Trang chủBlogs Bán lẻMở cửa hàng tạp hóa thành công với 9 bước sau đây

Mở cửa hàng tạp hóa thành công với 9 bước sau đây

Cập nhật lần cuối: Tháng tám 08, 2023
Trần Dung
1285 Đã xem

Mở cửa hàng tạp hóa là ý tưởng kinh doanh không bao giờ lỗi thời, có tiềm năng đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị thật tốt, thì việc gặp những vấn đề phát sinh và không biết xử lý thế nào là rất dễ xảy ra. Cùng bePOS xem ngay 9 bước mở tiệm tạp hóa chi tiết nhất ở bài viết dưới đây nhé!

Cơ hội và thách thức khi mở cửa hàng tạp hóa

Mọi người vẫn luôn tự hỏi: “Khi những siêu thị và cửa hàng tiện lợi xuất hiện ngày càng nhiều thì việc kinh doanh hàng tạp hóa có cơ hội phát triển hay không?”. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi kinh doanh lĩnh vực này. 

Cơ hội khi mở cửa hàng tạp hóa 

Mở cửa hàng tạp hóa có nhiều ưu điểm, có khả năng đem lại nguồn thu nhập ổn định, cụ thể: 

  • Là hình thức kinh doanh an toàn: Mở cửa hàng tạp hóa không đòi hỏi quá nhiều vốn, đặc biệt là khi bạn đã có nhà mặt đường. Nếu không, mặt bằng trong hẻm ngõ đông dân cư cũng khả thi, vì cửa hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng không phải đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất, chỉ cần mua kệ để hàng, quầy thu ngân, túi mua hàng,…
  • Nhu cầu thị trường ổn định: Ngay cả khi nhiều siêu thị mở ra, thì cũng cửa hàng tạp hóa vẫn được các bà nội trợ yêu thích. Ưu điểm của mô hình này là giá cả phải chăng, bán một số mặt hàng không có ở siêu thị. Đặc biệt, nếu là khách quen của chủ tiệm, bạn có thể mua chịu khi quên mang tiền, thiếu tiền.
  • Hàng hóa đa dạng: Nguồn hàng kinh doanh tạp hóa rất đa dạng, như đồ ăn đóng hộp, đồ gia dụng, đồ dùng chăm sóc cá nhân,… Bạn sẽ không bị bó buộc vào một số mặt hàng nhất định, mà có thể sáng tạo, linh hoạt theo nhu cầu thị trường.  
mo-cua-hang-tap-hoa-loi-nhuan-on-dinh
Mở cửa hàng tạp hóa đem lại lợi nhuận ổn định

Thách thức, rủi ro kinh doanh tạp hóa

Bên cạnh các cơ hội, khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn phải lưu ý một số thách thức, rủi ro sau:

  • Lượng hàng hóa phải nhập lớn: Số lượng hàng hóa tại cửa hàng cực đa dạng, nên khó quản lý, nhất là với người già, người ít kinh nghiệm kinh doanh. Nếu để hàng hóa thất thoát, thì doanh thu cũng sẽ sụt giảm và có thể dẫn đến thua lỗ.
  • Tìm nguồn nhập hàng tốt: Những tiệm tạp hóa nhỏ lẻ khá khó làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất, mà thường mua tại chợ bán buôn. Hàng hóa tại các chợ này tuy đa dạng, nhưng không kiểm chứng được chất lượng, dễ trộn hàng giả, hàng nhái.
  • Nhiều đối thủ cạnh tranh: Mở cửa hàng tạp hóa là ý tưởng kinh doanh phổ biến, nên sự cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Bạn phải cạnh tranh với các tiệm tạp hóa trong khu vực và những mô hình khác như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi,…
rui-ro-mo-cua-hang-tap-hoa
Một số rủi ro kinh doanh tạp hóa bạn phải biết rõ

>> Xem thêm: Cửa hàng tiện lợi là gì và top 11 cửa hàng tiện lợi phổ biến nhất tại Việt Nam

Hàng tạp hóa gồm những gì? Tổng hợp các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất

Thông thường một tiệm tạp hóa sẽ từ 200 – 300 mặt hàng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Trước khi nhập hàng về bán, các bạn phải list ra danh sách các sản phẩm tạp hóa cần mua. Để giúp bạn có thể tiết kiệm chút thời gian khảo sát thì dưới đây là danh sách sản phẩm mở cửa hàng tạp hóa bán chạy nhất mà bePOS đã tổng hợp. Mời bạn cùng tham khảo nhé!

Đồ uống, nước giải khát

Đây là mặt hàng cực phổ biến khi mở cửa hàng tạp hóa, hầu như gia đình nào cũng có nhu cầu mua sắm thường xuyên. Với nam giới, đồ uống bao gồm bia, rượu, các loại nước bổ sung năng lượng,… Với nữ giới, hoặc trẻ em, thì các sản phẩm như trà, sữa nước, sữa bột, trà sữa dạng túi pha đều được yêu thích.

Thương hiệu đồ uống vô cùng đa dạng, cả trong lẫn ngoài nước. Nếu muốn mở tiệm tạp hóa thành công, thì bạn hãy xem phân khúc khách hàng chính của mình là ai, ngân sách có bao nhiêu để lựa chọn.

kinh-doanh-nuoc-giai-khat
Nước giải khát là mặt hàng có nhu cầu sử dụng thường xuyên

Đồ ăn nhanh, ăn vặt

Nhóm hàng này bao gồm bim bim, bánh, kẹo, thịt bò khô, mỳ gói, mỳ hộp,… Cửa hàng tiện lợi là đối tượng cạnh tranh chính của bạn ở mảng này, với ưu điểm là cung cấp chỗ ngồi, wifi đầy đủ để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, thế mạnh của hàng tạp hóa là giá cả có phần rẻ hơn, phù hợp để mua sắm hàng ngày.

Để tăng doanh số, đặc biệt là khách hàng trẻ, bạn hãy cập nhật những xu hướng mới trong danh mục sản phẩm. Ví dụ, thời gian gần đây, các bạn trẻ thích ăn đồ ăn vặt của Thái Lan, Hàn Quốc. Nếu tận dụng được  tâm lý này, bạn có thể thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Các loại kem, sữa chua

Nếu đã quyết định mở mở cửa hàng tạp hóa, kem, sữa chua là những mặt hàng bạn nên bán. Việt Nam là nước nhiệt đới, nên nhu cầu mua kem, sữa chua khá cao. Món này cũng được yêu thích bởi rất nhiều tệp khách hàng, từ già cho đến trẻ, đủ độ tuổi và giới tính.

Một số hãng kem, sữa chua bạn có thể tham khảo là kem Tràng Tiền, Merino, Celano, Iberri, sữa chua Vinamilk, TH True Milk,…

cua-hang-tap-hoa-kem-merino
Hàng tạp hóa gồm những gì – Các loại kem là mặt hàng bạn nên kinh doanh

Các mặt hàng phục vụ nấu ăn

Các bà nội trợ là khách hàng chính của các tiệm tạp hóa, nên bạn không thể bỏ qua các mặt hàng phục vụ nấu ăn, cụ thể:

  • Thực phẩm khô: Thực phẩm khô bao gồm mì tôm, phở, miến, bánh đa, nấm, mộc nhĩ, cá khô, mực khô,… Nhu cầu sử dụng các mặt hàng này gần như là thường xuyên, nên hãy đảm bảo hàng luôn có trong kho. Ngoài ra, với thực phẩm khô, bạn cần đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm, tránh mốc, lên men,…
  • Gia vị nấu ăn: Gia vị nấu ăn là súp, bột nêm, mì chính, nước mắm, dầu hào, xì dầu,… Cũng như thực phẩm khô, đây là mặt hàng không thể thiếu khi mở tiệm tạp hóa.
  • Một số mặt hàng khác: Mở cửa hàng tạp hóa không thể bỏ qua sản phẩm dầu ăn. Ngoài ra, một số cửa hàng còn bán thêm cả măng trúc đóng gói, rau củ quả đóng gói, thịt cá hộp,…
  • Sản phẩm cho mẹ và bé: Các cửa hàng tạp hóa không nhất thiết phải bao gồm mặt hàng này, nhưng nếu có sẽ đa dạng hơn và thu hút người tiêu dùng. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo là tã bỉm, khăn giấy, sữa mẹ và bé,…
cac-mat-hang-tap-hoa-ban-chay-nhat-2022
Các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất có sản phẩm mẹ và bé

Mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị những gì?

Vốn kinh doanh

>> Mở cửa hàng tạp hóa cần số vốn từ 100 đến 500 triệu đồng

Chắc hẳn bạn đang băn khoăn rất nhiều về câu hỏi: “Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?”. Nhìn chung chi phí kinh doanh cửa hàng tạp hóa sẽ bao gồm những khoản như sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Khoảng 5-15 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp mặt bằng bạn thuê ở gần chung cư hay những vị trí “đắc địa” thì mức giá sẽ rơi vào khoảng 20-30 triệu đồng/tháng.
  • Chi phí nhập hàng: Khoản chi phí này sẽ rơi vào khoảng 100-200 triệu đồng. Bạn có thể tự điều chỉnh tùy vào loại hàng hóa mà bạn lựa chọn. 
  • Chi phí mua các trang thiết bị cho cửa hàng: Những thiết bị dành cho cửa hàng tạp hóa sẽ gồm giá kệ đựng đồ, máy tính, máy POS, hệ thống đèn, tủ đông, tủ lạnh,… Khoản chi phí này  bạn có thể sẽ cần phải bỏ ra tầm 60 – 80 triệu đồng.
  • Tiền lương của nhân viên: Một cửa hàng tạp hóa nhỏ sẽ cần từ 1-2 nhân viên. Mức lương dao động trong khoảng 5-7 triệu đồng/tháng cho mỗi người.
  • Chi phí dự trù: Bao gồm chi phí dành cho quảng cáo, khai trương, xử lý rủi ro,… khoảng 20-30 triệu đồng. 
chi-phi-de-mo-cua-hang-tap-hoa
Đáp án câu hỏi mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn sẽ dao động theo điều kiện từng người

Như vậy, để mở cửa hàng tạp hóa, vốn yêu cầu dao động từ 100 – 500 triệu đồng. Những cửa hàng tạp hóa, thuê mặt bằng đẹp, nhập nhiều mặt hàng nhập khẩu chất lượng tốt, thì tiền đầu tư đương nhiên sẽ cao hơn. Trong khi đó, nếu mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà, chỉ nhập các mặt hàng bình dân, thì phí đầu tư sẽ giảm.

Các giấy tờ pháp lý

Cách mở cửa hàng tạp hóa dù to hay nhỏ là đều phải tuân thủ quy định pháp luật, cụ thể: 

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Đây là loại văn bản để bạn đăng ký với các cơ quan quản lý về mô hình kinh doanh của mình. Cửa hàng tạp hóa thường đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, sau này nếu mở rộng quy mô có thể chuyển sang doanh nghiệp.
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân: Đó là bản sao về thẻ căn cước hay CMND hoặc hộ chiếu còn đang trong thời gian có hiệu lực. 
  • Các giấy tờ khác: Mở tiệm tạp hóa cũng cần chuẩn bị hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp hộ gia đình cùng góp vốn, thì cần bản sao biên bản họp thành viên, bản sao văn bản ủy quyền chủ hộ,…
mau-giay-de-nghi-dang-ky-ho-kinh-doanh
Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

>> Tải Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (cập nhật mới từ ngày 01/07/2023)

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa từ A-Z

Nghiên cứu thị trường

Trước khi kinh doanh bất cứ một lĩnh vực gì, việc đầu tiên cần làm là nghiên cứu thị trường. Bạn cần phải hiểu về những vấn đề sau:

  • Đâu là mặt hàng, thương hiệu được ưa chuộng tại thời điểm kinh doanh?
  • Thị hiếu và nhu cầu của khách hàng đối với các cửa hàng tạp hóa là gì? 
  • Mức thu nhập, khả năng chi trả của khách hàng đối với các sản phẩm như thế nào?

Hãy để ý những người “hàng xóm” của bạn bán gì? Giá cả các loại sản phẩm mà cửa hàng khác bán ra sao? Lợi nhuận mà họ đạt được là bao nhiêu?,… Đặc biệt hãy xem đối thủ của bạn thiếu mặt hàng gì mà khách hàng có nhu cầu cao để nhập về cửa hàng mình sản phẩm đó.

nghien-cuu-thi-truong-mo-cua-hang-tap-hoa
Nghiên cứu thị trường trước khi mở cửa hàng tạp hóa

Chọn mặt bằng

Điểm đặc biệt của cửa hàng tạp hóa đó là nơi cung cấp các mặt hàng thiết yếu, sử dụng trong đời sống hàng ngày. Do vậy, địa điểm cửa hàng phải là những nơi có đông dân cư và nằm xa các cửa hàng khác.

Ngay cả khi không phải nhà mặt đường, bạn vẫn có thể thuê nhà trong ngõ hẻm, nếu tại đó nhiều người sinh sống. Nếu mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà, bạn sẽ tiết kiệm được khoản chi phí này và đầu tư cho nguồn hàng.

Mua sắm trang thiết bị, tuyển nhân viên

Với một cửa hàng bán đồ tạp hóa thì cần trang bị những trang thiết bị cơ bản như sau:

  • Thiết bị trưng bày sản phẩm: Đây là thiết bị quan trọng khi mở cửa hàng tạp hóa, vì khối lượng hàng tại đây khá nhiều. Tủ nên có nhiều ngăn và bạn cần xếp sản phẩm theo trật tự nhất định để dễ tìm. Một số loại tủ kệ phổ biến cho cửa hàng tạp hóa là kệ sắt, inox, kệ gỗ, tủ kính,…
  • Các loại tủ giữ lạnh, cấp đông: Nếu bày bán kem, sữa chua, hoặc các sản phẩm cần bảo quản nhiệt độ thấp, thì tủ lạnh, tủ cấp đông là thiết bị phải có. Đây là hai loại tủ khác nhau: tủ lạnh có thời gian làm lạnh lâu hơn, có ngăn nhỏ phía dưới để làm đá; tủ cấp đông dành hầu hết thể tích để làm lạnh, thời gian làm lạnh nhanh hơn.  
  • Quầy thanh toán, ngăn kéo đựng tiền: Những vật dụng này giúp chủ cửa hàng dễ dàng quản lý tài chính, tránh nhầm lẫn trong hoạt động mua bán. Ngăn kéo đựng tiền chia làm nhiều ngăn, mỗi ngăn tương ứng mệnh giá khác nhau để trả tiền thừa.
  • Camera giám sát: Khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn không thể không lắp đặt camera giám sát. Lý do là bởi, lượng hàng hóa ở tiệm rất lớn, khách hàng đông khó quản lý. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trộm cắp, gian lận từ kẻ gian.
  • Phần mềm quản lý bán hàng: Phần mềm quản lý bán hàng là giải pháp 4.0 khi mở cửa hàng tạp hóa, có tính năng quản lý thu chi, thanh toán điện tử, tổng hợp danh mục sản phẩm và quản lý kho. Các phần mềm này được thiết kế thân thiện với người dùng, nên có thể áp dụng với mọi người.
tu-ke-trung-bay-hang-hoa
Mua tủ kệ để trưng bày sản phẩm sao cho ngăn nắp, đẹp mắt

>> Xem thêm: Top 10 phần mềm bán hàng tạp hóa hiệu quả, dễ sử dụng hiện nay

Tìm nguồn nhập hàng giá tốt

Nhập hàng từ các chợ bán buôn

Gợi ý đầu tiên cho câu hỏi mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu là chợ bán buôn. Chợ bán buôn sẽ luôn là địa điểm được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn để nhập hàng giá sỉ. Mỗi khu vực chợ bạn sẽ thấy cách trưng bày khác nhau. Hãy đi dạo quanh chợ để tìm ra nhiều nguồn hàng hơn cho cửa hàng của mình.

Một vài địa điểm quen thuộc tại Hà Nội – Hồ Chí Minh như: Chợ Đồng Xuân, phố Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm, chợ đầu mối Bình Điền, chợ đầu mối Tân Bình, quận Tân Bình,…

Ở những chợ bán buôn, bạn có thể thoải mái trả giá để được mức giá hợp lý nhất cho mình. Đồng thời hãy thương thảo với người bán về chính sách đổi trả hàng hóa trong trường hợp hàng lỗi, hết hạn,… trước khi đặt hàng.

nhap-hang-tai-cho-dong-xuan
Chợ Đồng Xuân – Nguồn nhập hàng sỉ uy tín để mở cửa hàng tạp hóa

Nhập hàng từ đại lý cung cấp hàng 

Các cửa hàng đại lý cấp 1 luôn có những chính sách tốt dành cho người mua nhiều. Nguồn hàng ở đây cũng rất đa dạng và phong phú nên bạn không phải lo lắng việc thiếu các mẫu sản phẩm trên thị trường.

Tuy nhiên, phương án nhập hàng này sẽ khiến lợi nhuận của bạn thấp hơn so với việc lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Vậy nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này.

Nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm

Một cách mở tiệm tạp hóa là nhập hàng từ các nhà phân phối uy tín như Unilever, Vinamilk, Pepsi, Coca Cola,… Bởi đây là những thương hiệu có tiếng, chất lượng hàng hóa được đảm bảo và có chính sách dành cho đại lý tốt. Do đó, bạn có thể cân nhắc phương pháp này để nhập được hàng chất lượng, giá tốt.

nhap-hang-tu-nha-san-xuat
Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu – Nhập hàng từ nhà sản xuất đảm bảo chất lượng tốt

Nhập hàng từ nước ngoài

Nếu đã tìm hết các nguồn hàng trong nước, bạn có thể tiếp tục tham khảo một số cách nhập hàng từ nước ngoài online như Alibaba, Taobao, Ebay,… Đây là những website được nhiều người kinh doanh lựa chọn để nhập hàng bởi có độ uy tín cao. 

Nhiều chủ shop đánh giá rằng đây là cách nhập hàng rất tiện lợi, giá thành hợp lý và đem lại lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, việc nhập hàng từ nước ngoài cũng có thể gặp rủi ro hay một số vấn đề như rào cản ngôn ngữ, phí vận chuyển hay giao dịch chưa đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp lựa chọn mở cửa hàng tạp hóa nhập hàng từ nước ngoài, bạn cần chuẩn bị thật tốt những công việc liên quan và cân nhắc số lượng hàng hóa để tối ưu chi phí vận chuyển.

muon-mo-cua-hang-tap-hoa-lay-hang-o-dau-chat-luong-tot
Muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu chất lượng tốt?

Nhập hàng từ Sales

Muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu? Hãy là người chủ động đi tìm các Sales thông qua việc hỏi bạn bè, trang mạng online hay từ những Sales đang cung cấp mặt hàng khác cho bạn. 

Bởi các sales thường sẽ có những mối quan hệ rộng và quen biết nhiều. Từ đó bạn có thể liên lạc tới những nhà cung cấp sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân phối tất cả các mặt hàng, vậy nên bạn sẽ cần phải hỏi thật kỹ về mặt hàng mà họ cung cấp.

Dự tính rủi ro

Cách mở tiệm tạp hóa an toàn, hiệu quả là phải dự tính những rủi ro có thể xảy ra. Riêng với kinh doanh tạp hóa rất dễ gặp phải tình trạng tồn kho, hàng hết hạn, nhập hàng chậm… Bạn cần nhìn trước những rủi ro để chuẩn bị thật tốt các kế hoạch giải quyết. 

du-tinh-rui-ro-cua-hang--tap-hoa
Dự tính những trường hợp rủi ro khi mở cửa hàng tạp hóa

Đặc biệt đừng nhận hàng quá nhiều trong khi chưa biết có thể tiêu thụ loại hàng hóa đó được hay không, như vậy bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng tồn kho.

Khi có tiếp thị của các công ty sản xuất đến mời chào, bạn hãy yêu cầu để lại hàng mẫu, tìm kiếm về thông tin thương hiệu rồi hẵng đưa ra quyết định. Trong trường hợp nhập hàng, bước đầu tiên hãy chỉ nhập số lượng vừa đủ để xem thị hiếu khách hàng. 

Chú trọng trưng bày

Tệp khách hàng chủ yếu khi mở cửa hàng tạp hóa là phái nữ, các bà nội trợ. Những người này không chỉ đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, mà còn quan tâm đến dịch vụ, sự chỉn chu của cửa hàng. Nếu biết cách trưng bày, trang trí đẹp mắt, họ sẽ có ấn tượng tốt đẹp với tiệm tạp hóa.

Hơn nữa, việc trưng bày sản phẩm khoa học, đẹp mắt còn giúp khách hàng dễ quan sát, kích thích hành vi mua sắm. Chẳng hạn, bên cạnh kệ bim bim nên bày nước giải khát, vì đây là đồ ăn mặn, cay, kích thích cảm giác khát nước, nên khách hàng thường mua cả cặp.

trung-bay-san-pham
Trưng bày đẹp mắt giúp cửa hàng tạp hóa tạo ấn tượng tốt

Lập kế hoạch quảng cáo tiếp thị và khai trương

Khi chuẩn bị mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần lập kế hoạch khai trương. Những cửa hàng nhỏ thì không đòi hỏi chương trình rườm rà, chỉ cần cúng khai trương, trưng bày hoa, sale giảm giá,… Bên cạnh đó, hoạt động marketing cho cửa hàng tạp hóa cũng vô cùng quan trọng, giúp thúc đẩy doanh thu.

Nhiều người lầm tưởng mở cửa hàng tạp hóa là kinh doanh kiểu truyền thống, không cần marketing online. Quan điểm này chưa đúng, vì người tiêu dùng hiện nay có thói quen tìm hiểu thông tin trên internet trước khi mua sắm. Nếu tận dụng tốt điều này, bạn sẽ thu hút thêm cả những khách hàng mới, không ở gần khu vực của mình.

khai-truong-cua-hang-tap-hoa
Lên kế hoạch khai trương, marketing cửa hàng tạp hóa

Xây dựng chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

Đây là “mẹo” kinh doanh hút khách mà chưa nhiều cửa hàng tạp hóa áp dụng, đặc biệt là những cửa hàng nhỏ lẽ. Có rất nhiều cách để triển khai chương trình giảm giá, như tích điểm cho khách mua nhiều lần, giảm giá vào những dịch đặc biệt,…

Điều này là cần thiết, vì khách mua hàng tạp hóa thường có thói quen mua lại nhiều lần. Nếu dịch vụ của bạn không tốt, họ sẽ tìm ngay những lựa chọn thay thế khác, như siêu thị mini, hay các đối thủ cũng bán hàng tạp hóa ở khu vực lân cận.

Tạp hóa giao hàng tận nơi

Mở cửa hàng tạp hóa, bạn nên cân nhắc thêm dịch vụ vận chuyển hàng tận nơi. Bởi lẽ, cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, người dân thành thị có xu hướng thích những dịch vụ nhanh, giúp tiết kiệm thời gian. Bạn có thể triển khai chính sách freeship tận nhà trong bán kính 2km đổ lại, hoặc giao hàng nội thành với phí ưu đãi.

tap-hoa-giao-hang-tan-noi
Dịch vụ tạp hóa giao hàng tận nơi được khách hàng yêu thích

Cách quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh

Như đã nói, mở cửa hàng tạp hóa đòi hỏi bạn phải quản lý danh mục sản phẩm “khủng”. Hơn nữa, lượng khách ra vào cửa hàng thường rất đông, vì tại đây bán nhu yếu phẩm hàng ngày. Vậy làm sao để quá trình vận hành cửa hàng tạp hóa diễn ra chính xác và hiệu quả?

Nếu chưa biết giải pháp ở đâu, bạn hãy tham khảo ngay phần mềm quản lý bán hàng 4.0 bePOS. bePOS là ứng dụng bán hàng có thế mạnh trong ngành bán lẻ, đã hợp tác với nhiều chuỗi cửa hàng tại Mỹ, Úc, Việt Nam, giúp giảm bớt 50% thời gian quản lý, tăng 30% doanh thu.

Một số tính năng hữu ích mà chủ tiệm tạp hóa sẽ được trải nghiệm khi dùng bePOS là:

  • Tổng hợp danh mục sản phẩm, ghi chép thông tin chủng loại, màu sắc, thương hiệu,…
  • Kiểm soát tình trạng xuất nhập kho, phát hiện các mặt hàng sắp hết hạn, hoặc cần nhập thêm.
  • Thanh toán hóa đơn nhanh bằng công nghệ share bill, không cần đặt máy in tốn diện tích, khách hàng không cần xếp hàng chờ lâu.
  • Chấm công, tính lương thưởng nhân viên, chủ cửa hàng quản lý từ xa không cần có mặt 24/7.
  • Tính toán chi phí, doanh thu, lên báo cáo tài chính định kỳ chỉ với vài bước đơn giản.
  • Thu thập thông tin khách hàng để triển khai chương trình sale giảm giá, chăm sóc khách hàng trung thành,…
phan-mem-quan-ly-bepos
Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí vĩnh viễn bePOS

Hiện nay, bePOS đang có Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ 100% cho các chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, mới thành lập, cung cấp những tính năng cần thiết nhất cho việc kinh doanh. Bạn hãy liên hệ ngay hotline 0247 771 6889 hoặc điền vào form dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]

Lưu ý tránh bị gian lận khi mới mở cửa hàng tạp hóa

Hàng hóa nhiều, lượng khách ra vào đông, đây là những lý do khiến cửa hàng tạp hóa dễ bị gian lận, thất thoát. Để tránh tình trạng này, bePOS gợi ý chủ cửa hàng một số cách như sau:

  • Có quầy thu ngân riêng, trang bị đầy đủ: Quầy thu ngân trang bị ngăn kéo đựng tiền, máy tính tiền để tránh bị nhầm lẫn, gian lận tiền hàng. Ngoài ra, ở quầy phải luôn có nhân viên trực, tránh tình trạng bỏ không gây mất an toàn. Khi trả tiền cho khách thì nên đếm đủ, đặt xuống rồi kiểm tra lại lần 2 rồi mới đưa.
  • Có camera giám sát: Camera là vật dụng không thể thiếu khi mở cửa hàng tạp hóa. Camera phải bao quát tất cả khu vực quan trọng, như quầy thu ngân, cửa ra vào, kệ hàng,…
  • Cập nhật các mánh khóe lừa đảo mới xuất hiện: Càng ngày càng xuất hiện nhiều mánh khóe lừa đảo rất tinh vi, chủ cửa hàng và nhân viên không thể lường trước. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên theo dõi tin tức, tham gia hội nhóm để nắm bắt tình hình xung quanh nhé!
  • Sử dụng phần mềm bán hàng: Phần mềm bán hàng theo sát mọi hoạt động kinh doanh, nhờ vậy dễ phát hiện những thay đổi bất thường. Chẳng hạn, nếu số liệu hàng hóa ghi chép không khớp thực tế, thì chủ cửa hàng sẽ nắm bắt ngay và điều tra nguyên nhân.
kiem-soat-kho-hang-tranh-that-thoat
Cách mở cửa hàng tạp hóa không bị gian lận, thất thoát 

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất mà bạn cần biết. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn có thể có thêm nhiều mẹo hữu ích để áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. 

FAQ

Khi kinh doanh tạp hóa có cần kế hoạch quảng bá không?

Với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc tạo ra các trang mạng xã hội để quảng bá hình ảnh cửa hàng của mình là rất cần thiết. Kế hoạch này sẽ giúp bạn tiếp cận tới nhiều khách hàng, gia tăng doanh thu. Một số phương pháp bạn có thể triển khai là:

  • Lập Fanpage/Website cho cửa hàng tạp hóa và cập nhật các thông tin, chương trình ưu đãi cho khách hàng.
  • Đăng tin lên những hội nhóm và nhờ bạn bè chia sẻ thông tin.
  • Tạo các shop tạp hóa online trên sàn thương mại điện tử.

Trưng bày hàng hóa tại cửa hàng như thế nào để hiệu quả nhất? 

Khi mở cửa hàng tạp hóa, việc trưng bày tại cửa hàng là rất quan trọng, nhưng cũng tương đối khó. Tuy nhiên, bạn vẫn có giải pháp để tối ưu hóa không gian như sau:

  • Bày các sản phẩm bán chạy ở nơi dễ nhìn thấy nhất.
  • Những sản phẩm ăn nhanh như bim bim, bánh mì, nước giải khát nên bày cạnh quầy thu ngân để dễ lấy và thanh toán cho khách.
  • Phân chia các sản phẩm theo quầy hàng: Gia vị, Bánh kẹo, sữa, chăm sóc cá nhân,…
  • Các sản phẩm có dung tích lớn thì nên để kệ dưới cùng.
  • Cần phải có bảng tên, giá bán ở mỗi quầy hàng và sản phẩm.
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mo-cua-hang-tap-hoa/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]