Vay vốn ngân hàng hiện nay đã không còn xa lạ với khách hàng doanh nghiệp. Các khoản vay sẽ hỗ trợ các nhu cầu tài chính một cách nhanh chóng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiếp cận nhiều cơ hội mới và thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu muốn vay vốn, hãy cùng bePOS tìm hiểu các điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng cũng như cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
Các hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Hiện nay, các ngân hàng trong và ngoài nước đều sở hữu nhiều hình thức vay vốn khác nhau, đặc biệt là dành cho doanh nghiệp. Các hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp thường dùng có thể kể đến như vay thế chấp, vay tín chấp, vay thấu chi, vay trả góp… Tùy vào mục đích sử dụng khoản vay mà doanh nghiệp lựa chọn gói vay phù hợp.
Dưới đây là thông tin về một số hình thức vay vốn ngân hàng phổ biến mà doanh nghiệp hay sử dụng:
Vay thế chấp
Vay thế chấp là hình thức cho vay truyền thống của nhiều ngân hàng. Thông qua hình thức vay này, doanh nghiệp có thể mượn được số tiền lớn, tuy nhiên cần phải có tài sản để thế chấp.
Doanh nghiệp có thể thế chấp các tài sản như giấy phép kinh doanh, nhà xưởng, tài sản cố định,… Tổ chức tài chính sẽ tiến hành định giá tài sản và ngân hàng xem xét cho vay dựa trên tài sản đó. Hạn mức vay thế chấp rất cao, có thể lên đến 80% – 120% giá trị của tài sản dùng để thế chấp.
Ngân hàng sẽ giữ tất cả các giấy tờ có liên quan đến việc thế chấp tài sản, và doanh nghiệp vẫn có quyền sở hữu. Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ, doanh nghiệp phải chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản đó cho ngân hàng để thanh lý khoản nợ.
Thời hạn vay thế chấp có thể lên đến 25 năm tùy theo từng trường hợp cụ thể. Do đó, hình thức vay này hoàn hảo cho các doanh nghiệp.
Vay tín chấp
Đây là một hình thức mà đại diện pháp lý của một doanh nghiệp sử dụng uy tín của chính mình để vay tiền mà không cần tài sản thế chấp. Ngân hàng sẽ đánh giá và cho vay vốn dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Các khoản vay tín chấp để kinh doanh phải nêu rõ mục đích sử dụng của khoản vay. Ví dụ: dùng để mua tài sản, nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất, đầu tư máy móc trang thiết bị, tái đầu tư, đầu tư vào các dự án mới,…
Mức lãi suất cho vay tín chấp khá cao, thời hạn phải thanh toán tối đa là 60 tháng. Đây là hình thức phù hợp với khoản vay nhỏ, có thể trả nợ ngắn hạn.
Vay thấu chi
Vay thấu chi là một hình thức vay vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền vượt quá số dư hiện có trong tài khoản tiền gửi của công ty, trong khoảng thời gian dưới 12 tháng. Đây là giải pháp vay vốn giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất, để tận dụng cơ hội kinh doanh mà không cần phải thông qua hồ sơ vay vốn thông thường.
Lãi suất cho vay thấu chi tài khoản doanh nghiệp thường cao hơn khoảng 1,5 lần so với mức lãi suất cho vay bình thường.
Vay trả góp
Vay trả góp là hình thức vay một khoản tiền mà tiền lãi và tiền gốc sẽ được cộng cùng với nhau để trả vào mỗi tháng. Tùy vào số tiền vay và thời hạn vay mà hàng tháng bạn sẽ phải chi trả nhiều tiền hay ít tiền.
Như vậy, bạn sẽ trả hết cả gốc và lãi khoản vay sau một khoảng thời gian khá dài. Đây là điểm tiện lợi của hình thức vay trả góp nên phương án này được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn, nhất là những công ty mới thành lập.
Lợi ích của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng
Hiện nay, khi nền kinh tế ngày một phát triển thì việc doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô và đầu tư sinh lời là một chuyện hết sức quen thuộc. Có thể thấy rõ lợi ích của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đó là đảm bảo tính pháp lý khi mượn một khoản tiền.
Khách hàng doanh nghiệp chỉ cần làm hồ sơ 1 lần là có thể vay trong nhiều lần, đáp ứng nhu cầu vốn thường xuyên và luân chuyển, xoay vòng vốn nhanh. Ngân hàng sẽ cùng thỏa thuận với doanh nghiệp về kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn, tài sản đảm bảo. Từ đó, ngân hàng sẽ xét duyệt một mức tín dụng và xác định mức lãi suất từng lần vay cho doanh nghiệp.
Khoản vay cũng sẽ được phía ngân hàng tính toán kỹ một cách khoa học và rõ ràng. Doanh nghiệp có thể nắm được lộ trình trả nợ cụ thể và được ghi nhận rõ ràng, chi tiết trên hệ thống ngân hàng. Phương thức vay vốn linh hoạt, có thể vay tín chấp, vay trả góp, vay thế chấp,… với mức lãi suất hấp dẫn hơn nhiều so với vay của các tổ chức tín dụng “đen”.
Khi vay vốn tại ngân hàng, doanh nghiệp được cần chuẩn bị một kế hoạch phát triển kinh doanh cụ thể với các tài liệu liên quan, giúp chứng minh rõ ràng cho ngân hàng mục đích của khoản vay kinh doanh. Từ đó làm cơ sở để ngân hàng xét duyệt khoản vay.
>> Xem ngay: Cách tạo tài khoản Vietcombank online ngay tại nhà cực đơn giản
Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng
Khi đăng ký vay vốn kinh doanh, điều quan trọng đầu tiên là doanh nghiệp nhất thiết phải hiểu được rõ ràng mục đích sử dụng khoản vay mong muốn. Chẳng hạn như cần vốn để mở rộng quy mô, mua tài sản cố định, nhập nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm mới, hoặc đơn giản là giải quyết các vấn đề kinh doanh. Sau đó, để vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải xem xét đáp ứng được các điều kiện sau:
- Người đại diện doanh nghiệp vay vốn ngân hàng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Mục đích sử dụng khoản tiền vay phải hợp pháp, minh bạch và rõ ràng.
- Tình trạng tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, không quá yếu và đủ khả năng chi trả cả gốc lẫn lãi khoản vay.
- Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng cần có dự án đầu tư kinh doanh khả thi kèm theo kế hoạch trả nợ thực tế, đồng thời kế hoạch này phải có tỷ lệ rủi ro thấp.
- Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không thể thiếu việc bảo đảm tài sản phù hợp với các quy định của pháp luật.
Nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện trên thì có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ vay vốn ngân hàng. Doanh nghiệp cần xác định rõ điều kiện, nhu cầu thực tế và căn cứ theo doanh thu hàng tháng, hàng năm của mình để xác định khoản vay hợp lý, đảm bảo khả năng trả nợ.
>> Tham khảo ngay: Kinh nghiệm vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất hiện nay
Hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ vay vốn ngân hàng đầy đủ là điều bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền. Nhìn chung, giấy tờ, tài liệu chi tiết các ngân hàng yêu cầu không khác nhau nhiều. Khách hàng doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
Hồ sơ pháp lý
- Giấy phép thành lập công ty/Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
- Điều lệ của doanh nghiệp.
- Quyết định bổ nhiệm vị trí Giám đốc và vị trí Kế toán trưởng (nếu có).
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người đại diện doanh nghiệp đứng ra vay vốn.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế
Báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính của công ty (ít nhất 2 năm gần nhất)
- Hợp đồng sử dụng người lao động (nếu có)
- Hợp đồng mua bán
Phương án vay vốn
- Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay
- Kế hoạch trả nợ khoản vay ngân hàng
Tài sản đảm bảo để tiến hành vay vốn theo quy định
- Bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ)
- Tài sản hữu hình: Ô tô, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, hàng hóa, hóa đơn, hợp đồng mua bán,…
- Các loại giấy tờ có giá: Cổ phiếu, chứng chỉ góp vốn, trái phiếu,…
Nhằm hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh có cơ hội tiếp cận nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi, bePOS chính thức hợp tác với một số ngân hàng như KBank, Vietcombank, MSB triển khai nhiều gói vay kinh doanh hấp dẫn.
Với hình thức vay vốn linh hoạt, gồm tín chấp và cả thế chấp giúp chủ kinh doanh có đa dạng lựa chọn. Có thể thế chấp tài sản đảm bảo để vay hoặc vay không cần thế chấp với hạn mức lên tới 300 triệu đồng, ưu đãi lãi suất chỉ từ 1.58%/tháng. Đặc biệt, không có phí bảo hiểm và không có phí ẩn. Liên hệ ngay để nhận được thông tin chi tiết về gói vay.
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/14RhfEHGGTm2XkeO7XJOgng2n1gz” text=”ĐĂNG KÝ VAY NGAY” ]
Bài viết trên đã tổng hợp thông tin về các hình thức vay vốn cũng như điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo nếu có kế hoạch vay vốn cho doanh nghiệp của mình. Hẹn gặp lại ở những bài viết bổ ích tiếp theo của bePOS nhé!
FAQ
Có nên vay vốn kinh doanh tại ngân hàng hay không?
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng vốn để sản xuất, kinh doanh buôn bán thì vay tiền ngân hàng là một lựa chọn hợp lý. Thay vì vay của các tổ chức tín dụng với mức lãi cao cùng những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, vay vốn tại ngân hàng sẽ có sự đảm bảo về tính pháp lý và những ưu đãi hấp dẫn tùy theo từng gói vay.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải cá nhân hay tổ chức nào muốn là có thể vay tiền ngân hàng được. Bản thân các ngân hàng cũng ban hành những chính sách, quy định và điều kiện đi kèm cho mỗi đối tượng vay. Vì vậy, cần đáp ứng được các điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì yêu cầu vay vốn kinh doanh mới được phê duyệt.
Những lưu ý cần thiết khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng là gì?
Có rất nhiều vấn đề bạn cần phải lưu ý khi muốn vay vốn ngân hàng, đặc biệt khi bạn muốn vay vốn với mục đích kinh doanh. Cụ thể như sau:
- Tìm hiểu mức lãi suất cho vay hiện nay: Mỗi ngân hàng và mỗi gói vay có mức lãi suất khác nhau. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về cách tính lãi suất cũng như các chi phí liên quan như phí thanh toán, phí phạt trả nợ trễ,… để tránh những rủi ro phát sinh về sau.
- Tìm hiểu và lên kế hoạch về thời hạn vay: Ngoài lãi suất thì thời hạn vay cũng rất quan trọng. Bạn cần cân nhắc cẩn thận và lên kế hoạch chi trả hợp lý để tránh phát sinh nợ xấu.
- Lựa chọn ngân hàng muốn vay vốn: Bạn nên tìm hiểu kỹ các điều khoản và chính sách của mỗi ngân hàng, từ đó lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp và ngân hàng bạn muốn vay vốn. Tốt nhất bạn nên chọn các ngân hàng lớn vì sự uy tín, đa dạng gói vay và mức lãi suất hấp dẫn.
- Không nên vay ngân hàng số tiền quá nhiều: Chỉ nên vay một số tiền vừa đủ, tính toán kỹ lưỡng dựa trên bản kế hoạch tài chính phục vụ cho công việc kinh doanh của bạn. Tuyệt đối không nên vay quá nhiều rồi tiêu dùng cho vấn đề khác, vượt quá khả năng trả nợ sẽ khiến bạn rơi vào nợ xấu.
Follow bePOS: