Trang chủBlogs Kinh doanh F&B[MỚI] Mẫu nội quy nhà hàng ăn uống để quản lý nhân viên phổ biến nhất hiện nay

[MỚI] Mẫu nội quy nhà hàng ăn uống để quản lý nhân viên phổ biến nhất hiện nay

Cập nhật lần cuối: Tháng Sáu 06, 2024
Avatar
Chu Hanh
1205 Đã xem

Nhà hàng có cần xây dựng nội quy cho nhân viên không? Nội quy nhà hàng ăn uống phải có những gì? Đây là thắc mắc của không ít chủ quán, đặc biệt là những người ít kinh nghiệm, mới tham gia lĩnh vực F&B. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu nội dung này, hãy cùng theo dõi nhé! 

Mẫu nội quy nhà hàng ăn uống

Nội quy nhà hàng là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu khái niệm nội quy nhà hàng ăn uống là gì? Giải thích một cách đơn giản, đây là những yêu cầu mà nhà hàng yêu cầu nhân viên phải tuân thủ theo, nhằm vận hành cơ sở kinh doanh hoạt động hiệu quả. 

Nội quy này có thể bao gồm cả những điều nhân viên phải làm, có thể làm hoặc không được thực hiện trong ca làm việc. Đi kèm với nội quy này thường bao gồm các chế độ thưởng phạt rõ ràng, tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ nhân sự và đảm bảo kỷ luật tại nơi làm việc. 

noi-quy-nha-hang-an-uong-quan-ly-nhan-su
Nội quy nhà hàng ăn uống dùng để quản lý nhân sự

Tại sao cần có nội quy nhà hàng ăn uống?

Vậy tại sao bạn cần áp dụng nội quy nhà hàng ăn uống? Một số lợi ích mà chủ quán sẽ nhận được khi ban hành nội quy nhà hàng là: 

  • Tổ chức và quản lý nhân sự: Quy định nhà hàng ăn uống này là định hướng chuẩn mực cho nhân viên, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung. Ngoài ra, khi có nội quy nhà hàng ăn uống, các bộ phận kết nối với nhau dễ dàng hơn, cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. 
  • Nâng cao chất lượng nhà hàng: Nội quy giúp nhà hàng vận hành chuyên nghiệp hơn, mang đến những trải nghiệm tốt nhất. Nhân viên ở các bộ phận cũng hạn chế những sai sót, nhầm lẫn không đáng có, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín nhà hàng. 
  • Công bằng nơi làm việc: Dựa vào bảng nội quy, nhân viên sẽ biết được nhiệm vụ mình cần hoàn thành và phần thưởng kèm theo nếu làm tốt. Điều này tạo nên sự công bằng tại nơi làm việc, thúc đẩy tinh thần phấn đấu và nâng cao trách nhiệm mỗi người.
  • Tuân thủ pháp luật: Nhà hàng khi hoạt động phải tuân thủ yêu cầu Nhà nước, tránh những hành vi vi phạm pháp luật tại nơi làm việc của mình. Nội quy là một công cụ quan trọng giúp chủ quán đạt được điều này. 
noi-quy-nha-hang-quan-an-la-tieu-chuan-cho-nhan-vien
Nội quy nhà hàng quán ăn là tiêu chuẩn để nhân viên thực hiện dịch vụ

Các nội dung chính trong nội quy nhà hàng ăn uống 

Quy định chung 

Chấm công là một nội dung quan trọng, phải có trong nội quy nơi làm việc. Chủ quán cần quy định về cách thức chấm công, như chấm công bằng thẻ giấy, thẻ từ, hay nhận diện khuôn mặt trên phần mềm. 

Dữ liệu này sẽ là cơ sở để chủ quán tính lương và đánh giá thái độ làm việc của nhân viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề ra một số nhiệm vụ mà nhân viên phải làm trong ca làm việc. Ví dụ, nhân viên kế toán phải mở ca, kết ca trên phần mềm quản lý để kiểm soát tiền mặt, cũng như các đơn hàng trong ca đó. 

Một nội dung khác bắt buộc phải có trong nội quy nhà hàng ăn uống là thời gian làm việc và ngày nghỉ. Đặc thù ngành F&B là nhà hàng phục vụ vào buổi tối, kể cả ngày lễ tết. Hầu hết nhân viên sẽ được sắp xếp làm xoay ca, làm trong ngày lễ tết và được phép nghỉ một ngày bất kỳ trong tuần phải xin phép trước. 

nha-hang-quy-dinh-cham-cong-nhan-vien-bang-phan-mem
Nội quy nhà hàng ăn uống quy định chấm công nhân viên bằng phần mềm

Đối với những ngày lễ dân tộc, nếu đi làm nhân viên thường được thưởng hoặc phụ cấp thêm. Những ngày lễ này được quy định trong luật hiện hành của Việt Nam, bao gồm Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, 30/04, 01/05, Ngày Quốc khánh và Giỗ tổ Hùng Vương. 

Ngoài ra, nội quy nhà hàng ăn uống cũng phải quy định tác phong làm việc của nhân viên, cụ thể: 

  • Quy định trang phục: Nhân viên phải mặc đồng phục của nhà hàng, đảm bảo hình ảnh chuyên nghiệp. Nếu không có đồng phục, nhân viên cũng phải mặc trang phục lịch sự, như quần dài, áo có cổ, không sử dụng nước hoa mùi quá nồng làm ảnh hưởng khách hàng,… 
  • Thái độ làm việc: Nhân viên không được nói chuyện riêng không liên quan đến công việc, không sử dụng điện thoại trong ca, không hút thuốc,… Khi có khách, nhân viên phải có thái độ tươi cười, chào đón, chủ động phục vụ.  
  • Giải quyết khiếu nại: Khi có khiếu nại từ khách hàng, nếu không thể tự đàm phán được thì nhân viên phải báo ngay cho quản lý để khắc phục. Nhân viên phải giữ thái độ bình tĩnh, chuyên nghiệp, không có những hành vi như nói tục, xúc phạm hay quay lén hình ảnh khách hàng. 
quy-dinh-nha-hang-ve-thai-do-phuc-vu-nhan-vien
Trang phục, thái độ của nhân viên phải được quy định trong nội quy nhà hàng ăn uống

>> Xem thêm: 8 phương pháp quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả nhất hiện nay

Bảo vệ tài sản và bảo mật

Nội quy nhà hàng quán ăn cần bao gồm các quy định liên quan đến bảo vệ tài sản. Cụ thể, tất cả mọi người phải có trách nhiệm giữ gìn tài sản nhà hàng, không tự ý mang ra ngoài nếu chưa xin phép. Những hành vi như cố ý hoặc thiếu trách nhiệm gây hư hỏng tài sản đều bị xử lý. 

Trước khi làm việc, trong bản hợp đồng thường có nội dung cam kết bảo mật thông tin. Điều này giúp nhà hàng giữ bí mật kinh doanh của mình, như thông tin khách hàng, menu, cách chế biến món ăn, doanh số, tài liệu đào tạo,… 

nhan-vien-co-trach-nhiem-giu-gin-tai-san
Nhân viên có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn tài sản chung

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Một nội dung khác không thể thiếu trong bảng nội quy nhà hàng là vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không muốn bị cơ quan chính quyền phạt vi phạm, bạn cần đảm bảo nhân viên của mình tuân thủ các quy tắc an toàn vệ sinh đã đề ra. 

Ví dụ, nhân viên có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở khu vực khách dùng bữa, cũng như nhà bếp, quầy pha chế, nhà vệ sinh,… Khi bắt đầu mở cửa đón khách và đóng cửa, bạn cần bố trí nhân viên dọn dẹp sạch sẽ, tắt hết các thiết bị nhà hàng, tránh gây lãng phí điện nước và rủi ro cháy nổ. 

Nội quy nhà hàng ăn uống cần đặc biệt nhấn mạnh vấn đề vệ sinh ở khu vực bếp nấu ăn. Bởi lẽ, chắc chắn bạn sẽ không muốn gặp phải khiếu nại của khách hàng về việc đồ ăn bị ôi thiu, dính vật thể lạ, gây ngộ độc thực phẩm. Nhân viên đứng bếp không sơn móng tay, khi làm việc phải đeo bao tay được trang bị sẵn. Ngoài ra, các thao tác sơ chế, bảo quản, rửa bát chén cũng cần được chuẩn hóa. 

noi-quy-nha-hang-an-uong-can-quan-tam-ve-sinh-khu-bep
Nội quy nhà hàng ăn uống cần đặc biệt quan tâm vấn đề vệ sinh khu bếp

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách quản lý bếp nhà hàng đạt tiêu chuẩn hiện nay

Cơ chế thưởng phạt

Như đã nói, các chế độ thưởng phạt là vô cùng quan trọng trong nội quy nhà hàng ăn uống, giúp tạo cảm giác công bằng nơi làm việc. Bạn nên có các tiêu chí khen thưởng rõ ràng khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ví dụ, bạn có thể tạo khảo sát khách hàng về thái độ làm việc nhân viên, những người nhận được nhiều phản hồi tốt sẽ được thưởng vào tiền lương cuối tháng.

Song song cùng cơ chế khen thưởng là các chế tài xử phạt thích đáng trong nội quy nhà hàng ăn uống. Hiện nay có rất nhiều hình thức xử phạt, từ nặng đến nhẹ như nhắc nhở, phạt cảnh cáo bằng tiền, đến cho nghỉ việc. Bạn cần nói mỗi hình thức phạt sẽ áp dụng với những lỗi nào.

Quy định nhà hàng ăn uống thường áp dụng hình thức phạt nhắc nhở cho những lỗi nhẹ như nói chuyện riêng, sử dụng điện thoại. Những lỗi nặng như hút thuốc trong khu vực bếp, không tuân thủ quy trình làm việc có thể áp dụng phạt cảnh cáo bằng tiền. Nếu nhân viên tái phạm đến lần thứ hai trở lên, nhà hàng có thể áp dụng hình thức nặng hơn là cho thôi việc.  

can-thuong-phat-nhan-vien-dua-tren-cac-tieu-chi-thuc-te
Cần thưởng phạt nhân viên dựa trên các tiêu chí thực tế

Mẫu nội quy cho nhân viên phục vụ nhà hàng, quán ăn cụ thể

Để hiểu rõ hơn, bePOS sẽ giới thiệu đến bạn mẫu nội quy nhà hàng ăn uống cụ thể. Về cách trình bày, bạn có thể liệt kê theo hình thức văn bản với các điều cụ thể, chia thành từng chương, mục lớn. Ngoài ra, nhiều người chọn trình bày theo bảng để nhân viên dễ dàng theo dõi hơn, chia thành các cột như số thứ tự, hạng mục và nội dung chi tiết. 

Về mặt nội dung, ngoài những yếu tố cơ bản kể trên, bạn có thể điều chỉnh nội quy nhà hàng ăn uống theo quy mô và đặc trưng kinh doanh. Những nhà hàng lớn, nhiều nhân sự thường quy định khá cụ thể, phân chia nhiệm vụ rõ ràng từng bộ phận. Trong khi đó, những quán ăn nhỏ lẻ thường chỉ ban hành những quy định tổng quát và cơ bản nhất. 

Ở cuối nội quy thường là ngày tháng năm lập, cùng chữ kỹ của chủ nhà hàng. Bạn có thể đóng khung, treo nội quy này ngay tại nơi làm việc để tất cả mọi người cùng chú ý. Trước khi thuê nhân viên, bạn cũng cần cung cấp nội quy hiện hành để họ chuẩn bị thực hiện trước. 

mau-noi-quy-nha-hang-pho-bien
Mẫu nội quy nhà hàng ăn được áp dụng phổ biến

>> Tải mẫu nội quy bếp ăn trong nhà hàng TẠI ĐÂY

Trên đây, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu những nội dung quan trọng nhất liên quan đến nội quy nhà hàng ăn uống. Ban hành nội quy là bước quan trọng trong quy trình quản lý nhà hàng hiệu quả, giúp chủ quán thúc đẩy hình ảnh chuyên nghiệp và tăng doanh số. Để biết thêm nhiều kiến thức thú vị liên quan đến ngành F&B, bạn hãy tiếp tục theo dõi website bePOS nhé!

FAQ

Làm sao để kiểm soát việc nhân viên tuân thủ bảng nội quy nhà hàng?

Đây là vấn đề nhiều người quan tâm, bởi chủ quán phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, không thể kiểm soát nhân viên 24/7. Ngoài ra, những cách quản lý quá vi mô sẽ tạo không khí cực đoan, thiếu thoải mái tại nơi làm việc. 

Để giải quyết vấn đề này, nhiều người đã chọn áp dụng phần mềm quản lý nhà hàng. Chủ quán có thể quản lý nhân sự từ xa mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả và chính xác. Điều này cũng tạo cho nhân viên tâm lý chủ động, được trao quyền khi làm việc. 

Nhà hàng có bắt buộc phải ban hành nội quy lao động không?

Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động, trong đó có chủ nhà hàng, bắt buộc phải ban hành nội quy lao động tại nơi làm việc. Nếu nhà hàng có 10 nhân viên trở lên, bạn phải lập nội quy bằng văn bản. Trường hợp dưới 10 người, thì bạn phải thỏa thuận các nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất khi ký kết hợp đồng với nhân viên.