Lừa đảo vay tín chấp hiện đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đa số hầu hết những người bị lừa là do chưa hiểu rõ bản chất thật sự của việc vay tín chấp là gì cũng như cách thức vay như thế nào. Ở bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc này cũng như đưa ra một số lưu ý để tránh bị lừa đảo vay tín chấp.
Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp có thể hiểu là hình thức cho vay nhưng không cần đến tài sản đảm bảo. Dựa vào uy tín, mức thu nhập cũng như lịch sử vay tín dụng của người đi vay mà đơn vị xét duyệt khoản vay sẽ đưa ra mức cho vay và quyết định vay.
Nói một cách đơn giản, vay tín chấp sẽ là hình thức cho vay mà người vay không cần phải thế chấp tài sản. Thay vào đó là sử dụng uy tín của cá nhân và năng lực tài chính có thể trả nợ để phục vụ cho các mục đích của mình.
Bạn có thể vay tín chấp để thực hiện các mục đích như: Mua sắm, cưới hỏi, kinh doanh, đầu tư,…. Mỗi hình thức vay tín chấp sẽ có những hạn mức và thời hạn cho vay cũng như lãi suất vay khác nhau tùy vào ngân hàng quy định.
Thực trạng lừa đảo vay tín chấp hiện nay
Trong khoảng thời gian gần đây, có rất nhiều trường hợp bị lừa đảo cho vay tín chấp qua mạng bằng các hình thức vay tiền thông qua mạng xã hội. Số tiền bị chiếm đoạt từ những người đăng ký vay có mức từ vài chục triệu cho đến hàng tỷ đồng.
Nhiều bài quảng cáo tràn lan trên Facebook với nội dung như “Hỗ trợ vay vốn ngân hàng”, “Vay vốn nhanh chóng – tiện lợi”, “Vay online toàn quốc”…Thêm vào đó là những hội nhóm với hàng trăm, nghìn thành viên nhưng hầu hết các tài khoản đều là “tài khoản ảo”, không có thông tin cá nhân hay ảnh đại diện rõ ràng. Chỉ với một nội dung cho vay tiền như nhau nhưng lại được đăng bởi rất nhiều tài khoản khác nhau. Đồng thời cũng có rất nhiều người dùng tương tác trên các bài viết đó.
Tâm lý của người vay đó là cần tiền nhanh, muốn thủ tục nhanh gọn, không mất thời gian tới các ngân hàng hay công ty tài chính, muốn vay số tiền lớn,…. Những kẻ lừa đảo tận dụng tâm lý này để xây dựng nên những website lừa đảo có hình ảnh của các công ty tài chính, ngân hàng trên thị trường để tạo niềm tin với khách hàng.
Khách hàng sẽ gửi hồ sơ gồm giấy tờ tùy thân, yêu cầu khách chuyển tiền phí đảm bảo hồ sơ hoặc lấy lý do tài khoản đóng băng, CCCD/CMND nằm trong danh sách đen để khách chuyển khoản sau đó mới cho vay. Có người đã chuyển hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu, mất cả tỉ đồng.
Các hình thức lừa đảo vay tín chấp phổ biến hiện nay
Các hình thức lừa đảo vay tín chấp đang ngày càng tinh vi. Dưới đây là những hình thức thường được sử dụng bởi những bên cho vay tín chấp không chính thống mà bạn cần lưu ý.
Sử dụng mạng xã hội để lừa đảo vay tín chấp
Ban đầu, kẻ giả mạo sẽ sử dụng các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo,… được cài đặt tên và ảnh đại diện như người dùng, sau đó kết bạn với người thân, bạn bè để lừa đảo, xin thông tin để đăng ký khoản vay.
Do tin tưởng vào những thông tin được công khai và tài khoản cá nhân trùng khớp nên đã không ít người tin tưởng và trở thành nạn nhân của kẻ gian. Khi bị phát hiện, những tài khoản này sẽ chặn cách thức liên lạc, đổi tên hoặc xóa tài khoản.
Lừa đảo vay tín chấp bằng cách giả mạo website, tin nhắn từ các ngân hàng
Những nội dung mà kẻ gian thực hiện nhắn thông báo tới khách hàng thường thấy sẽ là: Thông báo nâng cấp hệ thống, xác thực tài khoản, trúng thưởng,… sau đó yêu cầu khách hàng truy cập vào website cung cấp trong tin nhắn và làm theo yêu cầu. Nếu khách hàng thực hiện việc truy cập đường link này, cung cấp các thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng sẽ bị mất số tiền từ tài khoản.
Đóng giả làm cán bộ ngân hàng để lừa đảo vay tín chấp
Đối với cách thức lừa đảo vay tín chấp này, kẻ gian sẽ tiếp cận với khách hàng thông qua 1 trong 3 hình thức sau:
- Cách thức 1:
Khách hàng sẽ bị tiếp cận và lấy các thông tin cá nhân như số thẻ CCCD, sổ hộ khẩu để thực hiện quá trình hỗ trợ vay vốn ngân hàng, đưa ra những gói vay với lãi suất hấp dẫn. Sau đó, kẻ gian đưa cho khách hàng bản hợp đồng giả mạo với chữ ký lãnh đạo ngân hàng để chứng minh khoản vay đã được giải ngân.
Tuy nhiên, khách hàng sẽ cần phải nộp trước một khoản phí với cam kết được hoàn lại sau khi giải ngân khoản vay. Sau khi nhận được tiền, kẻ lừa đảo sẽ chặn hết các cách thức liên lạc với khách hàng để chiếm đoạt tài sản.
- Cách thức 2:
Kẻ gian sẽ tiếp cận khách hàng với vai trò tư vấn viên để hỗ trợ đăng ký khoản vay vốn. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, khách hàng sẽ nhận được thông báo không được duyệt vì đang có nợ xấu và yêu cầu phải trả phí để thanh toán khoản nợ xấu đó. Và sau khi nhận được tiền, kẻ gian cũng cắt đứt các cách liên lạc với người bị hại.
- Cách thức 3:
Sau khi tiếp cận được người có nhu cầu vay vốn, kẻ gian sẽ chào mời hỗ trợ rút tiền mặt từ hạn mức của thẻ tín dụng. Từ đó, yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về thẻ, đồng thời báo sẽ gửi một mã hợp đồng đến số điện thoại của khách (thực tế thì đây là mã OTP được ngân hàng gửi từ giao dịch của thẻ). Khi có được mã số này, khách hàng sẽ bị mất khoản tiền thông qua các giao dịch thanh toán mua bán hàng hóa online.
>> Xem thêm: Vay tín chấp qua App nào uy tín? Top 5 App cho vay tín chấp uy tín nhất hiện nay
Những lưu ý để tránh bị lừa đảo vay tín chấp
Để tránh bị lừa khi vay tín chấp, các cơ quan Công an đã khuyến cáo người ân khi có nhu cầu vay vốn nên liên hệ trực tiếp hoặc tới tận chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng để được tư vấn và hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay đúng quy định. Tuy thủ tục tại các ngân hàng, công ty tài chính có phức tạp và thời gian lâu nhưng điều đó mới đảm bảo độ uy tín cho khoản vay của bạn.
Bạn cần tìm hiểu và xác thực thông tin của ngân hàng, công ty tài chính bao gồm:
- Địa chỉ hoạt động của đơn vị cho vay phải rõ ràng.
- Có thông tin pháp lý, mã số thuế, người đại diện pháp luật.
- Thời gian công ty đã hoạt động lâu.
- Lãi suất và các loại phí của khoản vay phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch trên website hay ứng dụng của công ty.
- Tìm hiểu về quy mô công ty.
- Tránh những công ty không có những thông tin rõ ràng.
- Không tin vào những lời quảng cáo như: lãi suất 0%, ưu đãi dành cho người mới vay,…
Đặc biệt, không cung cấp các thông tin cá nhân như CCCD/CMND, địa chỉ, hình ảnh khuôn mặt, các giấy tờ tùy thân khác,… cho bất kỳ ai, bất kỳ website, fanpage nào khi chưa xác minh. Tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của tư vấn viên hoặc các số tài khoản trên website lạ, giả mạo, chưa xác thực, không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP do ngân hàng cung cấp cho ai.
Hãy nâng cao tinh thần cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo tiền, chiếm đoạt tài sản. Nếu không may bị lừa đảo, hãy nhanh chóng báo với cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ giải quyết kịp thời.
>> Xem thêm: Hiểu đúng về bảo hiểm khoản vay là gì?
Trên đây là những thông tin về việc lừa đảo vay tín chấp mới nhất. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin về đơn vị, người cho vay trước khi cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào hay thực hiện ký hợp đồng vay nhé!
Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu vay tín chấp tại các ngân hàng uy tín hàng đầu, bePOS giới thiệu với bạn một số gói vay tín chấp bePOS hợp tác triển khai cùng các ngân hàng trong và ngoài nước như ngân hàng MSB, VPBank, UOB, KBank,… Khi trở thành khách hàng của bePOS, bạn sẽ được hưởng những ưu đãi khi vay vốn tại các ngân hàng trên.
- Hạn mức vay vốn đa dạng nhu cầu khách hàng, từ 300 triệu – 1,6 tỷ đồng
- Không cần tài sản đảm bảo, chỉ cần chứng minh thu nhập, không phí ẩn
- Lãi suất ưu đãi chỉ từ 1,59%/ tháng
- Thời hạn vay linh hoạt từ 1-5 năm
- Không cần tới ngân hàng, thủ tục vay online, thời gian phê duyệt hồ sơ nhanh chóng, giải ngân nhanh
- bePOS sẽ hỗ trợ bạn chuẩn bị hồ sơ, chứng minh thu nhập tăng khả năng vay vốn và tăng hạn mức vay vốn.
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/14RhfEHGGTm2XkeO7XJOgng2n1gz” text=”ĐĂNG KÝ VAY NGAY” ]
FAQ
Nếu bị lừa đảo vay tín chấp online thì phải làm sao?
Khi bị lừa đảo vay tín chấp online bởi kẻ gian, bạn cần phải thật bình tĩnh và tỉnh táo. Dưới đây là một vài lời khuyên từ bePOS:
- Nói chuyện với người thân, bạn bè để cùng tìm ra giải pháp tốt nhất. Tránh để tình trạng tâm lý hoảng loạn khó đưa ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng.
- Với số tiền từ 2 triệu đồng trở lên, bạn có thể báo các cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm những thủ tục tố giác tội phạm lừa đảo.
Phân biệt ngân hàng cho vay tín chấp uy tín và lừa đảo vay tín chấp như thế nào?
Bạn có thể phân biệt giữa các ngân hàng/công ty cho vay tín chấp có uy tín, lừa đảo vay tín chấp hay không thông qua cách thức như sau:
- Hình thức quảng cáo: Các ngân hàng/công ty cho vay uy tín sẽ có các quảng cáo dịch vụ trên mạng với website riêng hoặc liên kết cùng với một bên thứ ba uy tín khác như siêu thị, cửa hàng điện máy,…
- Thủ tục vay: Các ngân hàng và công ty tài chính uy tín sẽ yêu cầu giấy tờ như CCCD photo, hộ khẩu photo, ảnh 3×4 cùng một số giấy tờ khác để lập hồ sơ đăng ký khoản vay.
- Lãi suất vay: Những công ty tài chính và ngân hàng theo quy định của Nhà Nước sẽ có lãi suất vay không quá 20%/năm của khoản vay.
- Hợp đồng vay: Bạn sẽ nhận được hợp đồng có điều khoản rõ ràng cũng như cách thức thanh toán, thời hạn thanh toán, lãi suất,… khi thực hiện vay tín chấp tại các công ty tài chính uy tín.
Follow bePOS: