Kinh doanh nhà hàng ẩm thực là lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. Có hàng ngàn nhà hàng mở ra mỗi năm và cũng rất nhiều nhà hàng phải đóng cửa vì kinh doanh thất bại. Lập kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng đầu tiên trước khi có ý định mở nhà hàng. Trong bài viết dưới đây, bePOS chia sẻ với bạn 11 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết, đầy đủ nhất.
Nghiên cứu thị trường
Đây là bước vô cùng quan trọng cần thực hiện khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết. Tuy nhiên, rất nhiều người đã bỏ qua bước nghiên cứu, khảo sát thị trường, mở nhà hàng theo sở thích, trào lưu và không đạt được kết quả, dẫn tới thua lỗ, đóng cửa hàng. Bước nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng, tìm ra thị trường mục tiêu cho nhà hàng của bạn.

Nghiên cứu tổng quan
Khi kinh doanh nhà hàng ăn uống, bạn cần có kiến thức và quan sát tổng quan về thị trường F&B. Thị trường này vô cùng rộng, việc nghiên cứu tổng quan sẽ giúp chủ nhà hàng khảo sát được đâu là mô hình nhà hàng đang được ưa chuộng, những món ăn khách hàng yêu thích, xu hướng ẩm thực của khách hàng hiện tại và trong tương lai ra sao,… từ đó, xác định được thị trường mục tiêu của mình.
Các phương pháp để nghiên cứu tổng quan gồm: Khảo sát một tệp khách hàng lớn, nghiên cứu các báo cáo, con số thống kê trên internet, phỏng vấn các khách hàng,…
>> Xem ngay: Tổng quan thị trường F&B Việt Nam mới nhất
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng
Sau khi nghiên cứu tổng quan, bạn cần xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, họ đang kinh doanh mô hình ẩm thực gì, điểm mạnh, điểm yếu của họ. Việc tìm hiểu đối thủ vừa giúp bạn học hỏi được kinh nghiệm, vừa khai thác được điểm mạnh của bản thân, vừa tìm cách khắc phục những điểm yếu mà đối thủ đang có để tạo nên sự khác biệt cho nhà hàng của mình.
Mỗi phân khúc thị trường sẽ có những đối thủ khác nhau. Ví dụ bạn chọn kinh doanh ẩm thực lẩu nướng Hàn Quốc, những cái tên không thể bỏ qua sẽ là Gogi, King BBQ,…

Xác định khách hàng mục tiêu
Mỗi mô hình kinh doanh, mỗi phân khúc sẽ có một tệp khách hàng mục tiêu chủ đạo. Bạn không thể mong muốn phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng. Nếu bạn không nghiên cứu khách hàng mục tiêu của mình, sẽ không thể chọn lựa ra những món ăn, dịch vụ phù hợp với tất cả các khách hàng. Bạn có thể nghiên cứu các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen ăn uống, mua hàng,…
Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu, bạn có thể phân nhỏ ra những nhóm cụ thể hơn nghiên cứu từng nhóm đối tượng.
Ví dụ:
- Nhóm khách hàng cao tuổi (sinh trước năm 1964): Có kinh tế, lương hưu, thích nhà hàng sang trọng, yên tĩnh, món ăn tao nhã
- Gen X (1965 – 1977): Có thu nhập ổn định, coi trọng chất lượng đồ ăn
- Gen Y (1980 – 1996): Đối tượng trưởng thành, có thu nhập khá, chọn nhà hàng để xây dựng các mối quan hệ, quan tâm tới phong cách quán, chất lượng đồ ăn,…
- Gen Z ( từ 1997 đổ đi): Thích trải nghiệm mới mẻ, ưa các món mới lạ, trào lưu.

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng – Chuẩn bị nguồn vốn
Tiếp theo, bạn cần lập một danh sách các chi phí cần đầu tư để mở nhà hàng. Bạn nên liệt kê càng chi tiết từng hạng mục càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn xác định nguồn vốn chính xác nhất để mở một nhà hàng. Danh sách này bao gồm: Chi phí thuê mặt bằng, chi phí xây dựng, thiết kế cửa hàng, chi phí mua các trang thiết bị, mua nội thất, sắm nguyên vật liệu, chi phí phát sinh, chi phí cần dự trữ,…
Các phương pháp huy động vốn có thể thực hiện là từ vốn của bản thân, vay gia đình, bạn bè, vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, số tiền cần vay, thời gian có thể trả,…
Chọn mô hình kinh doanh phù hợp
Sau khi đã nghiên cứu tổng quan thị trường và các đối thủ cạnh tranh cũng như xác định được khách hàng mục tiêu, bạn sẽ lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp. Ví dụ bạn hướng tới đối tượng khách hàng gen X, gen Y coi trọng chất lượng, bạn sẽ xây dựng một nhà hàng sang trọng, bạn cần xác định phong cách của nhà hàng, truyền thống hay hiện đại, cao cấp hay bình dân,… Từ đó mới có cơ sở để lên ý tưởng thiết kế, xây dựng nhà hàng.
Có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng ẩm thực hiện nay như: Nhà hàng lẩu nướng buffet, nhà hàng ẩm thực Việt Nam, nhà hàng ẩm thực Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, nhà hàng fast food, quán ăn bình dân,…

Chọn mặt bằng kinh doanh lý tưởng
Mặt bằng kinh doanh vô cùng quan trọng khi kinh doanh nhà hàng. Bạn cần cân nhắc các yếu tố như vị trí, diện tích khi chọn mặt bằng. Mặt bằng nên nằm ở các vị trí trung tâm, gần đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ khách hàng của bạn là nhân viên văn phòng, sinh viên thì nên mở nhà hàng gần các văn phòng, trường học,… Giao thông khu vực nên tiện lợi, có chỗ để xe,…
Diện tích của nhà hàng cần đảm bảo phục vụ được lượng lớn khách hàng và bố trí các khu vực như ăn uống, bếp, nhà vệ sinh, chỗ để xe,… Nên cân nhắc giá thuê mặt bằng dựa vào giá chung và tài chính cá nhân.
Thiết kế không gian
Bước tiếp theo là thiết kế không gian nhà hàng. Tùy theo phong cách mà nhà hàng hướng tới, bạn sẽ có cách thiết kế phù hợp. Khách hàng đến với nhà hàng không chỉ muốn thưởng thức món ăn ngon mà còn muốn có không gian thư giãn, check-in,…
Bạn nên thuê những đơn vị thiết kế, thi công để có phương án tối ưu về cách bố trí các khu vực, bố trí bàn ghế, ánh sáng, trang trí nội ngoại thất,… Tất cả thiết kế cần được thống nhất, hài hòa với phong cách chung của nhà hàng.

>> Xem thêm: 5 yếu tố nghiên cứu, phát triển mô hình nhà hàng
Thiết kế thực đơn menu trong lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng
Thực đơn món ăn trong nhà hàng cũng là bước đặc biệt quyết định thành bại của nhà hàng. Món ăn là linh hồn của mỗi nhà hàng, vì vậy hãy thực sự đầu tư cho yếu tố này. Bạn cần xác định một số tiêu chí sau khi thiết kế thực đơn nhà hàng:
- Chọn món phù hợp: Món ăn phải phù hợp với sở thích của khách hàng mục tiêu, nên đa dạng để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Và đừng quên món singnature của nhà hàng.
- Cân đối định lượng: Mỗi món cần có công thức, định lượng để dễ dàng định giá cũng như nhập nguyên liệu chế biến.
- Xác định giá bán: Giá bán dựa vào giá nguyên liệu mua vào cùng với các chi phí khác như chi phí thuê nhân viên, mặt bằng,…. Bạn cần cân đối để đảm bảo có lãi mà vẫn hài lòng khách hàng
- Thiết kế menu đẹp mắt: Hình ảnh đẹp sẽ kích thích khách hàng gọi món, vì vậy đừng quên đầu tư cho khâu thiết kế menu nhé.
Mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu chế biến
Trang thiết bị của nhà hàng rất nhiều và đa dạng, bạn cần liệt kê trước khi mua:
- Thiết bị nhà bếp: Lò nướng, bếp, nồi, xoong, chảo, tủ lạnh, tủ đông, các dụng cụ như dao, thớt, rổ,…
- Thiết bị quầy pha chế: Máy xay sinh tố, máy pha cà phê, cốc, ly, thìa,…
- Các thiết bị hỗ trợ bán hàng: Máy tính tiền, máy POS, máy in hóa đơn,…
Nguyên vật liệu sẽ dựa trên menu thực đơn mỗi ngày. Bạn cần lập kế hoạch nhập thực phẩm rõ ràng, chọn nhà cung cấp uy tín, dự trữ nguyên liệu phù hợp để tránh lãng phí thực phẩm.
>> Xem thêm: Các bước để mở nhà hàng kinh doanh thành công
Tuyển dụng nhân sự khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng
Bạn cần có kế hoạch tuyển dụng, đưa ra các tiêu chí lựa chọn nhân sự như kinh nghiệm, bằng cấp, thời gian làm việc, mức lương thưởng,… cho nhân viên.
Sau tuyển dụng, bạn cần lên quy trình đào tạo, lộ trình thăng tiến để tạo động lực, giúp nhân viên gắn bó với nhà hàng. Bạn cũng cần kiểm soát các hoạt động của nhân viên để tránh trường hợp gian lận trong nhà hàng.

Lên phương án quản lý nhà hàng khi lập kế hoạch kinh doanh
Khi nhà hàng đi vào hoạt động sẽ có rất nhiều khó khăn xoay quanh việc quản lý nhà hàng. Có nhiều công việc từ quản lý thực phẩm, quản lý nhân sự, tài chính,… Những cách quản lý truyền thống như ghi chép giấy tờ dễ dẫn tới sai sót, gian lận khi nhân viên làm việc.
Một trong những cách nhiều chủ nhà hàng lựa chọn hiện nay là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Đây là công cụ hiệu quả giúp chủ nhà hàng giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình quản lý.
bePOS là phần mềm quản lý nhà hàng hiệu quả hiện đang được các chủ nhà hàng ưa chuộng nhất hiện nay. Phần mềm bePOS chứa nhiều tính năng, tích hợp trong một giao diện thân thiện như: Quản lý doanh thu theo thời gian, doanh thu từng nhân viên, phân công công việc, chấm công, quản lý kho hàng, quản lý công thức/định lượng món ăn, chăm sóc khách hàng tự động, gửi tin nhắn, email khuyến mại, đánh giá các món bán chạy, bán chậm,…
Đặc biệt, bePOS cung cấp các báo cáo trực quan dạng biểu đồ, giúp chủ cửa hàng đánh giá tình hình kinh doanh để có phương án điều chỉnh phù hợp. Với bePOS, chủ nhà hàng có thể quản lý toàn bộ hoạt động nhà hàng từ xa chỉ với một chiếc điện thoại.

Lập chiến lược marketing
Bước cuối cùng trong xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng là lập chiến lược marketing. Khi nhà hàng mới mở, công việc này rất quan trọng. Marketing sẽ giúp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu cho nhà hàng.
Nhiều nhà hàng không coi trọng chiến lược truyền thông, vì vậy dù chất lượng đồ ăn vô cùng tốt nhưng không thể quảng bá tới khách hàng, khách hàng không biết tới thương hiệu. Do đó, bạn cần lập kế hoạch marketing theo từng giai đoạn phát triển của nhà hàng, từ việc lập Fanpage, chạy quảng cáo, phát tờ rơi, xây dựng chương trình khuyến mại, giảm giá, thuê KOLs, KOC review nhà hàng,…
Chi phí marketing thường chiếm rất nhiều trong nguồn tài chính hàng tháng của nhà hàng. Tuy nhiên, doanh thu từ marketing mang lại có thể chiếm tới 90%, ngoài ra chỉ 20% từ khách hàng tự nhiên. Nếu đang băn khoăn về nguồn vốn đầu tư mở nhà hàng, bạn có thể tham khảo các gói vay vốn tại bePOS.
bePOS hiện đang là đối tác của các ngân hàng uy tín, cung cấp các gói vay vốn kinh doanh từ khởi nghiệp như KBank, MSB, Vietcombank, UOB,… Ưu điểm khi vay vốn tại bePOS đó là:
- Hạn mức vay lớn 300 triệu – 7 tỷ
- Thời gian vay linh hoạt tối đa 60 tháng
- Lãi suất cạnh tranh so với thị trường
Trên đây là 11 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết. Để kinh doanh một nhà hàng thành công, bạn cần thực sự đầu tư, nghiên cứu kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể và khả thi nhất, tránh rủi ro thua lỗ, thất bại.
FAQ
Vai trò của xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng là gì?
Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp chủ nhà hàng định hướng được lộ trình phát triển của nhà hàng, xác định rõ mục tiêu, giảm rủi ro thất bại, tăng hiệu quả, doanh thu cho nhà hàng.
Các ý tưởng marketing cho nhà hàng là gì?
Bạn có thể áp dụng một số ý tưởng marketing cho nhà hàng như: Làm mới thực đơn hàng tuần, tặng món ăn miễn phí, tặng voucher giảm giá lần đầu tới nhà hàng, gửi email chúc mừng sinh nhật khách hàng,….
Follow bePOS: