Hiện nay, xe máy vẫn đang là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Do đó, việc kinh doanh phụ tùng xe máy vẫn là lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đây là một ngành kinh doanh cần phải có những kiến thức nhất định về thị trường.
Nếu bạn đang băn khoăn về việc mở cửa hàng bán phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn, kinh nghiệm của những người đi trước như thế nào, bạn có thể tham khảo bài viết này của bePOS để biết thêm thông tin nhé!
Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?
Theo kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy, mức vốn để mở cửa hàng buôn bán lĩnh vực này sẽ được chia làm 5 mục chính: mặt bằng, thợ sửa, phụ tùng thay thế, không gian bày bán sản phẩm và chi phí duy trì cửa hàng.
Chi phí mặt bằng kinh doanh phụ tùng xe máy
Để giải đáp cho câu hỏi kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn thì không thể bỏ qua khoản đầu tư quan trọng nhất đó là chi phí mặt bằng. Nếu trường hợp bạn có mặt bằng sẵn thì bạn có thể bỏ qua phần này. Còn trong trường hợp phải đi thuê thì số tiền bạn phải chi ra cho địa điểm thuê không hề nhỏ chút nào.
Giá thuê mặt bằng dành cho việc buôn bán phụ tùng xe máy thường cao hơn so với những lĩnh vực khác bởi đây là một hạng mục kinh doanh có nhiều rủi ro. Trong thời gian sửa chữa, lắp đặt có thể gây ra những vết bẩn hoặc sự hư hại tới không gian xung quanh nên chi phí thuê sẽ được chủ nhà tính cả khấu hao tài sản cố định.
Mặt bằng bán các loại phụ tùng xe máy và sửa chữa
Nếu bạn định mở tiệm kinh doanh tại những thành phố lớn, diện tích rơi vào khoảng 20m2 thì số tiền cần phải bỏ ra cho khoản này sẽ vào mức 7 – 8 triệu/tháng. Nếu có thể, bạn hãy đàm phán với chủ nhà việc chia nhỏ khoản thanh toán thành 3 hoặc 6 tháng/lần để có thể tối ưu được chi phí.
Như vậy, chỉ riêng tiền mặt bằng bạn đã phải chi khoảng 24 triệu/tháng trong điều kiện chủ nhà cho phép bạn thanh toán 3 tháng/lần. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là cách tối ưu nhất cho khoản chi này. Thay vào đó, bạn có thể đi tìm những ngôi nhà nằm trong ngõ hoặc những ngôi nhà không quá đẹp. Với những điều kiện như vậy thì chủ nhà cũng khó ép giá bạn hơn.
Chi phí nhập phụ tùng sửa chữa
Để tính toán ra chi phí nhập phụ tùng sửa chữa thì sẽ cần phân tích theo hai yếu tố như sau: Bạn có lựa chọn đúng các sản phẩm mục tiêu hay không và quy mô cửa hàng của bạn như thế nào?
Mỗi một dòng xe sẽ có các loại phụ tùng khác nhau, nguồn vốn mà bạn cần bỏ ra sẽ rất khó xác định nếu bạn chưa định hướng được rằng mình sẽ cần phải tập trung kinh doanh các sản phẩm dành cho dòng xe có nhu cầu cao nhất. Nếu khoảng thời gian kinh doanh mà bạn lựa chọn sản phẩm theo cảm tính, sản phẩm nào cũng muốn kinh doanh thì số vốn có là bao nhiêu đi nữa cũng không thể đủ mà còn tạo ra nguy cơ tồn hàng.
Nhập phụ tùng xe máy để kinh doanh
Tiếp theo là về quy mô cửa hàng, những cửa hàng càng lớn, mặt hàng càng đa dạng thì số chi phí cần phải bỏ ra càng cao và ngược lại.
Nếu bạn lựa chọn mở một kinh doanh nhỏ thì bạn sẽ cần chuẩn bị cho mình chi phí khoảng 70 triệu đồng. Trong đó hãy tập trung các loại mặt hàng như budi, dầu nhớt, gương chiếu hậu, phanh, lốp, xăm, đèn, má đĩa, yếm,… bởi đây là những phụ tùng có số lượng tiêu thụ rất nhiều.
>> Xem thêm: TỔNG HỢP THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ ĐIỀU KIỆN MỞ QUẦY THUỐC
Chi phí dành cho thợ sửa, thay thế
Một khoản chi phí nữa được tính vào câu trả lời cho câu “Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn” thì sẽ là phần lương dành cho thợ sửa, thay thế phụ tùng xe. Bởi không phải ai cũng vừa có thể kinh doanh vừa có thể sửa chữa, thay thế các phụ tùng xe phải không nào?
Trung bình, chi phí này sẽ cần phải bỏ ra khoảng 6-7 triệu đồng/tháng/người. Nếu bạn muốn tối ưu chi phí này thì bạn sẽ cần phải đi học nghề, sau đó là đi làm tại các trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa xe máy để luyện tập thêm kỹ năng và rồi tự mình mở cửa hàng kinh doanh riêng.
Chi phí dành cho thợ sửa xe
Chi phí cho không gian lưu trữ các sản phẩm phụ tùng
Theo kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy mà bePOS tổng hợp được thì việc thiết kế các loại kệ, giá để trưng bày sản phẩm là điều không thể thiếu. Để tạo ra sự thuận tiện trong việc tìm kiếm các sản phẩm hàng hóa, bạn cần sắp xếp chúng thật ngăn nắp và khoa học. Điều này cũng có thể tạo sự ấn tượng, niềm tin của khách hàng và cũng là cách để bảo quản các sản phẩm phụ tùng tốt nhất.
Chi phí cho việc giúp bạn xây dựng, thiết kế một không gian lưu trữ các sản phẩm phụ tùng sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng.
Chi phí lắp đặt kệ để bày bán và lưu trữ sản phẩm
Chi phí cho việc duy trì cửa hàng
Vốn duy trì cửa hàng cũng là một trong những khoản quan trọng trong việc kinh doanh loại mặt hàng này. Trong thời gian đầu, có thể việc kinh doanh chưa quá khởi sắc và ổn định, doanh thu chưa đủ để có thể bù đắp cho những chi phí hoặc các kế hoạch như quảng cáo, ưu đãi,… nên cần phải có khoản này để duy trì những công việc thường niên. Với khoản tiền duy trì này thì bạn có thể chuẩn bị khoảng 20 triệu đồng.
Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy mới nhất 2022
Sau khi tính toán được số vốn bạn cần để thực hiện việc mở cửa hàng phụ tùng. Bạn cần nắm rõ được những kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất, bao gồm:
Xác định được khách hàng mục tiêu
Về kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy nói riêng hay bất cứ lĩnh vực nào nói chung, bạn đều cần phải xác định khách hàng mục tiêu mà mình đang nhắm tới. Việc này sẽ giúp bạn xác định được những loại hàng mà mình cần nhập về để kinh doanh. Đồng thời tránh được rủi ro trong việc nhập hàng nhưng không tiêu thụ được vì không đúng với nhu cầu của khách hàng.
Xác định khách hàng mục tiêu để nhập hàng đúng
Tìm kiếm nguồn hàng để nhập
Bạn có thể thực hiện hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy với những hãng xe, công ty sản xuất xe lớn. Nguồn hàng tại đây sẽ đảm bảo được về chất lượng cũng như xuất xứ chính hãng cùng giá thành phù hợp. Tùy theo tình hình tiêu thụ phụ tùng của mỗi dòng xe mà bạn sẽ cân nhắc để nhập số lượng phù hợp.
Chính sách quảng bá, ưu đãi dành cho khách hàng
Khi bắt đầu kinh doanh, bạn nên đưa ra những ưu đãi, khuyến mãi để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Đây là cách giúp bạn có thể mở rộng đối tượng khách, đồng thời là một cách đánh vào tâm lý của người tiêu dùng.
Thiết kế cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe hợp lý
Quản lý cửa hàng thật chặt chẽ
Việc quản lý cửa hàng ở đây không chỉ nói về việc đối với nhân viên hay những khoản chi phí dành cho cửa hàng. Thay vào đó là sự quản lý về số lượng hàng hóa trong cửa hàng để tránh bị thất thoát trong kinh doanh, kiểm soát được rủi ro và tính toán được khoản thu về hàng tháng của cửa hàng.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬP HÀNG SỈ ĐỒ GIA DỤNG CHIẾT KHẤU CAO, UY TÍN NHẤT 2022
Các cách kinh doanh phụ tùng xe máy phổ biến hiện nay
Có ba cách kinh doanh phụ tùng xe máy phổ biến hiện nay đó là: kinh doanh phụ tùng xe máy online, hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy và bán phụ tùng xe máy cũ. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về ba cách kinh doanh này dưới đây:
Kinh doanh phụ tùng xe máy online
Khi mà công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc mua sắm online không còn là điều xa lạ. Do đó, nhiều người hướng đến việc kinh doanh phụ tùng xe online để giảm bớt chi phí về mặt bằng, hoặc với những cửa hàng có mặt bằng rồi thì đây cũng là một cách để tăng lợi nhuận.
Nếu xác định kinh doanh phụ tùng xe máy online, bạn có thể tham khảo một trong ba sàn thương mại điện từ lớn tại Việt Nam hiện nay như: Shopee, Lazada, Tiki.
Để có thể mở rộng sự tiếp cận tới khách hàng, bạn nên xây dựng thêm các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, website,… bởi đây là những nền tảng xã hội có nhiều người Việt Nam sử dụng và rất dễ để đưa các thông tin về sản phẩm cũng như cửa hàng của bạn.
Bán phụ tùng xe máy online
Hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy
Khi thực hiện cách hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy với những thương hiệu nổi tiếng bạn sẽ có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm, chính sách đãi ngộ và giá cả của đại lý. Bạn có thể tham khảo một vài thương hiệu nổi tiếng như: Honda, Yamaha,… Tùy theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà bạn đưa ra quyết định về số lượng nhập hàng. Việc đa dạng hóa các sản phẩm sẽ giúp bạn tiếp cận tới nhiều khách hàng khác nhau.
Bán phụ tùng xe máy cũ
Việc lựa chọn bán phụ tùng xe máy cũ ban đầu có thể sẽ hơi khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp. Tuy nhiên, cộng đồng những người thích các dòng xe máy cổ tại Việt Nam cũng rất lớn. Do đó, nếu bạn quyết tâm trong việc mở tiệm bán phụ tùng xe máy cũ thì đây sẽ là một lĩnh vực kinh doanh vô cùng tiềm năng.
Với những thông tin được tổng hợp về kinh doanh phụ tùng xe máy trên đây, bePOS hy vọng rằng bạn có thể thành công trong tương lai với lĩnh vực này. Hãy chuẩn bị thật tốt để tránh các rủi ro không mong muốn xảy ra trong tương lai nhé.
FAQ
Để mở cửa hàng phụ tùng xe máy sẽ cần thủ tục như thế nào?
Thủ tục giấy tờ cần thiết để mở cửa hàng phụ tùng xe máy sẽ bao gồm:
- Giấy tờ cá nhân có xác thực.
- Hồ sơ đăng ký theo quy định của nhà nước
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh, vốn và tên doanh nghiệp.
Với một cửa hàng phụ tùng xe máy vừa và nhỏ thì số vốn sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu?
Theo những chi phí mà bePOS liệt kê trên, bạn sẽ cần phải bỏ ra tổng số vốn là khoảng 200-300 triệu đồng để có thể sở hữu và duy trì cửa hàng bán phụ tùng xe máy vừa và nhỏ của riêng mình.
Follow bePOS: