Blog Tháng Mười 10, 2021

Vốn chủ sở hữu là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng về vốn chủ sở hữu

Thanh Ngoan
Thanh Ngoan

Để một doanh nghiệp hoạt động tốt thì không thể thiếu nguồn vốn kinh doanh, trong đó vốn chủ sở hữu được coi là nguồn vốn quan trọng nhất. Vậy vốn chủ sở hữu (Equity) là gì? Thay đổi vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp? Cùng bePOS tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Vốn chủ sở hữu (Equity) là gì?

Trước hết, vốn chủ sở hữu tiếng anh là gì? “Vốn Chủ Sở Hữu” trong tiếng anh được gọi là Equity. Ngoài ra, nó còn hai tên gọi khác là Stockholders Equity hay Owner’s Equity.

Vốn chủ sở hữu (Equity) là nguồn vốn được sở hữu bởi chủ doanh nghiệp, các cổ đông (nếu là công ty cổ phần) hoặc các thành viên chủ chốt của công ty (nếu là công ty liên doanh). Những chủ sở hữu sẽ góp một lượng tiền vốn nhất định để cùng nhau kinh doanh hoặc sản xuất tạo ra doanh thu.

von-chu-so-huu-la-gi
Vốn chủ sở hữu (Equity) là gì?

Vốn chủ sở hữu là nguồn tiền được các chủ doanh nghiệp tài trợ thường xuyên cho công ty để duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh. Chỉ khi nào công ty phải ngừng hoạt động hoặc bị phá sản, lúc này công ty phải dùng vốn chủ sở hữu ưu tiên trả nợ trước, sau đó còn lại bao nhiêu mới chia lại cho các chủ sở hữu tùy theo tỷ lệ vốn góp ban đầu của họ.

Cách tính: Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản –  Nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu thường được cho vào bảng cân đối kế toán. Nguồn vốn này được phân chia ra một cách chi tiết trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm các thành phần như sau:

  • Vốn cổ phần;
  • Thặng dư vốn cổ phần (nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần);
  • Cổ phiếu quỹ (nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần);
  • Chênh lệch hoạt động quy đổi tiền tệ (nếu công ty có hoạt động liên quan tới ngoại tệ);
  • Khoản lợi nhuận chưa phân phối (sau khi trừ thuế);
  • Các quỹ đầu tư và phát triển;
  • Quỹ dự phòng;
  • Quỹ khen thưởng;
  • Các khoản mục liên quan khác.
von-chu-so-huu-gom-nhung-gi
Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

Trên đây bạn đã biết khái niệm vốn chủ sở hữu và các thông tin liên quan.Hãy cùng tìm hiểu tiếp về các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm những gì và báo cáo về vốn chủ sở hữu từng kỳ nhé.

>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN KIẾM TIỀN VỚI CPO TỪ A-Z CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm các quỹ như: Quỹ đầu tư và phát triển, Quỹ dự phòng tài chính và Quỹ phúc lợi khen thưởng cho cán bộ công nhân viên. Lưu ý những quỹ này chỉ áp dụng đúng với kiểu hình công ty Cổ phần, các loại hình công ty khác như công ty Trách nhiệm hữu hạn hay công ty Hợp danh có thể sẽ khác biệt một chút.

cac-quy-thuoc-von-chu-so-huu
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản cụ thể:

Quỹ đầu tư và phát triển: là số tiền được trích ra từ lợi nhuận sau thuế của công ty theo tỷ lệ nhất định để doanh nghiệp mở rộng phát triển quy mô, thay thế máy móc thiết bị, nâng cấp dây chuyền công nghệ, đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật,…

Quỹ dự phòng tài chính: được phân bổ theo tỷ lệ nhất định từ khoản lợi nhuận sau thuế. Khoản dự phòng tài chính phải tuân thủ đúng các chính sách chung về tài chính hiện hành. Quỹ dự phòng tài chính được dùng để ghi lại số tiền dự trữ tài chính hiện có của công ty và tình trạng thiết lập và sử dụng chúng.

Quỹ phúc lợi khen thưởng: thường dùng cho việc khen thưởng khích lệ cán bộ công nhân viên, phục vụ nhu cầu phúc lợi của công ty hoặc đưa vào các tổ chức từ thiện đóng góp cho cộng đồng. Từ đó góp phần nâng cao đời sống cũng như tinh thần cho người lao động, kích thích năng suất làm việc và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Cách phân biệt: Vốn chủ sở hữu và Vốn điều lệ như thế nào?

Ở trên chúng ta đã biết khái niệm vốn chủ sở hữu cũng như các thông tin liên quan. Vậy vốn điều lệ là gì? Có gì khác so với vốn chủ sở hữu? Tại sao cần phân biệt 2 nguồn vốn này?

phan-biet-von-chu-so-huu-va-von-dieu-le
Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là số tiền một người phải góp/cam kết góp trong một khoảng thời gian nhất định để được trở thành cổ đông/ thành viên của công ty. Vốn điều lệ sẽ được ghi rõ trong mục Điều lệ công ty.

Cổ đông có thể góp tiền, giá trị quyền sử dụng đất, ngoại tệ, bí quyết kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ máy móc,… Dựa vào vốn điều lệ, công ty phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro cho từng thành viên góp vốn.

Bảng dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt: Vốn chủ sở hữu và Vốn điều lệ:

Đặc điểm Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ
Về bản chất Là tài sản chủ sở hữu thu lại được sau khi hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Là tài sản mà một người cần góp vào công ty để được trở thành thành viên/cổ đông của công ty đó.
Về tính sở hữu Có thể sở hữu bởi Nhà nước, tổ chức, cá nhân góp vốn hoặc nắm giữ cổ phiếu của công ty đó.  Do cá nhân hay tổ chức góp/cam kết góp trong một khoảng thời gian nhất định để thành lập công ty.
Cơ chế tính Vốn chủ sở hữu bằng tổng tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả cuối kỳ kinh doanh. Tổng các khoản góp của các cá nhân/tổ chức.
Nơi thể hiện Được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo từng kỳ. Được ghi rõ ràng, liệt kê cụ thể trong Điều lệ công ty.

Báo cáo thay đổi Vốn chủ sở hữu là gì? Tại sao cần báo cáo?

Do vốn chủ sở hữu thường được tổng kết trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo từng kỳ nên chắc chắn sẽ xảy ra nhiều biến động. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ thể hiện sự tăng giảm chi tiết. Đây là một loại báo cáo tài chính lập ra nhằm phản ánh chính xác sự thay đổi trong cơ cấu của nguồn vốn chủ sở hữu, ngoài ra còn trình bày về tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp.

thay-doi-von-chu-so-huu
Ví dụ về báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu của công ty Govalue

Báo cáo này gồm các nội dung chính như sau:

  • Tổng thu nhập của các chủ sở hữu trong một kỳ kế toán.
  • Chi tiết về tình hình lãi/lỗ, các khoản thu nhập khác của từng chủ sở hữu trong kỳ kinh doanh.
  • Các giao dịch phát sinh liên quan tới vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng trực tiếp đến phần vốn sở hữu của mỗi cổ đông.

>>> Xem thêm: ĐI TÌM PHẦN MỀM ERP PHÙ HỢP – HIỆU QUẢ NHẤT CHO DOANH NGHIỆP 2022

Lời kết

Trên đây là tất tần tật thông tin về vốn chủ sở hữu tiếng anh là gì, vốn chủ sở hữu gồm những nguồn tiền nào và cách phân biệt vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ. Để các doanh nghiệp có thể vận hành một cách trơn tru, sự thay đổi của vốn chủ sở hữu là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hy vọng rằng sau bài viết này bạn đã có thêm kiến thức về nguồn vốn Equity trong một doanh nghiệp.

FAQ

Vốn chủ sở hữu giảm thể hiện điều gì?

Nguồn vốn chủ sở hữu luôn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy vốn chủ sở hữu giảm thể hiện điều gì? Vốn chủ sở hữu giảm cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh.

Khi vốn chủ sở hữu giảm sẽ khiến nguồn vốn để đầu tư của doanh nghiệp giảm theo, từ đó ảnh hưởng lên cả khả năng quay vòng vốn. Do đó các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ bị suy giảm đi.

Nếu công ty không khắc phục tình trạng giảm vốn chủ sở hữu nhanh chóng và kịp thời thì doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư kinh doanh trong trường hợp này bắt buộc phải đi vay nợ. Nếu vốn chủ sở hữu giảm mãi mà không có biện pháp khắc phục thì sẽ dẫn đến mất cân đối cán cân tài chính, công ty có nguy cơ phá sản. 

Mất vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng gì tới công ty?

Mất vốn chủ sở hữu thì lại càng nghiêm trọng hơn. Khi này là do có một hay nhiều cổ đông/thành viên của công ty rút vốn khỏi doanh nghiệp đó. Điều này gây sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn nếu đó là một thành viên lớn trong công ty, ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn tiền dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh.