phục vụ một cách chuyên nghiệp. Họ phải giải quyết mọi vấn đề của khách hàng và đảm bảo rằng dịch vụ được cung cấp theo tiêu chuẩn.
- Quản lý tài chính: Công việc của tổ trưởng nhà hàng có thể bao gồm cả quản lý tài chính. Họ chịu trách nhiệm quản lý ngân sách của nhà hàng, gồm quản lý tiền hàng trong ca, báo cáo doanh thu ca cho quản lý.
- Phát triển chiến lược kinh doanh: Họ có thể tham gia vào việc phát triển chiến lược kinh doanh của nhà hàng, bao gồm việc tạo thực đơn, giá cả, và chiến dịch tiếp thị.
Mô tả công việc của trưởng ca nhà hàng
Để biết Captain trong nhà hàng là gì, bạn phải xem mô tả công việc chi tiết của họ:
Chuẩn bị trước khi ca làm việc bắt đầu
Công việc của trưởng ca nhà hàng vào đầu ca bao gồm:
Khu vực nhà hàng:
- Kiểm tra niêm phong, mở cửa hàng
- Kiểm tra hệ thống tủ đông, tủ mát
- Kiểm tra lịch làm việc, phân công công việc cho nhân viên
- Chấm công đầu ca, kiểm tra đồng phục nhân viên
- Vệ sinh các khu vực bàn ghế, setup dụng cụ ăn uống trên bàn
Khu vực thu ngân:
- Kiểm tra niêm phong két sắt, doanh thu
- Khởi động vi tính, máy POS, máy in
- Kiểm tra vệ sinh khu vực thu ngân
- Kiểm tra chứng từ, doanh thu cho kế toán
Khu vực bếp:
- Kiểm tra hàng tồn từ ca trước, hàng dự trữ
- Nhận hàng từ nhà cung cấp
- Lên kế hoạch đặt hàng cho hôm sau
- Kiểm tra chế biến nguyên liệu
- Kiểm tra các dụng cụ chế biến
- Kiểm tra HSD của nguyên liệu
- Kiểm tra thao tác của nhân viên trong khu vực bếp.
Cuối cùng, các bộ phận sẵn sàng phục vụ vào ca.
Quản lý và giám sát nhân viên trong khu vực phụ trách
Công việc của trưởng ca nhà hàng bao gồm quản lý, giám sát nhân viên làm việc:
- Lãnh đạo, quản lý và hướng dẫn nhân viên cấp dưới để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ tại khu vực của họ.
- Điều phối nhân viên để hỗ trợ các khu vực khác hoặc những bộ phận khác khi cần thiết.
- Theo dõi tiến độ công việc, đảm bảo nhân viên làm theo nội quy nhà hàng ăn uống.
- Đánh giá hiệu quả làm việc một cách công tâm và minh bạch, báo cáo với cấp trên về hiệu quả làm việc của cấp dưới.
- Xử lý các tình huống phát sinh trong ca làm việc, giải quyết xung đột giữa các nhân viên.
Quản lý tài sản của nhà hàng
Ngoài nhiệm vụ xử lý công việc, công việc của trưởng ca nhà hàng còn là đảm bảo tài sản của nhà hàng được giao:
- Trước khi ca làm việc bắt đầu, kiểm tra máy móc, thiết bị, và vật dụng thuộc khu vực quản lý.
- Theo dõi và kiểm tra việc sử dụng các công cụ và trang thiết bị trong ca làm việc, báo cáo cho cấp trên nếu có máy móc hỏng hoặc sự cố nào đó.
- Xử lý việc lập phiếu đề nghị xuất kho và gửi đến cấp trên để tiến hành đặt hàng từ kho.
Trực tiếp phục vụ khách hàng theo yêu cầu
Công việc của trưởng ca nhà hàng là tiếp nhận và giải quyết đơn đặt hàng của khách, cũng như trả lời các câu hỏi hoặc yêu cầu đặc biệt từ khách hàng.
Kết thúc ca làm việc, trưởng ca sẽ tổng kết và báo cáo:
- Giao việc cho nhân viên để dọn dẹp và vệ sinh sau khi khách hàng ra về.
- Báo cáo về các công việc đã thực hiện trong ngày cho cấp trên vào cuối ca làm việc.
- Kiểm tra toàn bộ các công việc kết thúc ca tại khu vực mình phụ trách và tiến hành giao ca cho nhân viên ca tiếp theo.
Kiểm tra hoạt động đóng ca
Các công việc của trưởng ca nhà hàng khi đóng ca gồm:
Khu vực nhà hàng:
- Thông báo ngưng đón khách
- Phân công công việc cho nhân viên dọn dẹp các khu vực
- Niêm phong tủ mát, tủ đông
- Tắt hệ thống máy móc
- Kiểm tra tồn hàng cuối ngày.
Khu vực thu ngân:
- Tổng kết doanh thu, báo cáo
- Niêm phong tiền vào két
- Tắt hệ thống máy tính, POS,….
- Kiểm tra bill, VAT
- Vệ sinh khu vực thu ngân.
Khu vực bếp:
- Dọn dẹp, bảo quản nguyên liệu vào tủ mát, tủ đông
- Vệ sinh các dụng cụ trong bếp
- Báo cáo hàng cần order cho quản lý
- Gom bill đối chiếu
- Làm biên bản báo cáo.
Hoàn tất công việc cuối ngày:
- Kiểm tra túi xách nhân viên
- Kiểm tra tổng thể các khu vực
- Bàn giao công việc cho ca sau
- Tắt đèn, đóng cầu giao
- Khóa cửa, niêm phong cửa hàng.
Các kỹ năng trưởng ca nhà hàng cần có
Công việc của trưởng ca nhà hàng đòi hỏi nhiều kỹ năng để có thể quản lý một nhóm nhân viên và đảm bảo hoạt động của nhà hàng diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà vị trí Captain trong nhà hàng cần phải có:
- Kỹ năng lãnh đạo: Trưởng ca nhà hàng cần có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ để hướng dẫn, thúc đẩy và động viên nhân viên làm việc hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Một trưởng ca nhà hàng cần phải biết quản lý thời gian cá nhân và của nhóm để đảm bảo dịch vụ được cung cấp đúng hẹn và hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp: Trưởng ca cần phải có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với cả nhân viên và khách hàng. Điều này bao gồm việc lắng nghe, trả lời yêu cầu, phàn nàn và phản hồi của khách hàng.
- Kỹ năng quản lý nhân sự: Cần phải biết cách quản lý lý nhân viên nhà hàng, đào tạo, động viên và thậm chí xử lý xung đột giữa các nhân viên.
- Kỹ năng đa nhiệm: Có khả năng đối phó với nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, bao gồm giám sát hoạt động của nhà hàng và giúp đỡ trong việc phục vụ khách hàng.
- Kỹ năng phân tích: Có khả năng phân tích dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định thông minh về việc kế hoạch, tối ưu hóa hoạt động của nhà hàng.
>> Xem thêm: Xem mô tả chi tiết công việc của giám sát nhà hàng
Lương Captain nhà hàng là bao nhiêu?
Lương trưởng ca nhà hàng dao động từ 6 – 8 triệu/tháng trở lên. Tuy nhiên, con số này sẽ thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như:
- Quy mô nhà hàng: Nhà hàng bình dân trả lương thấp hơn nhà hàng cao cấp. Nhà hàng 1 – 3 sao trả lương thấp hơn nhà hàng cao cấp 4 – 5 sao.
- Kinh nghiệm, bằng cấp: Nhân viên có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm ở vị trí tương tự, thì sẽ được trả mức lương cao hơn. Ngoài ra, bằng cấp liên quan đến công việc sẽ giúp gia tăng mức lương.
- Tính chất công việc: Nếu công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng thì mức lương sẽ tăng. Ngoài ra còn phải tính đến thời gian làm việc, ca làm việc càng dài, bao gồm cả Lễ Tết, thì lương cao hơn.
Số hóa công việc của trưởng ca nhà hàng với beChecklist
Hiện nay, để hỗ trợ công việc quản lý nhà hàng, nhiều người đã nhờ đến các phần mềm công nghệ. beChecklist là một ứng dụng tiện ích tới từ bePOS giúp tối ưu hóa quản lý và đảm bảo chất lượng trong chuỗi nhà hàng. Đặc biệt, ứng dụng này hỗ trợ các chủ nhà hàng trong việc kết nối, quản lý nhân sự cấp quản lý và các bộ phận vận hành một cách hiệu quả.
beChecklist cung cấp các mẫu checklist công việc cho từng bộ phận và thiết lập tiêu chuẩn đánh giá công việc một cách rõ ràng và minh bạch. Một số tính năng của beChecklist hỗ trợ công việc của trưởng ca nhà hàng:
- Có sẵn checklist công việc của từng bộ phận giúp trưởng ca kiểm tra dễ dàng, kiểm soát chất lượng nhanh chóng mà không bị sót
- Gửi báo cáo tình hình nhanh chóng cho quản lý, không cần cập nhật vào giấy tờ và excel phức tạp, mất thời gian.
- beChecklist giúp dễ dàng gửi và chia sẻ thông tin với nhân viên từ phía quản lý. Trưởng ca có thể điều chỉnh, giao và nhắc nhở công việc. Nhờ đó, nhân viên có thể cập nhật thông tin và yêu cầu công việc một cách kịp thời.
Hệ thống beChecklist cũng giúp quản lý thực hiện phân quyền và quản lý nhân viên một cách khoa học và hiệu quả. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao năng suất của nhân viên, đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ tại nhà hàng.
Câu hỏi thường gặp
Trưởng ca quán cà phê là gì?
Trưởng ca quán cà phê là người quản lý và điều hành hoạt động của quán cafe trong một ca làm việc cụ thể. Họ là cầu nối giữa Quản lý/Chủ quán và nhân viên phục vụ, đảm bảo quá trình vận hành diễn ra trơn tru và hiệu quả.
Captain và Supervisor trong nhà hàng có khác nhau không?
Captain là trưởng ca nhà hàng, còn Supervisor là người giám sát và là trợ thủ đắc lực của Quản lý nhà hàng. Thông thường, Captain sẽ dưới quyền của Supervisor, nhưng nếu ở các nhà hàng nhỏ thì các vị trí này không phân chia quá rõ ràng.
Trên đây, bePOS đã trình bày chi tiết về mô tả công việc của trưởng ca nhà hàng. Trong một ngành công nghiệp đầy cạnh tranh như nhà hàng và dịch vụ ẩm thực, trưởng ca nhà hàng đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo sự thành công, phát triển của doanh nghiệp. Chủ nhà hàng cần đầu tư thời gian, công sức để tuyển chọn và đạo tạo trưởng ca nhà hàng chất lượng.
Follow bePOS: