Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpROI là gì? Hướng dẫn cách tính ROI chuẩn nhất 2024

ROI là gì? Hướng dẫn cách tính ROI chuẩn nhất 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2024
Trần Dung
Trần Dung
3141 Đã xem

ROI là một trong những chỉ số phổ biến, hiệu quả nhất dùng để đánh giá lợi nhuận và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết này, bePOS sẽ giải đáp ROI là gì và trình bày từ A-Z những thông tin cơ bản xoay quanh chỉ số ROI mà bạn cần biết. Cùng khám phá ngay thôi!

ROI là gì

Chỉ số ROI là gì?

ROI là viết tắt của thuật ngữ tiếng anh Return on Investment, có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư (hay còn gọi là tỷ suất hoàn vốn). Đối với doanh nghiệp, chỉ số ROI được sử dụng để đánh giá mức độ quản lý của công ty đó.

Trong kinh doanh, các khoản đầu tư với mục đích cải thiện doanh nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng giúp công ty phát triển, giành được thị phần, cải thiện doanh thu và chỉ số ROI là kết quả hiệu suất lợi nhuận do những khoản đầu tư đó mang lại. 

Đối với các nhà đầu tư, họ sẽ cần tìm hiểu ROI là gì để làm căn cứ đánh giá về khoản đầu tư của mình, hoặc đánh giá mức độ hiệu quả của một khoản đầu tư cụ thể so với những khoản đầu tư khác.  

roi-la-gi
ROI là gì?

Công thức tính ROI cho doanh nghiệp

Công thức 1

Có nhiều phương pháp để tính ROI, nhưng công thức tính ROI phổ biến nhất là lấy thu nhập ròng chia cho tổng chi phí đầu tư, sau đó tiếp tục nhân cho 100% để có kết quả ROI với con số % cụ thể. Công thức tính ROI trong tài chính doanh nghiệp như sau: 

ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.
  • Chi phí đầu tư = Chí phí cố định + Chi phí biến đổi.

ROI có thể được sử dụng để đánh giá và xác định mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tính toán ROI chính xác nhất, bạn cần đo lường tổng lợi nhuận và tổng chi phí.

Khi ROI > 0, tức là dự án có tỷ lệ hoàn vốn dương, điều này nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư có lãi. Trong khi đó, nếu tỷ lệ phần trăm ROI âm nghĩa là doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh thua lỗ.

Tóm lại, nếu tỷ lệ phần trăm là số dương, lợi nhuận thu về vượt qua tổng chi phí và cho thấy doanh nghiệp làm ăn có lãi. Ngược lại, nếu tỷ lệ phần trăm là số âm, khoản đầu tư của công ty đang bị lỗ và cần có sự điều chỉnh.

cong-thuc-tinh-roi-la-gi
Công thức tính ROI là gì?

Công thức 2

Một phương pháp khả thi khác trong cách tính ROI là:

ROI = Lãi đầu tư / Cơ sở đầu tư

Có nhiều cách khác nhau để tính ROI. Vì vậy, khi thảo luận hoặc so sánh ROI giữa các phòng ban hoặc doanh nghiệp, điều quan trọng là phải làm rõ phương trình nào đã được sử dụng để xác định tỷ lệ phần trăm. Mỗi công thức có thể đo lường một tập hợp các khoản đầu tư cụ thể. ROI được trình bày dưới dạng phần trăm thay vì tỷ lệ để có thể trở nên dễ hiểu hơn.

Trên đây là hai cách tính ROI của dự án mà bePOS đã gửi tới bạn đọc. Sau đây hãy cùng tham khảo ví dụ thực tế về chỉ số ROI trong doanh nghiệp.

Ví dụ về cách tính ROI trong kinh doanh thực tế

Dưới đây là một số ví dụ về cách tính chỉ số ROI sẽ như thế nào trên thực tế đối với một doanh nghiệp:

Ví dụ 1: Bạn thuê một căn nhà có 10 phòng để kinh doanh cho thuê với mức giá 60 triệu đồng/tháng (chi phí cố định). Nếu khai thác triệt để thì chi phí ngoài lề sẽ thêm khoảng 10 triệu đồng/tháng.

  • Tính theo tỷ lệ full phòng là 66% thì tổng chi phí hàng tháng của bạn sẽ là 60 + (10×65%) = xấp xỉ 67 triệu đồng/tháng, tương đương 1 năm bạn sẽ phải chi ra khoảng 804 triệu đồng.
  • Giá thuê trung bình cho mỗi phòng là 500.000 đồng/đêm, tức là doanh thu dự kiến = 500 x 10 x 20 = 100 triệu đồng/tháng, tương đương 1,2 tỷ/năm.
  • Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Chi phí = 1,2 tỷ – 804 triệu = 396 triệu/năm.
  • Tỷ suất hoàn vốn: ROI (%) = Lợi nhuận ròng/Chi phí đầu tư = 396 / 804 = 49%. Điều này có nghĩa rằng mỗi 1 đồng bạn đầu tư sẽ có thêm 0.49 đồng.

Tuy nhiên, vào mùa ít khách du lịch, tỷ lệ full phòng giảm xuống còn 30%. Trong trường hợp này, doanh thu hàng tháng của bạn sẽ là 500.000 x 10 phòng x 30 ngày x 30% = 45 triệu đồng. Chi phí cố định hàng tháng vẫn là 60 triệu đồng cùng với chi phí ngoài lề là 3 triệu (30% của 10 triệu đồng), tổng là 63 triệu đồng.

Lúc này bạn sẽ lỗ 63 – 45 = 18 triệu đồng. Nếu bạn không muốn phải bù lỗ 18 triệu đồng hàng tháng, bạn có hai lựa chọn:

  • Giảm giá thuê phòng xuống còn 300.000 đồng/phòng (40%): Với giá thuê ưu đãi này, bạn có thể thu hút nhiều khách hơn và tỷ lệ full phòng có thể lên đến 90%. Khi đó, doanh thu hàng tháng của bạn sẽ là 300.000 x 10 phòng x 90% = 81 triệu đồng. Lợi nhuận ròng sẽ là 81 – [60 + (10 x 90%)] = 12 triệu đồng
  • Giảm giá thuê phòng xuống còn 400.000 đồng/phòng (20% giảm giá): Trong trường hợp này, doanh thu hàng tháng của bạn sẽ là 72 triệu đồng, lợi nhuận thu được là 6 triệu đồng.

Như vậy, bạn có thể thấy rõ sự chênh lệch giữa việc giữ nguyên giá thuê và giảm giá thuê trong mùa du lịch yếu. Chênh lệch là 30 triệu đồng (lỗ 18 triệu đồng nếu không giảm giá, và lãi 12 triệu đồng nếu giảm giá 40%). Tương tự, chênh lệch là 24 triệu đồng nếu giảm giá 20%.

Vì vậy, trong mùa du lịch yếu, bạn cần xem xét việc giảm giá thuê phòng từ 20% – 40% để tối ưu hóa lợi nhuận và tránh bị thua lỗ 18 triệu đồng nếu giữ nguyên giá thuê.

vi-du-ve-cach-tinh-roi
Hiểu ROI là gì giúp bạn biết cách một khoản đầu tư đóng góp trực tiếp vào doanh nghiệp

Ví dụ 2: Một người đã đầu tư 90 triệu vào một dự án kinh doanh và chi thêm 10 triệu để nghiên cứu liên doanh. Tổng chi phí của nhà đầu tư sẽ là 100 triệu. Nếu việc liên doanh đó tạo ra doanh thu 300 triệu nhưng phải chi ra 100 triệu cho nhân sự và chi phí quản lý, lúc này lợi nhuận ròng sẽ chỉ còn 200 triệu.

Sử dụng công thức trên, ROI sẽ được tính bằng cách lấy 200 triệu chia cho 100 triệu ta được thương số là 2. Bởi ROI thường được biểu thị dưới dạng phần trăm, thương số phải được chuyển đổi thành phần trăm bằng cách nhân với 100. Do đó, giá trị cụ thể ROI trong trường hợp này là 200%.

Ví dụ 3: Một nhà đầu tư bỏ 1 tỷ vào một dự án kinh doanh mà không phải chịu thêm bất kỳ khoản chi phí liên quan nào. Lợi nhuận ròng của công ty là 1,5 tỷ. ROI trong trường hợp này là 150%. Mặc dù trong ví dụ đầu tiên tạo ra ít tiền hơn, nhưng ROI càng cao thì càng cho thấy một khoản đầu tư hiệu quả hơn.

Vai trò của ROI trong doanh nghiệp

Trên đây chúng ta đã biết ROI là viết tắt của từ gì, tiếp theo hãy tìm hiểu vai trò của ROI là gì, ý nghĩa của ROI như thế nào đối với doanh nghiệp nhé!

So sánh và đánh giá kết quả các dự án 

ROI được sử dụng để đánh giá những quyết định đầu tư khác nhau, so sánh với chi phí ban đầu. Các doanh nghiệp cũng thường tính toán, sử dụng ROI khi đánh giá những khoản đầu tư trong tương lai hoặc quá khứ và lựa chọn dự án nào nên tập trung đẩy mạnh để thu được lợi nhuận tốt nhất.

Theo đó, doanh nghiệp có thể tập trung nhiều thời gian và tài nguyên hơn cho các dự án có chỉ số ROI dương, và ngược lại đối với những dự án có chỉ số ROI âm, không tạo ra lợi nhuận đủ để trang trải chi phí thì doanh nghiệp nên thử một chiến lược mới hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác.

y-nghia-cua-roi-doi-voi-doanh-nghiep
Ý nghĩa của ROI đối với doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả đầu tư

Chỉ số ROI cho biết mức độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những hoạt động kinh doanh này đem lại cho doanh nghiệp điều gì về tỷ lệ chuyển đổi, số lượng hàng bán, doanh thu,… Khi chắc chắn về mức độ thành công, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh đầu tư để đạt hiệu quả mong muốn.

Cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh

Để đánh giá tốt tình hình kinh doanh, đầu tư, doanh nghiệp cần phân tích và theo dõi nhiều chỉ số. Việc nắm được ROI là chỉ số gì và áp dụng công thức tính ROI trong tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thấy rõ hiệu quả của các khoản đầu tư, từ đó nắm được mức độ sinh lời của các dự án/chiến dịch để quyết định nên đầu tư cho chiến dịch hay dự án nào.

Tính toán dễ dàng

Cách tính ROI trong báo cáo tài chính rất đơn giản, chỉ cần lấy lợi nhuận chia cho tổng chi phí đã đầu tư. Do đó, doanh nghiệp có thể tính toán chỉ số ROI nhanh chóng, từ đó đưa ra mục tiêu và định hướng kinh doanh phù hợp.

roi-la-chi-so-giup-doanh-nghiep-danh-gia-hieu-qua-dau-tu-cac-du-an
ROI là chỉ số giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án

>> Tìm hiểu thêm: Các chỉ số tài chính quan trọng doanh nghiệp cần biết

ROI bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROI lý tưởng cho các doanh nghiệp sẽ trong khoảng 5:1 bởi vì nếu chỉ số ROI là 2:1, doanh nghiệp sẽ không thể sinh lời vì chi phí sản xuất đã chiếm 50% giá bán ra của sản phẩm. Tức là nếu có chỉ số ROI là 2:1 thì doanh nghiệp chỉ đủ tiền để hoàn vốn mà chưa thực sự sinh ra lợi nhuận. 

Ví dụ: Doanh nghiệp bỏ ra 50.000 đồng tiền vốn mà chỉ bán ra 100.000 đồng thì họ đã mất đi 50.000 đồng bù vào chi phí sản xuất hàng hóa thuần rồi.

  • Đối với các doanh nghiệp có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng thấp hơn 50% giá bán của sản phẩm, họ sẽ không cần thiết phải tập trung đẩy mạnh hoạt động Marketing để kích thích lượng mua cao hơn. Vì nếu thuộc trường hợp này, chỉ số ROI chắc chắn sẽ rất thấp.
  • Đối với những doanh nghiệp có giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao hơn 50% giá thành sản phẩm, họ phải thực sự nỗ lực Marketing nhiều hơn để bù đắp vào chi phí sản xuất. Lúc này, chỉ số ROI của họ chắc chắn phải cao.

Vậy nên, chỉ số ROI lý tưởng sẽ là 5:1, chỉ số cao hơn hay thấp hơn 5:1 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chi phí sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp.

chi-so-roi-bao-nhieu-la-tot
Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?

Trên thực tế không có mức độ cố định nào để đánh giá ROI bao nhiêu là tốt. Khi ROI dương chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã sinh lời. Chỉ số ROI tăng trưởng càng cao thì doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn càng nhanh hơn, lợi nhuận càng nhiều và ngược lại.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROI

Khi đã nắm được ROI là chỉ số gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của ROI là gì nhé!

Ưu điểm

  • Cách tính chỉ số ROI khá đơn giản, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • ROI giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh hiệu quả giữa các chiến dịch, đánh giá các dự án đầu tư ngắn hạn tương đối chính xác
  • Chỉ số ROI cho thấy tầm quan trọng của các hình thức marketing đối với doanh nghiệp như Google Ads, Facebook Ads, SEO,…
  • ROI cho thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh doanh thông qua tỷ suất hòa vốn, từ đó giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư đưa ra những quyết định chính xác nhất. Ví dụ, nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang đi lệch hướng, ROI là căn cứ đáng tin cậy để doanh nghiệp đưa ra những quyết định kịp thời. 
uu-nhuoc-diem-cua-chi-so-roi-la-gi
Ưu nhược điểm của chỉ số ROI là gì?

Nhược điểm

  • Chỉ số ROI không đảm bảo được độ chính xác tuyệt đối nên chỉ mang tính tham khảo chứ không phải là số liệu quyết định.
  • ROI chỉ phát huy tốt khi đo lường mức chi phí và đánh giá các dự án, chiến dịch kinh doanh ngắn hạn, không phù hợp để đánh giá các dự án dài hạn.
  • Muốn đo lường chỉ số ROI chính xác phải cần nhiều công cụ.
  • Không chỉ ra được nguyên nhân vì sao chỉ số ROI cao/ thấp.
  • ROI không phải yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Lợi nhuận là gì? Cách tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp

Các lựa chọn thay thế cho ROI

Thước đo lợi tức hay còn gọi là Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) – một chỉ số có thể thay thế cho ROI. Đây là thước đo của tất cả dòng tiền nhận được trong suốt thời gian đầu tư, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) tăng trưởng hàng năm. Chỉ số này tính đến yếu tố thời gian của các dòng tiền, là thước đo lợi tức được ưa chuộng trong những ngành phức tạp như cổ phần tư nhân và một số chuyên mục đầu tư mạo hiểm.

cac-lua-chon-thay-the-cho-ty-le-roi
Các lựa chọn thay thế cho tỷ lệ ROI

Hai lựa chọn thay thế khác cho ROI là Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Hai tỷ lệ này không tính đến yếu tố thời gian của dòng tiền và chỉ thể hiện tỷ suất sinh lợi hàng năm (hoàn toàn trái ngược với tỷ suất sinh lợi trọn đời IRR). Tuy nhiên, chỉ số ROE và ROA cụ thể hóa lợi tức đầu tư thông thường bởi vốn chủ sở hữu và tài sản luôn có một ý nghĩa quan trọng trong doanh nghiệp.

Trên đây bePOS đã giải thích cho bạn ROI là gì và cách tính ROI của dự án đầu tư trong doanh nghiệp. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức cần thiết về tỷ lệ ROI, cũng như biết thêm những chỉ số khác có thể thay thế cho ROI.

FAQ

ROI là viết tắt của từ gì? Sử dụng ROI có lợi ích gì?

ROI là viết tắt của thuật ngữ tiếng anh Return on Investment, có nghĩa là tỷ suất hoàn vốn. Một số lợi ích mà ROI mang lại cho nhà đầu tư đó là:

  • Dễ tính toán: Số liệu khá đơn giản, tất cả đều có trong báo cáo tài chính hoặc bảng cân đối kế toán.
  • Khả năng phân tích so sánh: Do được sử dụng rộng rãi và dễ tính toán, nên có thể thực hiện nhiều so sánh hơn về lợi tức đầu tư giữa các tổ chức.
  • Đo lường khả năng sinh lời: ROI liên quan đến thu nhập ròng của các khoản đầu tư được thực hiện trong một đơn vị kinh doanh cụ thể. Đây là một thước đo tốt về khả năng sinh lời của công ty hoặc nhóm.

Những điểm hạn chế của ROI là gì?

ROI là một trong những tỷ lệ đầu tư và tỷ suất sinh lời phổ biến nhất được sử dụng ngày nay. Tuy nhiên, ROI vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Không xem xét yếu tố thời gian: Nhìn bề ngoài, ROI càng cao có vẻ như là khoản đầu tư tốt hơn. Tuy nhiên khoản đầu tư mất 10 năm để tạo ra ROI cao hơn so với khoản đầu tư chỉ mất 2 năm để tạo ra tỷ lệ ROI tương tự. Do đó, khi đánh giá ROI chúng ta cần cân nhắc các yếu tố liên quan như thời gian, số vốn, lợi nhuận,…
  • Tính toán ROI có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp: Vì có nhiều cách tính ROI, do đó không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng cùng một công thức, khiến cho việc so sánh giữa các khoản đầu tư chưa đảm bảo tính thống nhất. 
  • Các nhà quản lý chỉ có thể chọn các khoản đầu tư có ROI lớn hơn: Một số khoản đầu tư có ROI thấp hơn vẫn có thể làm tăng giá trị của doanh nghiệp, nhưng những lựa chọn không tối ưu có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực kém.