Trang chủBlogs Tài chínhLợi nhuận gộp là gì? Cách tính lợi nhuận gộp từ A-Z

Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính lợi nhuận gộp từ A-Z

Cập nhật lần cuối: Tháng Chín 09, 2023
Avatar
Chu Hanh
691 Đã xem

Lợi nhuận gộp là một chỉ số không thể thiếu được trong các báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào chỉ số này, doanh nghiệp có thể nắm bắt được toàn bộ tình hình kinh doanh hiện tại của mình. Tuy nhiên, nhiều người kinh doanh vẫn chưa thực sự hiểu rõ lợi nhuận gộp là gì, cách tính như thế nào và có ý nghĩa gì? Tại bài viết dưới đây, cùng bePOS tìm hiểu từ A-Z các thông tin về lợi nhuận gộp nhé! 

Lợi nhuận gộp là gì?

Việc đầu tiên là bạn cần làm rõ khái niệm lợi nhuận gộp là gì. Lợi nhuận gộp, còn được gọi lãi gộp (tên tiếng Anh là Gross Profit), là tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi khấu trừ đi mọi chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất và mua bán sản phẩm, hay các chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, quảng cáo của doanh nghiệp. 

Dựa vào chỉ số lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp có thể xác định mức độ hiệu quả của các dự án, chiến lược kinh doanh của mình, từ đó đưa ra những đánh giá về tiềm năng phát triển trong thời gian tới của doanh nghiệp.

loi-nhuan-gop-la-gi
Nghiên cứu thuật ngữ lợi nhuận gộp là gì

Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì?

Gross Profit Margin là một thuật ngữ liên quan mà bạn sẽ nghe thấy nhiều khi tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì. Gross Profit Margin, hay tỷ suất lợi nhuận gộp, là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cho biết một đồng doanh thu thì thu về bao nhiêu lợi nhuận gộp. Công thức tính GPM là:

GPM = Lợi nhuận gộp (Gross Profit)/Doanh thu (Revenue)

Trong đó, lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy Doanh thu trừ đi giá vốn bán hàng:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn bán hàng

cach-tinh-ty-suat-loi-nhuan-gop-la-gi
Gross Profit Margin là thuật ngữ xuất hiện nhiều khi lợi nhuận gộp là gì

Cách tính lợi nhuận gộp

Muốn biết lợi nhuận gộp là gì, chắc chắn bạn phải nghiên cứu công thức tính chính xác. Cách tính lợi nhuận gộp được biểu hiện như sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Trong công thức tính lợi nhuận gộp, bạn cần biết các yếu tố như: 

  • Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản chi phí được giảm trừ
  • Giá vốn của hàng bán là toàn bộ các nguồn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất hàng hóa gồm: mua nguyên vật liệu, quản lý, nhập kho hàng, chiến lược marketing, quản lý doanh nghiệp, trả lương nhân sự, chi phí vận chuyển,…
  • Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đã đạt được từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ ra thị trường.
  • Các khoản chi phí được giảm trừ doanh thu sẽ bao gồm: thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản chiết khấu, khuyến mãi, giảm giá, hàng trả lại,…
cach-tinh-loi-nhuan-gop-cua-mot-doanh-nghiep
Nắm chắc công thức tính lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp

Doanh nghiệp kinh doanh có thể tính tỷ suất lợi nhuận gộp và so sánh tỷ số của doanh nghiệp mình với mức trung bình của ngành để đánh giá xem liệu doanh nghiệp có đang hoạt động tốt và phát triển trên thị trường hay không. Nếu tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn so với kỳ vọng hoặc giảm đi thì doanh nghiệp cần kiểm tra lại số tiền lãi gộp, đồng thời xem xét những chi phí nào cần giải quyết, kiểm soát hoặc cắt giảm.

Khi tính lợi nhuận gộp, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được tỷ suất sinh lời và từ đó có thể định hướng phát triển, phân bổ nguồn vốn của mình sao cho hợp lý, nhằm thu được nhiều lợi nhuận nhất.

Ví dụ: Doanh nghiệp X đã thu về 5.000.000.000 VNĐ doanh thu bán hàng. Giả sử, chi phí hàng hóa là 2.000.000.000 VNĐ cho sản xuất vật tư và 700.000.000 VNĐ cho chi phí lao động. Như vậy, công thức tính lãi gộp của doanh nghiệp X là: 5.000.000.000 – (2.000.000.000 + 700.000.000) = 2.300.000.000 VNĐ

vi-du-cach-tinh-loi-nhuan-gop
Nghiên cứu ví dụ cách tính lợi nhuận gộp trong báo cáo tài chính doanh nghiệp

Lấy một ví dụ khác để bạn có thể hiểu cách tính lợi nhuận gộp là gì, chẳng hạn:

Công ty A thu được 200 ngàn USD doanh thu bán hàng. Công ty A đã chi 20 ngàn USD cho chi phí vật tư, 80 ngàn USD cho chi phí nhân công lao động. Khi này, cách tính lãi gộp của công ty A là: 200 ngàn – (20 ngàn + 80 ngàn) = 100 ngàn USD.

>> Xem thêm: Cách tính lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp

Đặc điểm của lợi nhuận gộp là gì?

Để hiểu rõ hơn Gross Profit gì, bạn cần biết về các đặc điểm của chỉ số tài chính này, cụ thể:

  • Cho thấy hiệu quả hoạt động: Không ngoa khi nói lợi nhuận gộp là thước đo sự thành công của doanh nghiệp. Bởi, chỉ số này cho thấy hiệu quả sử dụng vật tư và nhân công lao động để làm ra sản phẩm, dịch vụ và thu về lợi nhuận.
  • Chỉ xem xét đến chi phí biến đổi: Có nghĩa, lợi nhuận gộp chỉ tính đến chi phí dao động theo mức sản lượng, bao gồm vật liệu, lao động trực tiếp, hoa hồng cho nhân viên sale, phí thẻ tín dụng, phí ship,… Trong đó không có các chi phí cố định như tiền thuê nhà, quảng cáo, bảo hiểm, lương nhân viên,…
  • Giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược hoạt động: Thông qua lợi nhuận gộp, doanh nghiệp sẽ đánh giá việc kinh doanh có đang đúng hướng hay không, nên tiếp tục phát huy hay tìm hướng mới. Ngoài ra, trong cùng một ngành, lợi nhuận gộp giúp các bên so sánh các đối thủ cạnh tranh, cho thấy bên nào đang kinh doanh tốt hơn.
loi-nhuan-gop-khong-tinh-den-chi-phi-co-dinh
Đặc điểm của lợi nhuận gộp là không tính đến chi phí cố định

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp

Đây là một nội dung quan trọng khi nghiên cứu Gross Profit là gì. Để có thể hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ các yếu tố liên quan, tác động tới lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực với nhau hơn. Do lợi nhuận gộp là chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên thông qua chỉ số này các nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng phát triển của doanh nghiệp đó. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ dựa vào lợi nhuận gộp mà đánh giá tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp càng cao thì càng biểu hiện rằng doanh nghiệp đang hoạt động tốt và có sức khỏe tài chính tốt. Nhưng ngoài lợi nhuận gộp, còn có nhiều yếu tố khác cần được đánh giá như: quy mô hoạt động sản xuất, lĩnh vực kinh doanh,… để có cái nhìn chính xác nhất về khả năng của doanh nghiệp.

y-nghia-cua-loi-nhuan-gop
Hiểu rõ lợi nhuận gộp là gì và ý nghĩa của chỉ số này với doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp là gì?

Giá vốn hàng hóa, dịch vụ

Giá vốn bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng khi tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì. Giá vốn hàng hóa hiểu đơn giản là tất cả chi phí để tạo ra sản phẩm, thường bao gồm nguyên vật liệu, nhân viên xưởng, dụng cụ sản xuất,… Trong tương quan với lợi nhuận gộp, nếu giá vốn hàng hóa tăng, thì lợi nhuận gộp giảm. Có nghĩa, doanh nghiệp phải tìm cách tối ưu hóa giá vốn hàng bán thì mới có thể bù đắp chi phí, mà không cần tăng giá bán hàng. 

Doanh thu bán hàng 

Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được, thông qua việc buôn bán sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định. Doanh thu này giúp doanh nghiệp chi trả các khoản phí phát sinh trong việc sản xuất, kinh doanh, đồng thời là nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động trong kỳ kế toán tiếp theo.

Trường hợp doanh thu bán hàng tăng, giá vốn hàng hóa không tăng hoặc có xu hướng giảm, thì lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng. Điều này xảy ra khi doanh nghiệp tăng giá bán một cách hợp lý hoặc đã tìm ra cách tối ưu chi phí vốn bán hàng. Ngược lại, nếu giá vốn tăng lên, mà giá bán không thể tăng, thì doanh thu giảm và lợi nhuận gộp giảm.

doanh-thu-ban-hang-loi-nhuan-gop
Doanh thu bán hàng là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp

Các chi phí sản xuất, kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng, nhằm thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Hiểu đơn giản, đây là việc dịch chuyển từ vốn sang giá trị của sản phẩm, dịch vụ. 

Nếu chi phí sản xuất tăng, bao gồm tiền lương, vật tư, máy móc, chi phí quản lý, thì lợi nhuận gộp sẽ giảm đi. Ngoài ra, một số chi phí hoạt động kinh doanh khác cũng làm sụt giảm lợi nhuận gộp, như tiền thuê mặt bằng, quảng cáo, truyền thông, vận chuyển,…

Quản lý rủi ro, cải thiện hiệu suất

Một yếu tố nữa quyết định lợi nhuận gộp của doanh nghiệp là khả năng quản trị rủi ro và cải thiện hiệu suất. Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận gộp thì phải kịp thời đánh giá, nhận biết và tìm cách giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn, đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất, kinh doanh. Bởi lẽ, nếu doanh nghiệp gặp phải các rủi ro, hoặc có vấn đề trong quá trình vận hành, thì chi phí vốn sẽ bị “đội’ lên, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm.

cac-yeu-to-anh-huong-den-loi-nhuan-gop-la-gi
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp là gì? – Quản trị rủi ro doanh nghiệp

Phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng

Điểm khác nhau giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp là gì cũng là thắc mắc khá phổ biến. Giữa hai loại lợi nhuận có những điểm giống nhau và điểm khác biệt. Cụ thể, lợi nhuận gộp sẽ đề cập đến việc bị trừ đi chi phí biến đổi hoặc giá vốn sản phẩm ra khỏi doanh thu. Trong khi đó, thu nhập ròng sẽ trừ chi phí lãi vay và thuế ra khỏi doanh thu của doanh nghiệp. 

Thu nhập ròng hay còn được gọi là “dòng dưới cùng” bởi lẽ chỉ số này thường nằm ở vị trí dòng cuối cùng của bảng báo cáo thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường sử dụng chỉ số thu nhập ròng để đo lường lợi nhuận của mình.

phan-biet-loi-nhuan-gop-voi-loi-nhuan-rong
Cách để phân biệt lợi nhuận gộp với lợi nhuận ròng

Để phân biệt điểm khác nhau giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp là gì, bạn hãy theo dõi bảng sau:

So sánh Lợi nhuận gộp Lợi nhuận ròng
Định nghĩa Lợi nhuận gộp là số tiền còn lại sau khi đã trừ giá vốn hàng hóa, dịch vụ từ doanh thu thuần. Lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi trừ đi toàn bộ chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh từ doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Cách tính Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng. Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Tất cả chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ý nghĩa Là chỉ số giúp doanh nghiệp tìm cách tối ưu giá vốn hàng hóa, nếu lợi nhuận gộp nhỏ hơn lợi nhuận ròng thì tức là phải cắt giảm chi phí. Cho biết về tình hình kinh doanh và số tiền mặt khả dụng của doanh nghiệp, là chỉ số được các chủ nợ quan tâm để đánh giá khả năng trả nợ.
Bản chất Lợi nhuận gộp là dạng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận ròng là lợi nhuận sau thuế.

>> Xem thêm: Lãi ròng là gì, ý nghĩa, công thức tính và cách thúc đẩy lãi ròng

Trên đây là những thông tin bePOS cung cấp để giúp bạn hiểu lợi nhuận gộp là gì và cách tính lợi nhuận gộp. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ tầm quan trọng của chỉ số này. Mong rằng các doanh nghiệp sẽ đánh giá chính xác về lợi nhuận gộp để phát triển doanh nghiệp của mình hơn nữa. 

FAQ

Biên lợi nhuận gộp thường bị ảnh hưởng bởi các loại chi phí nào?

Những loại chi phí thường có ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp là:

  • Giá nguyên vật liệu đầu vào (bao gồm phí vận chuyển, chi phí đi đường,…).
  • Chi phí trả lương, thưởng cho nhân viên.
  • Chi phí bị khấu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ.
  • Chi phí vận chuyển hàng hoá.
  • Chi phí thuê địa điểm, kho bãi, bảo quản hàng hoá.
  • Chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.

Vì sao cần tính lợi nhuận gộp?

Bên cạnh câu hỏi lợi nhuận gộp là gì, nhiều người quan tâm vì sao phải tính chỉ số này. Việc phân tích cũng như đánh giá kỹ lưỡng lợi nhuận gộp là điều cần thiết và nên làm đối với mỗi doanh nghiệp.

Nhờ vào những chỉ số chính xác về lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả của các chiến lược kinh doanh của mình. Qua đó kiểm soát được đâu là chi phí hợp lý, đâu là chi phí cần cắt giảm để thu về mức lợi nhuận cao hơn. 

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh, thì lợi nhuận gộp chính là một trong những chỉ số đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm tới. Thông qua những con số này, họ sẽ xác định được doanh nghiệp đó có đang quản lý hoạt động bán hàng hiệu quả hay không. 

Lãi gộp là gì và cách tính lãi gộp như thế nào?

Lãi gộp là gì cũng là một thắc mắc khá phổ biến khi tìm hiểu về lợi nhuận gộp. Thực chất, lãi gộp là cách gọi khác của lợi nhuận gộp, nên công thức tính lãi gộp cũng tương tự như lợi nhuận gộp.