Trang chủBlogs Bán lẻKinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn? Kinh nghiệm từ A-Z

Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn? Kinh nghiệm từ A-Z

Cập nhật lần cuối: Tháng tám 08, 2023
Chu Hanh
1336 Đã xem

Hiện nay, xe máy vẫn đang là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trên thị trường Việt Nam. Do đó, việc kinh doanh phụ tùng xe máy vẫn là lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang băn khoăn về việc mở cửa hàng bán phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn, kinh nghiệm của những người đi trước như thế nào, bạn có thể tham khảo bài viết này của bePOS để biết thêm thông tin nhé!

Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?

>> Kinh doanh phụ tùng xe máy cần từ 80 – 200 triệu đồng

Theo kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy, mức vốn để mở cửa hàng buôn bán lĩnh vực này sẽ được chia làm 5 mục chính: mặt bằng, thợ sửa, phụ tùng thay thế, không gian bày bán sản phẩm và chi phí duy trì cửa hàng.

Chi phí mặt bằng kinh doanh phụ tùng xe máy 

Để giải đáp cho câu hỏi kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn thì không thể bỏ qua khoản đầu tư quan trọng nhất đó là chi phí mặt bằng. Nếu trường hợp bạn có mặt bằng sẵn thì bạn có thể bỏ qua phần này. Còn trong trường hợp phải đi thuê thì số tiền bạn phải chi ra cho địa điểm thuê không hề nhỏ chút nào.

Giá thuê mặt bằng dành cho việc buôn bán phụ tùng xe máy thường cao hơn so với những lĩnh vực khác bởi đây là một hạng mục kinh doanh có nhiều rủi ro. Trong thời gian sửa chữa, lắp đặt có thể gây ra những vết bẩn hoặc sự hư hại tới không gian xung quanh nên chi phí thuê sẽ được chủ nhà tính cả khấu hao tài sản cố định.

mat-bang-kinh-doanh-phu-tung-xe-may
Mặt bằng buôn bán phụ tùng xe máy và sửa chữa xe máy

Nếu bạn định mở tiệm kinh doanh tại những thành phố lớn, diện tích rơi vào khoảng 20m2 thì số tiền cần phải bỏ ra cho khoản này sẽ vào mức 7 – 8 triệu/tháng. Nếu có thể, bạn hãy đàm phán với chủ nhà việc chia nhỏ khoản thanh toán thành 3 hoặc 6 tháng/lần để có thể tối ưu được chi phí.

Như vậy, chỉ riêng tiền mặt bằng bạn đã phải chi khoảng 24 triệu/tháng trong điều kiện chủ nhà cho phép bạn thanh toán 3 tháng/lần. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là cách tối ưu nhất cho khoản chi này.

Thay vào đó, bạn có thể đi tìm những ngôi nhà nằm trong ngõ hoặc những ngôi nhà không quá đẹp. Với những điều kiện như vậy thì chủ nhà cũng khó ép giá bạn hơn.

Chi phí nhập phụ tùng sửa chữa

Để tính toán ra chi phí nhập phụ tùng sửa chữa thì sẽ cần phân tích theo hai yếu tố như sau: Bạn có lựa chọn đúng các sản phẩm mục tiêu hay không và quy mô cửa hàng của bạn như thế nào?

Linh kiện phụ tùng xe máy thường được chia thành các nhóm sau:

  • Nhóm đồ điện
  • Nhóm bố nồi, bố thắng
  • Nhóm bình ắc quy
  • Nhóm vành, căm xe
  • Nhóm cơ khí

Mỗi một dòng xe sẽ có các loại phụ tùng khác nhau, nguồn vốn mà bạn cần bỏ ra sẽ rất khó xác định nếu bạn chưa định hướng được rằng mình sẽ cần phải tập trung kinh doanh các sản phẩm dành cho dòng xe có nhu cầu cao nhất. Nếu khoảng thời gian kinh doanh mà bạn lựa chọn sản phẩm theo cảm tính, sản phẩm nào cũng muốn kinh doanh thì số vốn có là bao nhiêu đi nữa cũng không thể đủ mà còn tạo ra nguy cơ tồn hàng. 

Kinh Doanh Phu Tung Xe May 31
Nhập phụ tùng xe máy để kinh doanh

Tiếp theo là về quy mô cửa hàng. Nếu bạn lựa chọn mở một kinh doanh nhỏ thì bạn sẽ cần chuẩn bị cho mình chi phí khoảng 70 triệu đồng để nhập phụ tùng. Ngược lại, đối với những cửa hàng càng lớn, mặt hàng càng đa dạng thì số chi phí cần phải bỏ ra càng cao.

Trong số các loại phụ tùng xe máy, bạn hãy tập trung các loại mặt hàng phổ biến như budi, dầu nhớt, gương chiếu hậu, phanh, lốp, xăm, đèn, má đĩa, yếm,… bởi đây là những phụ tùng có số lượng tiêu thụ rất nhiều.

Chi phí dành cho thợ sửa, thay thế 

Một khoản chi phí nữa được tính vào câu trả lời cho câu “Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn” thì sẽ là phần lương dành cho thợ sửa, thay thế phụ tùng xe. Bởi không phải ai cũng vừa có thể kinh doanh vừa có thể sửa chữa, thay thế các phụ tùng xe phải không nào?

Trung bình, chi phí này sẽ cần phải bỏ ra khoảng 7 – 15 triệu đồng/tháng/người tùy vào mức độ công việc. Nếu bạn muốn tối ưu chi phí này thì bạn sẽ cần phải đi học nghề, sau đó là đi làm tại các trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa xe máy để luyện tập thêm kỹ năng và rồi tự mình mở cửa hàng kinh doanh riêng.

Kinh Doanh Phu Tung Xe May 32
Chi phí dành cho thợ sửa xe

Chi phí cho không gian lưu trữ các sản phẩm phụ tùng 

Theo kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy mà bePOS tổng hợp được thì việc thiết kế các loại kệ, giá để trưng bày sản phẩm là điều không thể thiếu. Để tạo ra sự thuận tiện trong việc tìm kiếm các sản phẩm hàng hóa, bạn cần sắp xếp chúng thật ngăn nắp và khoa học.

Điều này cũng có thể tạo sự ấn tượng, niềm tin của khách hàng và cũng là cách để bảo quản các sản phẩm phụ tùng tốt nhất. Chi phí cho việc giúp bạn xây dựng, thiết kế một không gian lưu trữ các sản phẩm phụ tùng sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng.

Chi phí cho việc duy trì cửa hàng

Vốn duy trì cửa hàng cũng là một trong những khoản quan trọng trong việc kinh doanh loại mặt hàng này. Trong thời gian đầu, có thể việc kinh doanh chưa quá khởi sắc và ổn định, doanh thu chưa đủ để có thể bù đắp cho những chi phí hoặc các kế hoạch như quảng cáo, ưu đãi,… nên cần phải có khoản này để duy trì những công việc thường niên. Với khoản tiền duy trì này thì bạn có thể chuẩn bị khoảng 20 triệu đồng.

chi-phi-ban-phu-tung-xe-may 
Chi phí duy trì và vận hành cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy

Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy mới nhất 

Sau khi tính toán được số vốn bạn cần để thực hiện việc mở cửa hàng phụ tùng. Bạn cần nắm rõ được những kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.

Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh

Cũng giống như những lĩnh vực kinh doanh khác, bạn phải nghiên cứu thị trường phụ tùng xe máy và đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, bạn hãy tìm hiểu loại hàng đang phổ biến hiện nay là gì, giá cả thế nào, xu hướng phát triển trong tương lai ra sao.

Đối tượng tiếp theo cần quan tâm là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, tức những cửa hàng cùng phân khúc, trong khu vực nơi đặt trụ sở kinh doanh. Bạn hãy tìm hiểu xem những cửa hàng đó đang kinh doanh những mặt hàng nào, hoạt động có hiệu quả không, từ đó rút ra bài học cho mình.

Xác định được khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng, giúp bạn lên kế hoạch hiệu quả vào giai đoạn sau. Nếu hướng đến tệp khách hàng thu nhập trung bình, bạn nên kinh doanh phụ tùng xe máy giá rẻ, không cần thuê mặt bằng đẹp tránh đội chi phí lên cao.

nghien-cuu-khach-hang-kinh-doanh-phu-tung-xe-may
Nghiên cứu tệp khách hàng kinh doanh phụ tùng xe máy

Ngoài ra, khi triển khai marketing, việc nghiên cứu tệp khách hàng mục tiêu cũng phát huy tác dụng. Ví dụ, khách thu nhập thấp thường quan tâm đến giá cả, thích chương trình giảm giá, khuyến mãi. Khách thu nhập cao quan tâm đến chất lượng, có thể mang tâm lý ưa hàng ngoại.

Chuẩn bị vốn kinh doanh 

Ở phía trên, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu về vốn kinh doanh phụ tùng xe máy. Con số này dao động từ 150 – 200 triệu đồng, hoặc có thể cao hơn nếu cửa hàng quy mô lớn. Chuẩn bị vốn đầy đủ giúp mọi hoạt động sau này của cửa hàng diễn ra trơn tru, không gặp rắc rối tài chính.

Ngoài ra, thời gian đầu chưa nhiều khách, chưa có doanh thu ổn định, thì bạn cần chuẩn bị vốn dự phòng để vận hành cửa hàng.

Tìm kiếm nguồn hàng để nhập

Bạn có thể thực hiện hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy với những hãng xe, công ty sản xuất xe lớn. Nguồn hàng tại đây sẽ đảm bảo  được về chất lượng cũng như xuất xứ chính hãng cùng giá thành phù hợp. Tùy theo tình hình tiêu thụ phụ tùng của mỗi dòng xe mà bạn sẽ cân nhắc để nhập số lượng phù hợp.

Một số nguồn hàng kinh doanh phụ tùng xe máy phổ biến là:

  • Mở đại lý phụ tùng xe máy: Mở đại lý phụ tùng xe máy tức là bạn nhập hàng của công ty sản xuất dưới hình thức cộng tác viên kinh doanh, đăng ký đại lý. Ưu điểm của cách này là sản phẩm chính hãng, có chất lượng tốt, giá nhập gốc tận xưởng. Một số công ty phụ tùng xe máy uy tín là Công ty An Khánh, Công ty Mạnh Quang, Sao Phương Nam,…
  • Chợ đầu mối phụ tùng: Nếu không có nhiều ngân sách, bạn nên nhập hàng từ các chợ đầu mối phụ tùng xe máy, như chợ trời phố Thịnh Yên, chợ Tân Thành, cửa khẩu Tân Thanh,… Các sản phẩm tại đây có mức giá rẻ, tuy nhiên chất lượng không đảm bảo.
  • Lấy phụ tùng xe máy giá sỉ tại các cửa hàng bán buôn: Ưu điểm của cách lấy phụ tùng xe máy giá sỉ là vốn yêu cầu ít, mặt hàng đa dạng, giá thấp, tuy nhiên chất lượng cũng ở mức trung bình. Một số shop bán buôn phụ tùng xe máy là Moto tech, Shop2banh, Phụ tùng Hoàn Thạch,…
  • Nhập hàng từ nước ngoài: Bạn có thể sang tận nơi như chợ Zhiyou, chợ Yongfu, Đông Quảng Nguyên, hoặc nhập trên sàn TMĐT như Tmall, Alibaba, Taobao,… Lưu ý, nhiều sàn TMĐT Trung Quốc chưa cho phép vận chuyển trực tiếp về Việt Nam, nên bạn cần dùng dịch vụ trung gian.
nhap-hang-phu-tung-xe-may
Nhập hàng từ các cửa hàng bán buôn phụ tùng xe máy

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Vị trí bán hàng là yếu tố quan trọng trong kinh doanh phụ tùng xe máy. Khi tìm thuê mặt bằng, bạn nên ưu tiên những khu vực nhiều người quan lại, không khuất, không có dịch vụ sửa xe máy ở gần. Ngay cả khi mở cửa hàng trong ngõ, thì ngõ cũng phải đủ rộng, dễ dàng ra vào và nên có chỗ để xe.

Vì mặt hàng phụ tùng xe máy cực đa dạng, nên cửa hàng phải trưng bày, sắp xếp một cách khoa học. Ví dụ, bạn có thể sắp xếp theo các bộ phận xe, hoặc theo dòng xe, theo thương hiệu,… Sản phẩm nên được xếp trong kệ, tủ, giá treo, hoặc cho vào khay đựng với những mặt hàng kích cỡ nhỏ.

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy

Để mở cửa hàng bán phụ tùng xe máy, bạn cần xin giấy phép đăng ký kinh doanh, bao gồm những giấy tờ như:

  • Giấy đề nghị xin giấy đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh, hoặc doanh nghiệp.
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân chủ kinh doanh, như CMND/CCCD chủ hộ, các thành viên hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp,…
  • Hợp đồng thuê mặt bằng để mở cửa hàng, hoặc giấy chứng nhận sử dụng đất.

Bộ hồ sơ này được nộp lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện. Nếu hợp lệ, bạn sẽ nhận kết quả trong vòng 3 – 5 ngày làm việc. Trường hợp không hợp lệ, bạn sẽ được thông báo trong vòng 5 ngày, trình bày rõ lý do hồ sơ bị từ chối.

xin-giay-phep-kinh-doanh-phu-tung-xe-may
Xin giấy phép kinh doanh phụ tùng xe máy

Chính sách quảng bá, tiếp thị

Xu hướng kinh doanh hiện nay là marketing đa kênh, cụ thể:

  • Marketing offline: Thiết kế biển hiệu quảng cáo bắt mắt, tổ chức khai trương, sự kiện, minigame,…
  • Marketing online: Triển khai trên các kênh TikTok, Facebook, Instagram, sáng tạo nội dung hấp dẫn kết hợp chạy ads,…
  • Vận hành gian hàng sàn TMĐT: Mở gian hàng trên Shopee, Lazada, thiết kế đẹp mắt thu hút người nhìn,…

Chính sách ưu đãi, bảo hành cho khách hàng

Khi bắt đầu kinh doanh, bạn nên đưa ra những ưu đãi, khuyến mãi để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Đây là cách giúp bạn có thể mở rộng đối tượng khách, đồng thời là một cách đánh vào tâm lý của người tiêu dùng. Có rất nhiều cách để triển khai chương trình khuyến mãi, như tặng voucher giảm giá, bảo hành định kỳ với khách thân thiết,…

Quản lý cửa hàng thật chặt chẽ

Việc quản lý cửa hàng ở đây không chỉ nói về việc đối với nhân viên hay những khoản chi phí dành cho cửa hàng. Thay vào đó là sự quản lý về số lượng hàng hóa trong cửa hàng để tránh bị thất thoát trong kinh doanh, kiểm soát được rủi ro và tính toán được khoản thu về hàng tháng của cửa hàng.

Để vận hành cửa hàng phụ tùng xe máy hiệu quả, bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý kinh doanh bePOS. Với bePOS, chủ cửa hàng sẽ được trải nghiệm những tính năng như sau:

  • Quản lý kho hàng chi tiết, cập nhật tình trạng xuất – nhập – tồn, nhận biết những mặt hàng sắp hết.
  • Quản lý bán hàng, lưu trữ mọi thông tin liên quan đến giao dịch, in hóa đơn bằng công nghệ share bill,…
  • Tổ chức nhân sự, phân quyền, chấm công và đánh giá hiệu quả.
  • Quản lý tài chính, ghi chép thu chi, trực quan hóa doanh thu bán hàng theo biểu đồ.
  • Một số tính năng khác như marketing, chăm sóc khách hàng, tạo voucher giảm giá,…
phan-mem-quan-ly-kinh-doanh-phu-tung-xe-may-bepos
Phần mềm quản lý kinh doanh phụ tùng xe máy bePOS miễn phí

Đặc biệt, hiện nay bePOS đang có Gói Khởi Nghiệp dành cho các cửa hàng quy mô nhỏ lẻ, với nhiều tính năng quan trọng, hữu ích cho quá trình kinh doanh. Bạn hãy gọi hotline 078 6695618 hoặc điền vào form đăng ký dưới đây để được tư vẫn A – Z nhé!

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]

>> Xem thêm: Top 8 phần mềm quản lý bán hàng phụ tùng ô tô đáng sử dụng nhất hiện nay

Các cách kinh doanh phụ tùng xe máy phổ biến hiện nay

Có ba cách kinh doanh phụ tùng xe máy phổ biến hiện nay đó là: kinh doanh phụ tùng xe máy online, hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy và bán phụ tùng xe máy cũ. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về ba cách kinh doanh này dưới đây: 

Kinh doanh phụ tùng xe máy online

Khi mà công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc mua sắm online không còn là điều xa lạ. Do đó, nhiều người hướng đến việc kinh doanh phụ tùng xe online để giảm bớt chi phí về mặt bằng, hoặc với những cửa hàng có mặt bằng rồi thì đây cũng là một cách để tăng lợi nhuận.

Nếu xác định kinh doanh phụ tùng xe máy online, bạn có thể tham khảo một trong ba sàn thương mại điện từ lớn tại Việt Nam hiện nay như: Shopee, Lazada, Tiki.

Để có thể mở rộng sự tiếp cận tới khách hàng, bạn nên xây dựng thêm các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, website,… bởi đây là những nền tảng xã hội có nhiều người Việt Nam sử dụng và rất dễ để đưa các thông tin về sản phẩm cũng như cửa hàng của bạn.

kinh-doanh-phu-tung-xe-may-online
Bán phụ tùng xe máy online

Hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy

Khi thực hiện cách hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy với những thương hiệu nổi tiếng bạn sẽ có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm, chính sách đãi ngộ và giá cả của đại lý. Bạn có thể tham khảo một vài thương hiệu nổi tiếng như: Honda, Yamaha,…

Tùy theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà bạn đưa ra quyết định về số lượng nhập hàng. Việc đa dạng hóa các sản phẩm sẽ giúp bạn tiếp cận tới nhiều khách hàng khác nhau.

Bán phụ tùng xe máy cũ

Việc lựa chọn bán phụ tùng xe máy cũ ban đầu có thể sẽ hơi khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp. Tuy nhiên, cộng đồng những người thích các dòng xe máy cổ tại Việt Nam cũng rất lớn. Do đó, nếu bạn quyết tâm trong việc mở tiệm bán phụ tùng xe máy cũ thì đây sẽ là một lĩnh vực kinh doanh vô cùng tiềm năng. Tuy nhiên, bạn cần có kiến thức sâu sắc về phụ tùng xe cũ để tránh bị kẻ gian lừa đảo nhé!

ban-phu-tung-xe-may-cu
Mở tiệm bán phụ tùng xe máy cũ là ý tưởng kinh doanh ít vốn

Lưu ý khi kinh doanh phụ tùng xe máy

Ngoài những kiến thức nêu trên, chủ cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy nên lưu ý một số điểm như:

  • Xây dựng tên tuổi cửa hàng vào thời gian đầu: Bạn có sản phẩm tốt, chính sách giá ưu đãi, nhưng nếu không biết marketing thì chỉ tiếp cận được lượng khách rất nhỏ. Vì vậy, khi mới khai trương, bạn nên xây dựng hình ảnh cửa hàng uy tín, kết hợp marketing online lẫn offline.
  • Quan tâm vấn đề pháp lý: Một nội dung quan trọng nhưng ít người để ý là vấn đề pháp lý. Ví dụ, xin giấy phép kinh doanh, đăng ký mã số thuế, đóng thuế,… Nếu không tuân thủ, cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt vi phạm và gây mất uy tín trong mắt cộng đồng.
  • Cập nhật kiến thức mới, đề cao tính sáng tạo: Kinh doanh ngành nghề nào cũng cần học hỏi không ngừng và bắt kịp xu thế để không lỗi thời. Ví dụ, xu hướng hiện nay là tích hợp nhiều tiện ích để thu hút khách hàng. Bạn có thể tận dụng điều này vào cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy, như vừa rửa xe/sửa xe kết hợp bán phụ tùng.
luu-y-kinh-doanh-phu-tung-xe-may
Một số lưu ý khi kinh doanh phụ tùng xe máy

Với những thông tin được tổng hợp về kinh doanh phụ tùng xe máy trên đây, bePOS hy vọng rằng bạn có thể thành công trong tương lai với lĩnh vực này. Hãy chuẩn bị thật tốt để tránh các rủi ro không mong muốn xảy ra trong tương lai nhé.

FAQ

Để mở cửa hàng phụ tùng xe máy sẽ cần thủ tục như thế nào?

Thủ tục giấy tờ cần thiết để mở cửa hàng phụ tùng xe máy sẽ bao gồm:

  • Giấy tờ cá nhân có xác thực.
  • Hồ sơ đăng ký theo quy định của nhà nước
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh, vốn và tên doanh nghiệp.

Với một cửa hàng phụ tùng xe máy vừa và nhỏ thì số vốn sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu? 

Theo những chi phí mà bePOS liệt kê trên, bạn sẽ cần phải bỏ ra tổng số vốn là khoảng 200 – 300 triệu đồng để có thể sở hữu và duy trì cửa hàng bán phụ tùng xe máy vừa và nhỏ của riêng mình.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/kinh-doanh-phu-tung-xe-may/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]