Trang chủBlogs Tài chínhLãi ròng là gì? Ý nghĩa, cách tính và cách thúc đẩy lãi ròng

Lãi ròng là gì? Ý nghĩa, cách tính và cách thúc đẩy lãi ròng

Cập nhật lần cuối: Tháng chín 09, 2023
Trần Dung
Trần Dung
1904 Đã xem

Lãi ròng là gì? Ý nghĩa của lãi ròng như thế nào? Công thức tính lãi ròng là gì? Làm sao để tăng lãi ròng? Đọc ngay bài viết dưới đây để nắm chắc kiến thức liên quan tới lãi ròng. Hiểu biết về những cách tính toán lợi nhuận là một trong những kiến thức cơ bản và rất đỗi quan trọng để vận hành cũng như phát triển doanh nghiệp bền vững. bePOS sẽ cung cấp giúp bạn những kiến thức liên quan đến lãi ròng quan trọng để doanh nghiệp của mình có thể tăng lãi dễ dàng hơn trong quá trình kinh doanh. 

Lãi ròng là gì?

Lãi ròng là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các chi phí và khoản thuế của doanh nghiệp. Giá dịch vụ, giá sản phẩm cũng là những yếu tố thuộc về lãi ròng. Lãi ròng được tính toán dựa vào độ chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh. Các bạn hãy nhớ là lãi ròng là gì, thu nhập ròng là gì, lợi nhuận ròng là gì đều giống nhau cả nhé.

lai-rong-la-gi
Lãi ròng là gì? Khái niệm về lãi ròng và các chỉ số liên quan

Ngoài ra, còn một khái niệm cũng khiến nhiều người băn khoăn chính là tỷ suất lợi nhuận ròng là gì? Đây là chỉ số cho biết lợi nhuận ròng của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu.

Lãi ròng và lãi thuần cũng là hai khái niệm khác nhau. Sự khác nhau giữa lãi ròng và lãi thuần nằm ở chỗ, lãi thuần là khoản tiền đã bị khấu trừ các chi phí phát sinh trong kinh doanh, trong khi lãi ròng chỉ ra số tiền còn lại sau khi doanh nghiệp đóng góp tiền vào ngân sách nhà nước. Đó chính là sự khác biệt cơ bản giữa lãi thuần và lãi ròng.

Công thức tính lãi ròng dựa theo doanh thu tổng

Cách để tính lãi ròng vô cùng đơn giản, chỉ cần nắm được công thức sau là có thể nắm được cách tính lãi ròng.

Công thức tính lãi ròng như sau:

Lãi ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – 30% chi phí hoạt động  – 10% VAT – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó: 

  • Doanh thu tổng đã trừ tiền chiết khấu bán hàng và tiền hoàn lại.
  • Chi phí hoạt động bao gồm tất cả các khoản tiền chi tiêu cho kinh doanh như chi phí bán hàng, tiền lương cho nhân viên, chi phí sản xuất, chi phí giao hàng,…
cong-thuc-tinh-lai-rong
Công thức tính lãi ròng là gì?

Chúng ta có thể rút gọn công thức trên để tính lãi ròng theo doanh thu tổng dễ dàng hơn.

  • Gọi a là tổng doanh thu của doanh nghiệp
  • b là chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Dễ dàng suy ra b=0.3a
  • Nếu c là 10%VAT thì c=0.1a

Khi đó, lợi nhuận mức 1 = a – 0.3a – 0.1a = 0.6a

Suy ra, thuế thu nhập doanh nghiệp = 0.6a*20% = 0.12a

Vậy, Lãi ròng = 0.6a – 0.12a = 0.48a

Cách tính lãi ròng đơn giản nhất dựa vào doanh thu tổng chính là lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp nhân với 0.48 là được.

Chúng ta có thể sử dụng hệ số lãi ròng để tính tỷ suất lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận ròng bằng Hệ số lãi ròng chia cho tổng doanh thu rồi nhân với 100. 

Hệ số lãi ròng càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận ròng càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển tốt. Con số tỷ suất lợi nhuận ròng này được cho là tốt khi đạt giá trị tối thiểu là 15%.

Ví dụ: 

Dựa vào công thức trên,bePOS sẽ cho các bạn một bài tập tính lãi ròng đơn giản. Bài tập tính lãi ròng như sau: Doanh nghiệp X có doanh thu là 8 tỷ đồng. 

Vậy thu nhập ròng của doanh nghiệp X là bao nhiêu? Để giải bài tập tính lãi ròng này rất dễ, ta chỉ cần lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp X nhân với 0.48. Doanh nghiệp X có doanh thu là 8 tỷ đồng, khi đó lãi ròng của doanh nghiệp X sẽ là 8 tỷ * 0.48, là gần 3.84 tỷ đồng. Vậy là bài tập tính lãi ròng đã xong.

>> Xem thêm: Từ A-Z thông tin về chỉ số ROA chủ doanh nghiệp cần biết 

Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi ròng

Những yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi, đặc biệt là chi phí giá vốn.

Chi phí biến đổi thay đổi tùy theo số lượng sản phẩm được sản xuất hoặc mua để bán ra thị trường. Chi phí này bao gồm các khoản chi phí như mua nguyên liệu, trang thiết bị máy móc để sản xuất sản phẩm, đóng gói và bao bì, vận chuyển, tiền lương cho công nhân, tiện ích và không gian sản xuất…

Trong trường hợp của các doanh nghiệp thương mại điện tử, chi phí biến đổi thường liên quan đến số tiền phải trả để mua sản phẩm mà họ không sản xuất mà chỉ mua lại từ nhà cung cấp.

Chi phí cố định bao gồm các chi phí như chi phí văn phòng, lương cho các nhân viên không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chi phí tiếp thị, các khoản phúc lợi cho nhân viên, thuế, chi phí cho thuê ngoài,….

nhung-yeu-to-anh-huong-toi-lai-rong
Những yếu tố ảnh hưởng tới lãi ròng

Ý nghĩa của lãi ròng là gì? 

Trước hết, ý nghĩa của lãi ròng là gì chính là nằm ở chỗ con số đó sẽ cho biết doanh nghiệp đang lỗ hay lãi, giúp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể đề ra được chiến lược hoạt động, chiến lược kinh doanh hiệu quả và xác đáng.

Nếu doanh nghiệp có lãi ròng lớn, doanh nghiệp có thể tiếp tục cải tiến và phát huy chiến lược kinh doanh hiện tại. Nếu doanh nghiệp lãi ròng thấp, điều đó chỉ ra rằng doanh nghiệp đang ở trên bờ vực phá sản và cần phải thay đổi tìm ra phương hướng khác. 

Mỗi ngành nghề sẽ có tỷ suất lãi ròng khác nhau. Khi sử dụng lãi ròng để so sánh phân tích, chúng ta cần so sánh với trung bình quân toàn ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, hoặc với các doanh nghiệp đối thủ khác. Đương nhiên, những so sánh này phải được thực hiện ở cùng một thời điểm.

y-nghia-cua-lai-rong
Ý nghĩa của lãi ròng đối với doanh nghiệp

Khi một tổ chức hoặc doanh nghiệp quyết định đầu tư hoặc hợp tác với một đối tác, họ thường xem xét các chỉ số liên quan đến lợi nhuận để đánh giá khả năng tài chính của đối tác. Lãi ròng trong trường hợp này phản ánh khả năng của doanh nghiệp đó chi trả cho các cam kết hoặc duy trì các đầu tư nhằm mục tiêu phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Chính thông số này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định về việc hợp tác hay không.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp cần vay vốn từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác, lãi ròng cũng là yếu tố quan trọng để chứng minh khả năng của họ trong việc chi trả các khoản vay. Lãi ròng là một thước đo quan trọng cho sự tin tưởng của các bên cho vay về khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn.

Ví dụ về lãi ròng

Ví dụ 1: Hãy tưởng tượng công ty A vừa công bố báo cáo tài chính với các con số sau:

  • Tổng doanh thu: 100 tỷ đồng
  • Chi phí duy trì hoạt động: 20 tỷ đồng
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: 14 tỷ đồng
  • Vốn lấy hàng hóa: 10 tỷ đồng
  • Lãi ròng: 56 tỷ đồng

Dựa vào các con số này, tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty A là 56%. Nghĩa là họ đã kiếm được 56 đồng lãi ròng cho mỗi 100 đồng doanh thu mà họ thu được. Nói cách khác, biên lợi nhuận của họ là 56%.

Ví dụ 2: Năm 2019, công ty X đã công bố báo cáo về doanh thu tổng cộng là 42,155 tỷ USD, với lãi ròng đạt 9,982 tỷ USD. Do đó, biên lợi nhuận ròng của công ty X là 23%, tức là họ đã kiếm được 23 đô la lãi ròng cho mỗi 100 đô la doanh thu mà họ thu được.

vi-du-ve-lai-rong
Ví dụ cụ thể về lãi ròng

Làm sao để tăng lãi ròng nhanh chóng cho doanh nghiệp?

Vấn đề làm sao để tăng lãi ròng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để tăng lãi ròng nhanh chóng, chúng ta cần tập trung vào các yếu tố sau: 

  • Xem xét lại chi phí: Việc xác định giá cả sản phẩm sao cho cạnh tranh, đồng thời đảm bảo lợi ích ròng hợp lý là một yếu tố quan trọng. Thậm chí một sự tăng giá nhỏ có thể có tác động lớn đến lợi nhuận ròng. Hãy liên tục nâng cao giá trị sản phẩm để giữ chân và làm hài lòng khách hàng.
  • Loại bỏ sản phẩm và dịch vụ không có lợi nhuận: Bằng cách phân tích dữ liệu sản phẩm, bạn có thể xác định được sản phẩm mang lại lợi nhuận cao và những sản phẩm không mang lại lợi nhuận. Điều này giúp bạn đưa ra các chiến lược tối ưu cho tương lai.
  • Quản lý kho hàng hiệu quả: Việc quản lý hàng tồn kho một cách tốt có thể giúp tăng dòng tiền và cải thiện lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Theo dõi cẩn thận tình hình tồn kho và đặt hàng với số lượng phù hợp tại mỗi thời điểm có thể giảm thiểu chi phí.
  • Giảm tổng chi phí trực tiếp: Thương lượng giá với các nhà cung cấp để đạt được mức giá tốt hơn và loại bỏ các giao dịch mua sắm không cần thiết là cách khác để giảm tổng chi phí trực tiếp.
  • Chú trọng vào nhân sự: Việc nâng cao chất lượng và tay nghề của nhân viên sẽ tạo nên những sản phẩm kết tinh nhiều giá trị thặng dư, đem lại lợi nhuận cao.

Ngoài ra, việc chú ý mở rộng thị trường, mở rộng tệp khách hàng, tăng số lượng nhân viên, tăng quy mô sản xuất cũng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hơn và đem sản phẩm đến với nhiều khách hàng hơn. 

cach-tang-lai-rong-cho-doanh-nghiep
Cách tăng lãi ròng cho doanh nghiệp

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào để tăng gia sản xuất, giúp năng suất của doanh nghiệp phát triển. Cuối cùng, những phương án kinh doanh đúng đắn và luôn có kế sách dự phòng đối mặt rủi ro là cần thiết để doanh nghiệp bền vững. Cái gốc của vấn đề nằm ở chỗ, lãi ròng sẽ tăng khi tổng thu nhập của doanh nghiệp tăng.

>> Xem thêm: ROS là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROS 

Phân biệt lãi ròng và lãi gộp

Lãi ròng và lãi gộp là hai khái niệm quen thuộc trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng phân biệt hai khái niệm này:

Yếu tố Lãi gộp Lãi ròng
Định nghĩa Là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất, bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Là số tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, thuế và lãi vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Mục tiêu Đánh giá hiệu suất sản xuất và cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Đo độ khả quan của tài chính và khả năng kiếm lợi nhuận sau chi tiêu.
Ảnh hưởng bởi
  • Chi phí nguyên vật liệu tiến hành thu mua như chi phí vận chuyển trên thực tế.
  • Chi phí thanh toán lương cho công nhân.
  • Chi phí vận chuyển và chi phí nhập kho.
  • Hao hụt chi phí trong công đoạn sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
  • Giá gốc sản phẩm và dịch vụ.
  • Thuế thu nhập của công ty.
Ý nghĩa
  • Đánh giá hiệu suất trong sản xuất và cung cấp.
  • Đánh giá lĩnh vực kinh doanh và so sánh với đối thủ.
  • Đánh giá khả năng thu lợi nhuận sau chi tiêu.
  • Đánh giá tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và so sánh với mô hình kinh doanh.
Công thức tính Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Lãi ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Hy vọng rằng bảng này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa lãi gộp và lãi ròng và vai trò của chúng trong đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Lãi ròng là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá năng lực của doanh nghiệp. bePOS hy vọng bài viết này đã cung cấp những kiến thức về tài chính hữu ích cho công việc kinh doanh và quản lý doanh nghiệp thành công. 

FAQ

Lợi nhuận ròng và lãi ròng có gì khác nhau?

 Lợi nhuận ròng và lãi ròng là cùng một khái niệm, chỉ có tên gọi là khác nhau.

Tỷ suất lợi nhuận ròng đạt tối thiểu bao nhiêu thì tốt?

Tỷ suất này đạt tối thiểu là 15% thì mới là một kết quả tốt.