Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpGiá vốn bán hàng là gì? Công thức tính giá vốn bán hàng chuẩn xác nhất

Giá vốn bán hàng là gì? Công thức tính giá vốn bán hàng chuẩn xác nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng Chín 09, 2023
Trần Dung
Trần Dung
1117 Đã xem

Là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong báo cáo tài chính, nắm rõ giá vốn hàng bán là cách các nhà quản lý đầu tư, phân tích và ước tính lợi nhuận sau thuế. Cùng bePOS làm rõ chỉ số quan trọng này trong bài viết ngay sau đây nhé! 

Giá vốn hàng bán là gì, gồm những gì? 

Giá vốn hàng bán, hay còn gọi Cost of Good Sold, là giá trị đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể (trong một kỳ), bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. Nói cách khác, giá vốn bán hàng là vốn để doanh nghiệp tạo ra hàng hóa, dịch vụ để bán.  

Về cơ bản, giá vốn hàng bán gồm: các khoản chi phí mua thiết bị, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, nhân công, phí quản lý doanh nghiệp, vận chuyển hàng,… Tuy nhiên, tùy theo loại hình kinh doanh, thành phần của giá vốn hàng bán cũng có sự khác biệt: 

  • Với các công ty thương mại: Công ty thương mại là các công ty nhập hàng hóa về để bán, không cần sản xuất. Khi này giá vốn hàng bán được hiểu là tổng tất cả các chi phí từ lúc mua hàng đến lúc hàng hóa có mặt tại kho của công ty. Ví dụ, giá nhập hàng từ các nhà cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho, thuế, bảo hiểm hàng hóa,…
  • Với các công ty sản xuất: Tại công ty sản xuất, thì các chi phí cấu thành nên giá vốn sẽ nhiều hơn các công ty thương mại. Ngoài tiền vận chuyển, thuế, bảo hiểm, công ty còn phải chịu chi phí nguyên liệu đầu vào, nhân công để sản xuất sản phẩm. Do đó, giá vốn hàng bán tại công ty sản xuất thường cao hơn khá nhiều so với công ty thương mại. 
gia-von-hang-ban-la-chi-quan-trong
Giá vốn hàng bán là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính

Giá vốn sinh ra để làm gì? 

Có thể nói rằng giá vốn sinh ra để các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát nhất về lượng vốn đã bỏ ra để nhập hàng, cụ thể: trong sự biến động thị trường, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng nhập được hàng hoá với một mức giá ổn định. Số tiền nhập hàng lại phụ thuộc vào nguồn cung của nhà sản xuất, nhu cầu của khách hàng cũng như quá trình sản xuất sản phẩm. Giá nhập hàng luôn biến thiên trong nhiều lần nhập.

Như vậy, giá vốn giúp nhà kinh doanh biết được số tiền doanh nghiệp đã bỏ ra nhập hàng (giá vốn) khi mà số lượng hàng nhập và giá vốn ở mỗi thời điểm là khác nhau. 

chi-so-quan-trong-trong-bao-cao-tai-chinh
Một chỉ số quan trọng trong các báo cáo tài chính

Tầm quan trọng của giá vốn hàng bán đến hoạt động kinh doanh 

Vậy tầm quan trọng của giá vốn hàng bán là gì, có ý nghĩa thế nào với doanh nghiệp? Về cơ bản, giá vốn hàng bán có những vai trò như sau:

  • Định giá bán ra thị trường: Giá vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cơ sở để chủ doanh nghiệp định giá sản phẩm, phản ánh giá trị hàng hoá tại thời điểm nhập kho. 
  • Quản lý chi phí: Hạch toán chính xác giá vốn giúp doanh nghiệp quản lý chi phí cửa hàng một cách chính xác nhất, ngay cả khi số lượng hàng hoá rất nhiều. 
  • Là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính: Đây là chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời là cơ sở tính lợi nhuận gộp, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh. 
tam-quan-trong-cua-gia-von-hang-ban
Tầm quan trọng của giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp

Tổng hợp 3 cách tính giá vốn hàng bán phổ biến

Trên thế giới phổ biến 3 cách tính giá vốn với các công thức tính giá vốn hàng bán khác nhau như sau: 

Công thức tính FIFO (Nhập xuất trước) 

Cách tính sử dụng công thức FIFO có nghĩa: nhập trước thì xuất trước. Công thức tính giá vốn hàng  FIFO chỉ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng, hoặc các cửa hàng điện máy, máy tính, điện thoại hay sử dụng. Trong hình thức bán lẻ, tạp hóa, công thức này rất hiếm dùng, vì việc tính toán dữ liệu rắc rối và phức tạp.

Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán sẽ thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN cao hơn. Công thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO là:

Giá vốn hàng bán FIFO = Giá vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Tổng giá thành phẩm sản xuất trong kỳ – Giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ

cong-thuc-tinh-gia-von-hang-ban-fifo
Phương pháp tính giá vốn hàng bán FIFO

Để hiểu rõ hơn cách giá vốn hàng bán là gì theo phương pháp FIFO, bạn hãy tham khảo ví dụ sau:

  • Doanh nghiệp X đang tồn 200kg loại hàng Y, giá nhập là 5,000 VNĐ/kg.
  • Ngày 1, nhập 50kg hàng với giá 6,000 VNĐ/kg.
  • Ngày 3, xuất sử dụng 230kg loại hàng Y đó.
  • Ngày 5, nhập thêm 100kg hàng Y, giá nhập 5,500 VNĐ/kg.
  • Theo công thức FIFO, giá xuất kho của 230kg hàng vào hôm thứ 3 là: 200 x 5,000 + 30 x 6,000 = 1 triệu 180 ngàn VNĐ.

Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước) 

Cách tính sử dụng công thức LIFO (nhập sau xuất trước) ngày nay rất ít khi được doanh nghiệp sử dụng, chỉ còn 2 nước là Mỹ và Nhật chấp nhận cách tính này. Tuy nhiên, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) tại Mỹ họ lại phủ nhận vì cho rằng công thức tính này thiếu sự chính xác.

Nhược điểm rất rõ ràng trong cách tính giá vốn hàng bán LIFO là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ và có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.

gia-von-hang-ban-lifo
Nghiên cứu về giá vốn hàng bán công thức LIFO

Ví dụ về cách tính giá vốn hàng bán theo công thức LIFO:

  • Doanh nghiệp X nhập 10 mặt hàng Y, giá 10,000 VNĐ.
  • Ngày 3, nhập thêm 4 mặt hàng Y, giá nhập 15,000 VNĐ.
  • Ngày 5, doanh nghiệp X bán được 6 sản phẩm Y.
  • Giá vốn hàng bán 6 sản phẩm bán ngày 5 là: 5 x 15,000 + 1 x 10,000 = 85 ngàn VNĐ.

Công thức tính bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán 

Phương pháp tính giá vốn hàng bán này được gọi là Bình quân gia quyền, được nhiều phần mềm quản lý bán hàng hiện nay sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho.Với một số tên gọi khác như Bình quân Di Động, hay Bình Quân Liên Hoàn… đây là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng.

gia-von-hang-ban-binh-quan-gia-quyen
Giá vốn hàng bán công thức bình quân gia quyền

Theo phương pháp bình quân gia quyền, công thức tính giá vốn hàng bán mỗi lần nhập về như sau: 

MAC = ( A + B ) / C

Trong công thức giá vốn hàng bán này, ta có:

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời.
  • A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập.
  • B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí.
  • C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập.

Phương pháp này yêu cầu đảm bảo thông tin số hàng tồn kho của bạn phải chính xác tuyệt đối. Khi số lượng hàng tồn sai, cả tử số và mẫu số đều sai. Giá vốn bán hàng sai thì sẽ không thể tính lãi gộp và giá trị tồn kho đúng được.

gia-von-hang-ban-ton-kho-phai-chinh-xac
Phương pháp bình quân gia quyền đòi hỏi thông tin tồn kho phải chính xác

Ví dụ về cách tính giá vốn hàng bán theo bình quân gia quyền trong 1 quý:

  • Lần 1, doanh nghiệp nhập 1,000kg nguyên liệu Y, giá 1,000 VNĐ/kg.
  • Lần 2, doanh nghiệp nhập 3,000kg nguyên liệu Y, giá 1,200 VNĐ/kg.
  • Đơn giá trung bình của 1kg nguyên liệu trong 1 quý đó là: (1,000 x 1,000 + 3,000 x 1,200)/ (1,000 + 3,000) = 1,150 VNĐ/kg.

>> Xem thêm: [CASE STUDY] Cách tính giá vốn hàng bán cho chủ kinh doanh quán nhậu bình dân

Giá vốn hàng bán tăng thể hiện điều gì?

Giá vốn hàng bán là một chỉ số quan trọng được thể hiện trong báo cáo tài chính, là cơ sở để khấu trừ vào doanh thu, từ đó tính lợi nhuận gộp. Trường hợp giá vốn hàng bán tăng, thì lợi nhuận gộp giảm, từ đó cho thấy quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đang thiếu hiệu quả. 

Giá vốn hàng bán tăng cho thấy chi phí đầu vào tăng. Chi phí đầu vào có thể là chi phí nguyên vật liệu, hoặc các hạng mục liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, kinh doanh. Để điều chỉnh chi phí đầu vào, doanh nghiệp cần tối ưu từng hạng mục, để lợi nhuận gộp đạt tín hiệu khả quan hơn, mà không cần điều chỉnh giá bán sản phẩm ra thị trường.

gia-von-hang-ban-tang-the-hien-dieu-gi
Giá vốn hàng bán tăng cho thấy chi phí đầu vào cao

>>  Xem thêm: Top 5 cách cắt giảm chi phí giá vốn trong nhà hàng hiệu quả nhất hiện nay

Nguyên nhân giá vốn hàng bán bị sai và cách khắc phục 

Khi số lượng tồn kho sai sẽ dẫn đến việc hạch toán giá vốn sai. Giá vốn bị sai thường do 2 nguyên nhân chính: 

  • Thực hiện sai quy trình bán hàng âm
  • Sai quy trình trả hàng nhà cung cấp

Khắc phục lỗi thực hiện sai quy trình bán hàng âm 

Nguyên tắc 

Sau khi nhập hàng về, doanh nghiệp cần nhập kho đầy đủ từng mã sản phẩm vào phần mềm quản lý bán hàng, sau đó mới được xuất bán. Nếu sai nghiệp vụ, dữ liệu sẽ sai toàn bộ. Thực hiện sai quy trình kho thường mắc phải phổ biến là Bán hàng âm và Trả hàng nhà cung cấp. 

Khi phần mềm bán hàng cho phép bán âm (nghĩa là cho phép bán trước và nhập kho sau để bù số lượng tồn kho âm), khi đó tình trạng này thường xảy ra với những mặt hàng đang hot, doanh nghiệp nhập về không kịp lưu kho mà đã bày bán ngay trên kệ, hoặc trả hàng cho khách ngay tại quầy, dẫn đến chậm trễ trong quá trình nhập hàng vào kho, thậm chí là quên nhập kho.

quan-ly-kho-gia-von-hang-ban
Sai sót trong quá trình quản lý kho dẫn đến tính sai giá vốn hàng bán

Khi đó, tại thời điểm xuất hàng, giá vốn hàng bán bằng 0 hoặc đang bị sai lệch, dẫn đến tính lãi gộp hàng bán không đúng. Khi giá vốn bán hàng trong kho bị đội lên rất cao, lãi lỗ & doanh thu cửa hàng bị sẽ không còn đúng với thực tế.

Ví dụ về tính giá vốn hàng bán

  • Bài toán: Sản phẩm A trong kho đang tồn là 0, MAC = 100.000 vnđdòng Khách bán âm 10 sản phẩm A, lúc này tồn A = -10, MAC = 100.000đ Khách nhập 20 sản phẩm A, giá nhập = 150.000đ Lúc này theo công thức tính giá vốn: MAC = (-10 *100.000 + 20*150.000) / 10 = 200.000đ Sau đó khi khách hàng bán hàng, lãi lỗ sẽ được tính dựa trên MAC = 200.000đ.
  • Hướng giải quyết: Kho đang có số lượng (Q): -6  giá vốn (M): 10kSau khi nhập thêm 2 với giá 8k thì Q: -4  M: 8k (lấy giá nhập mới) Sau khi nhập thêm 4 với giá 7k thì Q: 0    M: 7k (lấy giá nhập mới) Sau khi nhập thêm 2 với giá 10k thì Q: 2  M: 10k (tính theo công thức)

Ví dụ 2: Kho đang có số lượng (Q) : -6  giá vốn (M): 10k Sau khi nhập thêm 7 với giá 7k thì Q: 1   M: 7k (lấy giá nhập mới). Sau khi nhập thêm 2 với giá 10 thì Q: 3   M: 9k (tính theo công thức)

Khắc phục lỗi sai quy trình trả hàng nhà cung cấp

Nguyên tắc 

Lỗi sai lệch giá vốn này xảy ra khi trả hàng một phần hàng mua từ nhà cung cấp sau khi đã bán hàng trên phần còn lại. Theo nguyên tắc kế toán, khi trả hàng nhà cung cấp, kế toán kho cần vào hạch toán giá vốn hàng bán lại, nhưng nếu không thực hiện thao tác này giá vốn sẽ không còn chính xác nữa.

sai-cogs-quy-trinh-tra-hang-nha-cung-cap
Sai sót trong quy trình trả hàng nhà cung cấp cũng là một nguyên nhân sai COGS

Ví dụ về tính giá vốn hàng bán

  • Bài toán: Sản phẩm A trong kho đang tồn 10, MAC = 100.000đ Nhập 10 sản phẩm A với giá nhập kho = 200.000đ, lúc này tồn = 20, MAC = (10 * 100.000 + 10 * 200.000) /(10 + 10 ) = 150.000đ Bán 10 A > Tồn = 10, MAC = 150.000đ Trả cho đơn nhập dòng số 2 , 5 sản phẩm, MAC = 150.000đ
  • Hướng giải quyết: Tính lại giá vốn bán hàng khi trả hàng nhà cung cấp, coi giá trị trả hàng thuộc vào khoản “Giá trị hàng mua trả lại, giảm giá” thuộc nhóm chứng từ điều chỉnh giảm khi hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân. 
gia-von-hang-ban-khi-tra-hang
Ví dụ về giá vốn hàng bán khi trả hàng cho bên cung cấp

Công thức tính giá vốn hàng bán khi trả hàng :

MAC = ( A – B ) / C

Trong công thức giá vốn hàng bán này, ta có:

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm được tính lại khi người dùng clickxuất trả hàng nhà cung cấp
  • A = Giá trị kho trước trả = Số lượng kho trước trả * Giá vốn trước trả
  • B = Giá trị hàng mua trả lại = Số lượng trả * Tiền hàng hoàn lại với mỗi sản phẩm ( không tính thuế và phụ phí vào giá trị trả )
  • C = ( Tồn kho trước trả – Số lượng trả)

Hy vọng qua bài viết này và các ví dụ về tính giá vốn hàng bán, bạn đã nắm được cách tính giá vốn hàng bán để nắm được trọn vẹn chỉ số này, góp phần quản lý tài chính và tạo ra các kế hoạch phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. 

FAQ 

Giá vốn hàng bán là tài sản hay nguồn vốn?

Giá vốn hàng bán không phải là một tài sản, cũng chẳng phải một khoản nợ. Hiểu đơn giản, đây chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm tạo ra hàng hóa, dịch vụ để bán ra thị trường.

Cách kiểm tra giá vốn hàng bán? 

Cách kiểm tra giá vốn hàng bán là kiểm tra lại cách tính, công thức đồng thời kiểm tra tính phù hợp giữa doanh thu và giá vốn. Đây là cách kiểm tra giá vốn hàng bán cơ bản mà mọi người thường áp dụng.