Nhu cầu sử dụng đồ khô ngày càng tăng cao do nhịp sống hiện đại và bận rộn. Vì thế, kinh doanh đồ khô là một lĩnh vực có tiềm năng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên để kinh doanh thành công, bạn cũng cần lập kế hoạch chi tiết, kỹ lưỡng. bePOS sẽ giới thiệu cho bạn bí quyết kinh doanh đồ khô từ A-Z.
Kinh doanh thực phẩm khô là gì?
Kinh doanh đồ khô là việc mua bán, phân phối các sản phẩm thực phẩm đã qua quá trình làm khô. Các thực phẩm khô bao gồm: trái cây khô, thịt khô, cá khô, rau củ sấy, gia vị sấy và nhiều sản phẩm khác.
Xu hướng tiêu dùng đồ khô của người Việt Nam hiện nay
Hiện nay, đồ khô đã trở thành phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người Việt Nam. Đồ khô có nhiều ưu điểm như thời gian bảo quản lâu, tiện lợi, dễ dàng chế biến và giàu dinh dưỡng.
Đặc biệt, người Việt ngày càng có xu hướng mua hàng online, đặc biệt là mua đồ khô, mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra, người tiêu dùng đang chú trọng đến các sản phẩm đồ khô địa phương và hữu cơ, tạo ủng hộ cho nông dân địa phương và bảo vệ môi trường.
Đồ khô cũng được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình, hội họp bạn bè và làm quà biếu. Để thành công trong kinh doanh đồ khô, việc hiểu rõ xu hướng tiêu dùng và các vấn đề chiến lược là quan trọng, đồng thời cần cập nhật và nắm bắt xu hướng mới nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các bước chuẩn bị để mở cửa hàng đồ khô
Nghiên cứu thị trường và phân tích đối tượng khách hàng
Trước khi khởi đầu việc mở cửa hàng kinh doanh đồ khô, việc thực hiện nghiên cứu thị trường và phân tích đối tượng khách hàng là một bước quan trọng không thể bỏ qua.
Các chủ kinh doanh cần nghiên cứu các vấn đề sau của thị trường:
- Các cửa hàng kinh doanh đồ khô trong khu vực
- Các sản phẩm đồ khô phổ biến được khách hàng ưa chuộng
- Đối tượng khách hàng mục tiêu
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua đồ khô của khách hàng.
Bằng cách nghiên cứu kỹ các câu hỏi về thị trường, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về nhu cầu thị trường và có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lập kế hoạch kinh doanh và tài chính
Định rõ mục tiêu kinh doanh và xây dựng kế hoạch chiến lược là bước không thể thiếu khi mở cửa hàng kinh doanh đồ khô.
Đầu tiên, cần xác định loại sản phẩm đồ khô bạn muốn kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu, các dịch vụ phụ trợ và chiến lược tiếp thị. Hãy chọn những sản phẩm đồ khô phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn và tìm kiếm nguồn cung ứng đáng tin cậy.
Bước tiếp theo là xác định số tiền cần để mở cửa hàng, bao gồm chi phí thuê mặt bằng, trang thiết bị, hàng tồn kho, tiền lương nhân viên và các chi phí khác. Đảm bảo bạn có đủ vốn để khởi đầu kinh doanh một cách ổn định. Nắm rõ vốn tối thiểu cần thiết cho kế hoạch kinh doanh của bạn và lựa chọn các phương thức huy động vốn phù hợp như vốn tự có, vay vốn từ ngân hàng hoặc huy động từ nhà đầu tư.
Cuối cùng là xác định cách tiếp cận và tiếp thị sản phẩm của bạn, bao gồm việc xây dựng thương hiệu, tạo chiến dịch quảng cáo hiệu quả và sử dụng các kênh tiếp thị phù hợp như online và truyền thống.
Lựa chọn vị trí và thiết kế cửa hàng
Vị trí của cửa hàng đồ khô đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Hãy chọn một vị trí thuận tiện và có lượng lưu lượng người qua lại đông đúc, như trung tâm thương mại, khu vực thương mại hoặc khu dân cư đông đúc. Điều này sẽ tăng cơ hội cho khách hàng tìm thấy và ghé thăm cửa hàng của bạn.
Thiết kế cửa hàng góp phần tạo nên không gian mua sắm thoải mái, tiện lợi cho khách hàng. Hãy lưu ý đến cách bày trí sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng. Sắp xếp các sản phẩm một cách rõ ràng và hợp lý, tạo điểm nhấn cho các sản phẩm đặc biệt hoặc mới nhất của bạn.
Đồng thời, đảm bảo rằng không gian cửa hàng thoáng đãng và dễ di chuyển để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm. Hãy trang bị cửa hàng với các kệ và tủ lưu trữ phù hợp để sắp xếp và trưng bày sản phẩm một cách gọn gàng và thuận tiện.
Chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng và cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh đồ khô suôn sẻ. Tuy nhiên, mức độ linh hoạt và số tiền cần thiết có thể thay đổi tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và điều kiện cá nhân của mỗi người.
Số tiền cần sẽ phụ thuộc vào quy mô của kinh doanh (lớn hoặc nhỏ) và liệu bạn cần thuê mặt bằng hay không. Thông thường, để mở một cửa hàng kinh doanh đồ khô, mức vốn tối thiểu từ 50.000.000 VND đến 100.000.000 VND.
Tìm ý tưởng, đặt tên cho cửa hàng bán đồ khô
Khi đặt tên cho cửa hàng, điều này không chỉ là một quyết định cá nhân mà còn phải tuân thủ các quy tắc sau:
- Đảm bảo rằng tên cửa hàng không trùng với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trong phạm vi cấp Huyện.
- Tránh sử dụng các từ ngữ, ký hiệu khó hiểu, khó nhớ.
- Hạn chế chọn từ ngữ không phù hợp hoặc mang tính chất mỹ tục để làm tên cửa hàng.
Tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh
Trước hết, bạn cần xác định một cách rõ ràng và chi tiết ngành nghề mà bạn muốn đăng ký kinh doanh. Điều này rất quan trọng vì chỉ khi bạn chọn một ngành nghề phù hợp, bạn mới có thể được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Việc tuân thủ các quy định pháp luật và đăng ký đúng ngành nghề đồ khô là điều cực kỳ quan trọng, vì nếu bạn đăng ký sai ngành nghề, bạn sẽ không thể hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.
Kinh doanh đồ khô làm sao để có lợi nhuận khủng
Sau khi mở được cửa hàng kinh doanh đồ khô, bước tiếp theo là làm thế nào để tối ưu hóa doanh thu.
Đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng
Khách hàng có những nhu cầu đa dạng khác nhau, vì thế bạn nên đa dạng hóa sản phẩm và các mức giá cho khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, không chỉ là việc cung cấp đa dạng sản phẩm, mà còn cần đảm bảo chất lượng của từng sản phẩm để xây dựng lòng tin và đáp ứng mong đợi của khách hàng.
Bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, sử dụng nguyên liệu tốt, có danh tiếng trên thị trường.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Xây dựng một môi trường mua sắm thân thiện và chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng để khách hàng cảm thấy thoải mái khi ghé thăm cửa hàng của bạn. Đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và thiết kế các chương trình khuyến mãi, ưu đãi để thu hút và duy trì sự quan tâm của họ.
Giao tiếp một cách hiệu quả và lắng nghe phản hồi từ khách hàng sẽ giúp bạn cải thiện dịch vụ và sản phẩm của mình.
Tiếp thị và quảng cáo
Để thu hút khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng, cần đầu tư vào hoạt động tiếp thị và quảng cáo. Chủ kinh doanh đồ khô cần xây dựng một chiến dịch tiếp thị trực tuyến bao gồm website, mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến.
Ngoài ra, sử dụng các kênh truyền thông truyền thống như quảng cáo trên báo, tạp chí và truyền hình cũng có thể mang lại hiệu quả.
Dịch vụ khách hàng tốt
Sau yếu tố chất lượng sản phẩm, truyền thông, dịch vụ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cửa hàng thành công. Chủ kinh doanh đồ khô nên đầu tư vào yếu tố chăm sóc khách hàng trong và sau bán hàng. Hãy tạo trải nghiệm mua sắm thoải mái, tận tình để khách hàng quay lại lần sau.
Quản lý tài chính hiệu quả
Yếu tố tài chính rất quan trọng khi kinh doanh đồ khô cũng như bất kỳ sản phẩm nào khác. Chủ cửa hàng nên theo dõi, quản lý, kiểm soát các chỉ số tài chính chi tiết. Nên tối ưu chi phí sản xuất, quản lý và đầu tư vào các hoạt động để tăng năng suất và lợi nhuận cho cửa hàng.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh hải sản 1 vốn 10 lời
Ưu điểm của kinh doanh đồ khô
Kinh doanh đồ kho có một số ưu điểm sau:
Thời gian bảo quản dài hạn
Đồ khô thường có thời gian bảo quản lâu dài hơn so với các loại thực phẩm tươi sống. Vì thế có thể giúp giảm thiểu các sản phẩm hư hỏng, tránh lãng phí nguồn ngân sách cho cửa hàng, doanh nghiệp. Đây là một lựa chọn kinh doanh an toàn và thông minh trong lĩnh vực thực phẩm.
Tiện lợi và linh hoạt
Không cần điều kiện bảo quản đặc biệt, đồ khô dễ dàng vận chuyển và lưu trữ, giúp tiết kiệm chi phí và công sức cho việc quản lý hàng hóa. Ngay cả việc sử dụng cũng rất nhanh chóng và tiện lợi, vì thế khách hàng thường yêu thích sử dụng đồ khô trong chế biến.
Khả năng vận chuyển tốt
Đồ khô thường nhỏ gọn, không cầu kỳ trong cách vận chuyển, khó hư hỏng hay dập nát như các thực phẩm tươi sống thông thường. Do đó, bạn có thể giảm thiểu các rủi ro chi phí trong vận chuyển, ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của cửa hàng.
Ổn định về giá cả
Đồ khô thường có mức giá ổn định và không biến đổi nhiều như các thực phẩm tươi sống thường lên xuống giá theo thị trường hiện tại. Do đó, các chủ kinh doanh thường lựa chọn kinh doanh đồ khô để tối ưu mức lợi nhuận của mình.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh bánh ngọt online siêu lợi nhuận
Kinh doanh đồ khô là lĩnh vực tiềm năng, có rủi ro thấp hơn so với nhiều mặt hàng khác. Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh đồ khô và bí quyết để mở cửa hàng kinh doanh đồ khô thành công, thu lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro chi phí.
FAQ
Các mặt hàng đồ khô phổ biến để kinh doanh là gì?
Bạn có thể lựa chọn kinh doanh các sản phẩm đồ khô như: trái cây khô, các loại hạt khô, gạo, dầu mè, gia vị, măng, củ quả khô,…
Các chợ đầu mối đồ khô phổ biến tại Việt Nam là gì?
Một số chợ đầu mối hàng khô phổ biến tại Việt Nam là: Chợ Bình Tây TP HCM, Chợ Bến Thành, chợ đầu mối Bình Điền, chợ Hàng Buồm Hà Nội, phố Mạc Thị Bưởi Hà Nội, chợ đầu mối Đầm Sen TP HCM.
Follow bePOS: